286-2018 - page 12

12
TRẦNNGỌC
T
ối 11-12 sắp tới, trận
chung kết lượt đi AFF
Cup 2018 giữa Việt Nam
(VN) và Malaysia sẽ diễn
ra. Mọi niềm mong đợi của
người hâm mộ đều đổ dồn
vào đội tuyển bóng đáVNvới
hy vọng đội tuyển sẽ giành
chiến thắng. Trong đó có
không ít người chuẩn bị rất
kỹ càng để cùng đi… “bão”!
Đi “bão” ớn quá
Điển hình trong trận VN
loại Philippines tối 6-12,
giành chiếc vé vào trận chung
kết, ngay lập tức dòng người
đi “bão” hầu như… vô tận.
Đang chạy xe máy chầm
chậm, sát lề trên đường
Nguyễn Oanh (quận GòVấp,
TP.HCM), một đôi nam nữ đi
xe phân khối lớn hò hét ỏm tỏi
từ sau rồi rồ ga vọt lên, quẹt
nhẹ tay lái khiến PV loạng
choạng suýt ngã.
Chỉ ít phút, nhómthanh niên
choai choai ngồi trên năm xe
máy bóp còi inh ỏi, phóng
xe vù vù. Bất ngờ một thanh
niên trẻ măng chạy cạnh xe
PV cầm kèn thổi te te rất to
khiến PV giật bắn cả người.
Khi đã hoàn hồn, tiếp tục
chạy xe về hướng quận Bình
Thạnh (TP.HCM) theo tuyến
đường Lê Quang Định, PV
cũng không thoát khỏi cảnh
thót tim vì bị quẹt xe, đinh
tai vì kèn xe inh ỏi.
Không ngừng lại đó, một
đôi nam nữ đang chạy bỗng
nổi hứng cúp đầu xe khiến
nhiều người chúi nhủi vì thắng
Đang chạy xemáy đằng trước
thì đứa bạn từ sau vọt lên, quẹt
tay lái khiến cả hai ngã nhào.
Không biết bàn chân trái của
tôi bị gì cứa mà ngón trỏ suýt
đứt lìa. Tôi vào trạm y tế gần
đó để băng bó vết thương rồi
mới tới BV” - anhnày chobiết.
Nằm trên băng ca, một bà
tầm55 tuổi luôn kêu đau vùng
bụng. Chưa hết, hai chân bà
này còn có nhiều chỗ trầy
xước, rướm máu. Cạnh đó,
một thanh niên độ 25 tuổi
thì thầm nhỏ to.
“Tui đang băng qua đường
thì cậu này (người thanh niên
- PV) từ trong nhóm người đi
“bão” tông vô người tui. Lỡ
tui có mệnh hệ gì, đền mạng
được không?” - nén cơn đau,
bà quát cậu thanh niên. Biết
mình sai nên anh thanh niên
liên tục năn nỉ. Lát sau, có vẻ
nguôi giận nên bà này xuống
giọng: “Chuyện xui rủi không
ai muốn xảy ra. Sau này con
đừng đi “bão” để tránh gây
tai nạn cho người khác”.
Không nên cho trẻ
đi “bão”
“Không ai cấm mọi người
ra đường cổ vũ đội tuyển VN
chiến thắng. Tuy nhiên, không
nên chạy xe quá nhanh vì dễ
gây tai nạn. Cũng đừng sử
dụng những dụng cụ tạo âm
thanh quá lớn sẽ làm người
khác giật mình, dễ bị ngã
xe” - BS Đặng Thị Mỹ Hiền,
khoa Cấp cứu BV Nhân dân
Gia Định, chia sẻ.
BSTrầnVăn Sóng, Trưởng
khoa Cấp cứu BV Nhân dân
115 TP.HCM, cũng khuyên
người đi “bão” không nên cầm
những lá cờ quá lớn vì dễ bị
tạt gió, che tầm nhìn người đi
sau và dễ quất vào người đi
bên cạnh. “Điều quan trọng,
không nên cho trẻ nhỏ tham
gia đi “bão”. Bởi lẽ tai nạn
giao thông chẳng may xảy
ra thì trẻ nhỏ phải gánh chịu
thương tật nhiều nhất” - BS
Sóng khuyên.•
Những người đi “bão”
rồi vào... bệnh viện
Không ít
người đi
“bão” trong
trạng thái
phấn khích
nên nhiều
người phải
vào bệnh viện
do tai nạn.
Tai nạn giao thông xảy ra
liên tiếp trong đêm 6-12 khi
hàng ngàn người hâm mộ
đổ ra đường ăn mừng chiến
thắng của đội tuyển VN. Điển
hình là vụ hai xemáy đâm trực
diện trên làn đường ô tô ở cầu
Chương Dương (Hà Nội) khiến
một số người bị thương hay vụ
hai nạn nhân bất tỉnh trên đại
lộ Võ Văn Kiệt (TP.HCM).
Tiêu điểm
Bác sĩ đang chămsócmột người nước ngoài bị tai nạn đầu do đi “bão”. Ảnh: TRẦNNGỌC
gấp. Chưa hết, lá cờ khá lớn
do cô gái ngồi sau cầm quất
vào mặt người phía sau khiến
họ quờ quạng.
Ông N., một người dân ở
quận Bình Thạnh, bực bội
nói: “Đội tuyển mình thắng
dĩ nhiên ai chẳng vui vàmuốn
chúc mừng. Nhưng lợi dụng
chuyện đó rồi kéo nhau ra
đường, không đội mũ bảo
hiểm, tống ba, chạy xe lạng
lách, bóp còi inh ỏi thì liệu
có phải là chung vui cùng
đội tuyển? Đã vậy, họ còn
gây tai nạn cho người khác,
rất đáng giận”.
Gãy chân, bể đầu do
đi “bão”
Tối 6-12, có lẽ ông Tây
khoảng 40 tuổi là người “mở
“Không nên cho
trẻ nhỏ tham gia
đi “bão”. Bởi lẽ
tai nạn giao thông
chẳng may xảy ra
thì trẻ nhỏ phải
gánh chịu thương
tật nhiều nhất.”
hàng” cho khoa Cấp cứu BV
Nhân dân Gia Định TP.HCM
sau trậnVN thắng Philippines.
Chân mang dép chiếc còn
chiếc mất, đầu đầy máu...,
ông này được một thanh niên
dìu vào cấp cứu. “Ông Tây
này ở trọ cùng dãy phòng với
tôi. Tôi đang ngồi lai rai với
“chiến hữu” mừng đội tuyển
VN thì thấy ổng chạy xe về
người đầy máu, có mùi rượu.
Hỏi ra thì ổng nói đi “bão”
nên đụng xe. Tôi lật đật chở
ổng vô BV vì sợ chấn thương
đầu” - người thanh niên nói.
Tiếp theo, một thanh niên độ
25 tuổi được người quen đưa
vào khoa Cấp cứu trong tình
trạng bàn chân trái băng kín.
“Tôi cùng vài đứa bạn đi
“bão” để mừng đội tuyểnVN.
Đời sống xã hội -
ThứHai 10-12-2018
Tai nạn trong đêm6-12 khiến
cầu ChươngDương, HàNội
ùn tắc. Ảnh: TL
Nhiềungườimuốnđiều trịHIV…giámắc
Nhiều người từ chối nhận thuốc ARV kháng virus HIV tại các cơ sở y tế.
Phòng khám Glink (quận 10, TP.HCM) là một phòng
khám tư nhân có chức năng xét nghiệm, điều trị HIV/
AIDS. Phòng khám cũng thực hiện các hoạt động tư vấn,
hỗ trợ cộng đồng cho các nhóm yếu thế.
BS Trần Lê Viết Thanh, quản lý phòng khám, cho biết
mỗi tháng Glink tiếp nhận trên 500 khách hàng mới, phát
hiện 5-10 ca nhiễm HIV mới.
Sau khi phát hiện tình trạng nhiễm của mình, nhiều
bệnh nhân đã hoảng loạn thật sự. Các nhân viên của
phòng khám đã tư vấn, truyền thông cho bệnh nhân về
HIV/AIDS. Nếu bệnh nhân điều trị tích cực bằng thuốc
ARV kháng virus HIV, nồng độ virus HIV trong máu
bệnh nhân sẽ giảm mạnh sau ba tháng, người nhiễm bắt
đầu khỏe mạnh trở lại gần như bình thường. Khi đã điều
trị từ sáu tháng đến một năm, bệnh nhân làm xét nghiệm
đo tải lượng HIV không còn phát hiện. Như vậy, người
nhiễm đã khỏe mạnh giống như người khác.
Sau bước tư vấn, phòng khám Glink sẽ chuyển gửi
bệnh nhân đến các trung tâm y tế, các địa chỉ cộng đồng
để bệnh nhân được điều trị, nhận thuốc miễn phí. Tuy
nhiên, có khoảng 100 bệnh nhân đang điều trị lâu dài tại
phòng khám này với yêu cầu được trả tiền thuốc chữa
bệnh. BS Viết Thanh nói: “Họ không muốn đến các cơ
sở y tế nhà nước vì ngại gặp người quen, sợ bị lộ thông
tin, dễ bị kỳ thị”.
Một bệnh nhân cho biết anh theo đuổi điều trị bằng
cách mua thuốc khá tốn tiền, gần 1 triệu đồng/tháng.
Các nhà thuốc bên ngoài đều không bán thuốc ARV
vì cơ sở y tế nhà nước đã và đang cấp thuốc miễn phí.
Anh cũng không muốn ai biết tình trạng nhiễm của
mình vì có thể gặp nhiều rắc rối, khó xử. Anh cũng cho
rằng hiện nay người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị nên họ
giấu tình trạng nhiễm. Nếu các bệnh nhân khác không
biết các địa chỉ hỗ trợ, rất có thể họ sẽ bỏ xét nghiệm
và điều trị. Thậm chí một số người không có nhiều tiền,
đang là học sinh, sinh viên cũng chấp nhận “gồng” để
trả tiền mua thuốc chứ không dám ra các trung tâm y tế
công.
BS Nguyễn Anh Thuận, quản lý Trung tâm Nghiên cứu
ứng dụng sức khỏe nam giới và cộng đồng Carmah, cho
biết một người khá nổi tiếng nhiễm HIV, sợ ảnh hưởng
tới danh tiếng, anh chỉ mua thuốc có giá cao tại phòng
khám cộng đồng. BS Nguyễn Anh Thuận nói: “Truyền
thông lâu nay làm cho HIV trở nên đáng sợ, người
nhiễm bị kỳ thị. Đến khi nào cộng đồng chúng ta nhận
thức được HIV thật ra chỉ là một bệnh mạn tính, ít nguy
hiểm và khó lây truyền hơn viêm gan C gấp nhiều lần thì
người dân mới không phải lén lút đi xét nghiệm HIV”.
HỒNG MINH
(Chuyên đề phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thực hiện)
Một chuyên gia tư vấn cộng đồng tư vấn cho những bạn trẻ
đi xét nghiệmHIV.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook