251-2017 - page 14

14
THỨBA
19-9-2017
Hồ sơ - Phóng sự
Đưa“chữU”vàobảnđồThếvậnhội
Năm2008, TQ vẽđường chữU vàghi Hoàng Sa, Trường
Sa làcủaTQvàobảnđồ rướcđuốcThếvậnhội2008.AnhLê
MinhPhiếu, người đượcCông tySamsung chọn rướcđuốc
tạiViệtNamnămđó,đãgửi thưđếnchủtịchỦybanThếvận
hộiQuốc tếđểphảnđối hànhvi nàycủaTQ.
Lá thư của anhPhiếumộtmặt phủnhận tínhhợppháp
củađườngchữUvànhấnmạnhsựhiệndiệncủatranhchấp
chủquyềnởhaiquầnđảoHoàngSavàTrườngSa.Mặtkhác,
láthưđãphântích rằngviệcđưabảnđồcó lợichomìnhvào
bảnđồThếvậnhộiTQ (nướcchủnhàcủaThếvậnhội 2008)
đãchính trịhóamột sựkiện thể thao lớnvốnphải tuyệtđối
phi chính trị.
Trước lập luận thuyết phục đó cùng sựphảnứngmạnh
mẽ củadư luận, TQđãphải gỡđường chữU và khôngghi
HoàngSa,TrườngSa trongbảnđồ rướcđuốc.
Tiêuhủynhiềuấnphẩm thểhiệnsai
chủquyềnViệtNam
Sáng6-9,SởTT&TTTPĐàNẵngchobiếtđã tiêuhủy1.471
ấnphẩmvi phạmLuật Xuất bảnbị phát hiệnvà tịch thu từ
năm2013đếnnay.Hầuhết sảnphẩmnàycónguồngốc từ
nướcngoài với nhiều thứ tiếngTQ,NhậtBản, Pháp,Việt...
Cácấnphẩmnàyviphạmtrongviệcthểhiệnđịagiớihành
chínhViệt Nam, không thểhiệnđúng chủquyềnbiểnđảo
Việt Nam, khôngphù hợp với thuầnphongmỹ tục, chưa
đăngkýgiấyphépxuấtbảnphẩmvới cơquanchứcnăng...
Trongđó,nhữngxuấtbảnphẩmviphạmviệcthểhiệnđịa
giớihànhchínhViệtNamđaphần làthểhiệnsaivàthiếucác
quầnđảoHoàngSa,TrườngSathuộcchủquyềncủaViệtNam.
TSLÊTRUNGTĨNH
(QuỹNghiêncứubiểnĐông)
M
ặc dù từ năm 1947, Trung Quốc (TQ) đã cho vẽ
đường chữU chiếm gần 75% diện tích biểnĐông
nhưng “quyết tâm thôn tính” rõ nhất của quốc gia
này là trong10năm trở lại đây. Cụ thể năm2007, TQquy
định tất cả bản đồTQ phải vẽ “đường chín đoạn” (đường
chữU) và từnăm2012cho inđườngnày trênhộchiếuTQ.
Vìvậysuốthơn10nămnay, có thểnóimộtphầncôngviệc
bảovệ chủquyền của ngườiViệt xoayquanh “cuộc chiến”
với cácbảnđồ thểhiệnđường chữU trênbiểnĐôngvàghi
HoàngSa,TrườngSa làcủaTQ.Điềunàyđãmang lạinhững
hiệu quả tích cực và có ý nghĩa không nhỏ trong cuộc đấu
tranh trước thamvọngbành trướng củaTQ trênbiểnĐông.
Xuất hiện trên các bảnđồ, quảđịa cầu
thươngmại
Cụ thể, gần đây các bản đồ, quả địa cầu sản xuất từTQ
đều có đường chữ U và ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của
TQ. Theođó, các sảnphẩm trên sẽ được xuất khẩuqua các
nướckhácvàmột cáchvô tìnhđược trưngbàyhaybàybán
tại nhiềuđịa điểm quan trọng.
Việc đẩymạnh tuyên truyềnvà thể hiện “bảnđồ chữU”,
ghi“TâySa”, “NamSa” làcủaTQgieovào tâm lýmọingười
trên thế giới quan điểm sai lầm rằng: “Hoàng Sa, Trường
Sa củaTQvàđường chữU làmột điềubình thường”.Năm
nàyquanămkhác, quanđiểmvà ấn tượng sai lầmđó sẽ trở
thànhkiến thứcphổ thông trên thếgiới.Đó làđiềumàchúng
tacầnphải lưuý, phảnđối khi có thểđếncácđiểmbánhoặc
trưng bày các bản đồ, quả địa cầu đó.
Mới đâyngày6-9, người viết bài nàyđãgửi thư choBảo
tàngHoànggiaGreenwich,mộtbảo tàngdanhgiá tạiVương
quốcAnh, khi thấy có quả địa cầu bày bán tại bảo tàng có
đường chữU và ghi Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng TQ
chứkhông phảimột ngôn ngữ trung tính là tiếngAnh.
Lá thư đã nêu rõ dưới quan điểm quốc tế, quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là những đối tượng đang tranh
chấp giữaViệt Nam và các nước trong khu vực, trong đó
cóTQ. Do đó, việc ghi tên hai quần đảo này trênmột sản
phẩm cung cấp bởi một bên thứ ba nên bằng một ngôn
ngữ trung tính (tức tiếngAnh) để không vô tình thiên vị
cho một bên nào trong tranh chấp. Đó cũng là điều mà
một địa chỉ uy tín như Bảo tàng Hoàng gia Greenwich
khôngmongmuốn.
Lá thưgửiđếnbảo tàngcũngchỉ rasựphiphápcủađường
chữU, nguyên nhân gây ra căng thẳng và tranh chấp trong
khuvực.Vàongày12-7-2016,
tòa trọng tài thuộcTòaThường
trực trọng tàiởTheHagueđã
tuyênbốTQkhôngcóbất cứ
căncứpháp lýhay lịchsửnào
đểcó thể tuyênbốchủquyền
lịch sửđối với vùngbiểnbên
trong đường chữU. TQmặc
dùvậyvẫnkhông chấpnhận
phánquyết của tòavà tiếp tục
cho in đường chữU trên các
bản đồ của mình và xuất ra
trên toàn thế giới.
Lá thưđềnghị bảo tàng có
hành động phù hợp với mongmuốn các sản phẩm của bảo
tàng sẽ cung cấp chongườimuanhững thông tin chínhxác
vềđịa lývà lịch sửcho thếhệhiện tại và tương lai.Đócũng
chính là sứmệnhmà bảo tàng theo đuổi.
Ngay sau đó Bảo tàng Hoàng gia Greenwich đã phản
hồi tích cực, thông báo sẽ khôngmua loại quả địa cầu đó
nữa. Trong phản hồi củamình, phía bảo tàng cho thấy họ
đã không biết được sự tồn tại của các bản đồ và quả địa
cầu có thông tin sai lệch như vậy. Tiếp đó, khi được giải
thíchmột cách cụ thể, họđãkhôngngầnngại đứngvềbên
của lẽ phải và côngphápquốc tế. Điềuđó cho thấy sự cần
thiết củaviệc lên tiếngmột cáchduy lývàônhòađểnhững
quan điểm và ấn tượng sai lầmmàTQ đang áp đặt không
trở thànhmột điềumà ai cũng dễ dàng chấp nhận.
Len vào tạp chí khoahọc lẫnGoogleMaps
Trước đó, vào năm 2011, anh LêVănÚt, khi đó đang
làm tiến sĩ toán ở Phần Lan, phát hiện trong phiên bản
tiếng Hoa của Google có bản đồ TQ với đường chữ U.
Ngày 26-10-2011, nhiều trí thức Việt Nam trong và
ngoài nước đã tham gia soạn và gửi một bức thư phản
đối đến Google.
Lá thư nêu rõ đường lưỡi bò đã xâm phạm thềm lục địa
vàvùngđặcquyềnkinh tế200hải lýcủacácquốcgiaĐông
NamÁ, do đó đã vi phạmCông ước của LiênHiệpQuốc
về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Đồng thời lá thư cũng chỉ
ra rằng đường chữU là trung tâm của các căng thẳng quốc
tế nghiêm trọngởbiểnĐông.
Lá thư kêu gọi Google loại bỏ đường chữU từ các trang
webGoogleMaps với lý do việc loại bỏ này sẽ giúp tăng
cường tính trung lậpchính trị và tínhcôngbằngcủaGoogle
trongcác tranhchấp lãnh thổ.Nócũngsẽ làsựđảmbảo rằng
GoogleMaps không bị sử dụng theo cách làm trầm trọng
thêm căng thẳngvà bất ổn trongkhuvực.
Nhữngnămqua, cácnhàkhoahọcTQcũngkhôngngừng
sử dụng các bản đồTQ có đường chữU trong các bài viết
củahọ.Dođóđườngnàydầnxuất hiện trong các tạp chí và
ấn phẩmkhoa học quan trọng trên thế giới.
Trước tìnhhìnhđó, năm2011,một loạt nhàkhoahọcViệt
Nam trên thế giới đã gửi thư cho các tạp chí, dấy lênmột
làn sóngphảnứng trên thế giới.
Kiếnnghị củacácnhàkhoahọcđãđượcđasốnhưngcũng
cần lưu ý không phải là tất cả tạp chí lắng nghe. Đỉnh cao
củacuộcvậnđộng làbài báo trên
Nature
viết vềchủđềnày
với nhậnxét việc làmcủaTQđãchính trị hóa, làmmất tính
trong sángvà kháchquan của các bài viết khoa học.
* * *
Các câu chuyện kể trên chỉ làmột trong số nhiều góp ý,
kiến nghị khác nhau của các cá nhân và tập thểViệt Nam
trênkhắp thếgiới.Ngoài ra còn có thểkểđến thưkiếnnghị
của Hội Địa lýViệt Nam đến Hội Địa lý quốc giaMỹ về
việc tạpchí
NationalGeographic
phát hànhđãghi “China”
vào khu vực quần đảoHoàng Sa, các kiến nghị công khai
địadanhbiểnđảoViệtNamcủaTSDưVănToán, cáccông
trình nghiên cứumiệt mài về bản đồ, lịch sử và công pháp
quốc tế của TS Dương Danh Huy, nhà nghiên cứu Phạm
HoàngQuân…■
“Cuộcchiến”bảnđồ
trướcTrungQuốc
Saukhigửi thưphảnánhnhữngthôngtinsai lệch,
BảotàngHoànggiaGreenwich(VươngquốcAnh)
chohaysẽkhôngmua loạiquảđịacầuápđặtđường
chữUvàghiquầnđảoTrườngSa,HoàngSabằng
tiếngTQ.Ảnh:TRUNGTĨNH
Cơquanchứcnăngđangtiêuhủycácấnphẩm
viphạmchủquyềnViệtNam.Ảnh:NGUYỄNTRI
Nhữngnămgầnđây,TrungQuốckhôngngừngápđặtviệcphảisửdụng
cácbảnđồTrungQuốccóđườngchữU.Nhiềungườidân,nhàkhoahọc
ViệtNamđãkhôngngừngcónhữngđấutranh,phảnbác.
Việcđẩymạnhtuyên
truyềnvàthểhiện“bản
đồchữU”,ghi“TâySa”,
“NamSa” làcủaTQgieo
vàotâm lýmọingười
trênthếgiớiquanđiểm
sai lầmrằng:“Hoàng
Sa,TrườngSacủaTQvà
đườngchữU làmộtđiều
bìnhthường”.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook