286-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 10-12-2018
Ngày 9-12, một nguồn tin cho biết VKSNDTối cao đã tống đạt
cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHHMTVLọc hóa
dầu Bình Sơn (BSR) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại
Dương (OceanBank).
Bốn bị can bị truy tố gồm: VũMạnh Tùng (cựu phó tổng giám
đốc BSR), Nguyễn Hoài Giang (cựu chủ tịch HĐTVBSR), Phạm
Xuân Quang (cựu kế toán trưởng BSR) và ĐinhVăn Ngọc (cựu
tổng giám đốc BSR).
Theo cáo trạng, thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam (PVN) về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ
của OceanBank (là ngân hàng mà PVN góp 20% vốn điều lệ),
Nguyễn Hoài Giang khi làm tổng giám đốc đã ký 19 hợp đồng
tiền gửi có kỳ hạnVND với tổng số tiền hơn 11.582 tỉ đồng và hai
hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn USD với số tiền hơn 23 triệu USD.
Khi được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐTV, Giang tiếp tục phê duyệt
15 tờ trình để Công ty BSR gửi tiền vào OceanBank.
Với chức vụ tổng giám đốc, ĐinhVăn Ngọc ký sáu tờ trình
gửi số tiền 1.840 tỉ đồng và 12 tờ trình đề xuất gia hạn gửi số tiền
12.000 tỉ đồng. CònVũMạnh Tùng với vị trí phó tổng giám đốc
cũng ký 35 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với số tiền 7.830 tỉ đồng.
Riêng PhạmXuân Quang, bị can này ký tờ trình đề xuất
ban tổng giám đốc phê duyệt, làm thủ tục ký hợp đồng với
OceanBank Chi nhánh Quảng Ngãi, ủy quyền cho cấp dưới đề
xuất lãnh đạo ký tổng cộng 56 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền
19.412 tỉ đồng và hơn 23 triệu USD.
Thực hiện chủ trương chi trả lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền
trên toàn hệ thống OceanBank, trong thời gian từ năm 2013 đến
2014, NguyễnMinh Thu (cựu tổng giám đốc OceanBank) đã
nhiều lần chi tiền cho bốn bị can trên.
Cụ thể, NguyễnMinh Thu đã năm lần nhận tiền từ tài khoản
của các cá nhân tại Chi nhánh Đà Nẵng và Quảng Ngãi do hội sở
OceanBank chuyển vào để chi tiền ngoài hợp đồng cho Nguyễn
Hoài Giang, ĐinhVăn Ngọc, VũMạnh Tùng và PhạmXuân
Quang. Số tiền này gọi là “tiền chăm sóc khách hàng” nhưng thực
chất là tác động để “hút” khoản vốn lớn vào OceanBank.
Theo sự chỉ đạo của Hà Văn Thắm, tùy vào sự ảnh hưởng của
từng người trong Công ty BRS khi gửi tiền vào OceanBank mà có
các mức khác nhau. Trong đó, VũMạnh Tùng đã nhận 2,9 tỉ đồng
và 40.000 USD (tương đương 3,7 tỉ đồng); Nguyễn Hoài Giang
nhận 2,9 tỉ đồng; PhạmXuân Quang nhận 1,8 tỉ đồng và 20.000
USD (tương đương 2,2 tỉ đồng); ĐinhVăn Ngọc nhận 1,5 tỉ đồng.
Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm đại án OceanBank, tòa tuyên
phạt bị cáo Hà Văn Thắmmức án chung thân về các tội tham ô
tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;
NguyễnMinh Thu bị tuyên 22 năm tù. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn
bị tuyên án tử hình về các tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ,
quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
T.PHAN
Truy tố4 cựu lãnhđạoCông tyLọc hóadầuBìnhSơn
Bốn bị can là cựu lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn bị cáo buộc nhận hàng chục tỉ đồng tiền chi
lãi ngoài từNgân hàng OceanBank.
Nhiều người cùng tố cáo được không?
Theo ông Trữ, nếu tố cáo bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ
ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo; cach thức liên hệ
với ngươi tô cao (đi n thoại, email…). Ngoài ra phải ghi hành vi vi phạm
pháp luật bị tố cáo, người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Nếu nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo
còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cach thức liên hệ với từng người tố cáo;
họ tên của người đại di n cho những người tố cáo. Ngươi tô cao phai ký
tên hoặc điểm chi vao đơn tô cao.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ ch c có
thẩm quyền thì người tiếp nhận hư ng dẫn viết đơn tố cáo ho c ghi lại
nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo k tên ho c đi m
chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội
dung thì người tiếp nhận hư ng dẫn người tố cáo cử đại di n viết đơn tố
cáo ho c ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người
tố cáo k tên ho c đi m chỉ xác nhận vào văn bản.
Đơn tố cáo
gửi nhiều nơi,
có xử lý?
Luật Tố cáo 2018 có nhiều điểmmới về
thẩmquyền giải quyết, trình tự thủ tục,
thời hạn, thi hành kết luận tố cáo và bảo vệ
người tố cáo.
KIMPHỤNG-MINHVƯƠNG
S
ở Tư pháp TP.HCM vừa tổ
chức hội nghị phổ biến Luật
Tố cáo và những quy định
pháp luật mới về thanh tra, tiếp
công dân, khiếu nại, phòng chống
tham nhũng năm 2018. Ông Trần
Đình Trữ, Phó Chánh Thanh tra
TP.HCM, giới thiệu, hướng dẫn về
những điểm mới sắp tới sẽ được
áp dụng.
Bổ sung quyền
rút tố cáo
“Quy định hình thức tố cáo là để
xác định trách nhiệm của người tố
cáo, tránh tình trạng lợi dụng các
hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan,
cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng
đến danh dự, uy tín của người bị tố
cáo. Vì vậy, Luật Tố cáo mới vẫn
tiếp tục quy định hai hình thức tố
cáo như cũ là tố cáo bằng đơn và tố
cáo trực tiếp” - ông Trữ giải thích.
Ông Trữ lưu ý: Trong thời hạn
bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận
được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm vào sổ, phân
loại, xử lý ban đầu thông tin tố
cáo; kiểm tra, xác minh thông tin
Các đại biểu thamdự hội nghị. Ảnh: KP
Nguời tố cáo có quyền
rút toàn bộ nội dung tố
cáo hoặc một phần nội
dung tố cáo trước khi
người giải quyết tố cáo ra
kết luận nội dung tố cáo.
Cựu giám đốc BV Hòa Bình bị truy tố
đến 12 năm tù
(PL)- VKSND tỉnh Hòa Bình vừa tống đạt bản
cáo trạng truy tố BS Hoàng Công Lương cùng sáu
bị can trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận
khiến chín người tử vong xảy ra tại BV đa khoa tỉnh
Hòa Bình.
Cáo trạng mới truy tố ông Trương Quý Dương, cựu
giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, về tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản
2 Điều 285 BLHS 1999 (khung hình phạt 3-12 năm
tù).
Theo đó, với vai trò là người đứng đầu bệnh viện,
ông Dương đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ
được giao, buông lỏng quản lý, chỉ đạo, điều hành...
Ông Dương là người ký Quyết định số 175 về việc
thành lập đơn nguyên lọc máu. Theo Điều 2 của
Quyết định số 175 và theo trả lời của Bộ Y tế cũng
như BV Bạch Mai thì đơn nguyên lọc máu khi hoạt
động phải có đầy đủ thành phần, nhân lực cần thiết
theo quy chế công tác khoa Lọc máu. Tuy nhiên, từ
khi thành lập đơn nguyên lọc máu, bị can không bố
trí kỹ sư, kỹ thuật viên, cũng không phân công ai
làm nhiệm vụ của kỹ sư, kỹ thuật viên để kiểm tra
chất lượng nước; chất lượng dịch lọc trước, trong
và sau khi lọc máu. Đáng chú ý, từ năm 2014 đến
2017, ông Dương cũng không có quyết định giao
nguời phụ trách đơn nguyên lọc máu…
T.PHAN
về người tố cáo và điều kiện thụ lý
tố cáo. Trường hợp phải kiểm tra,
xác minh tại nhiều địa điểm hoặc
phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền kiểm tra, xác minh
thì thời hạn này có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Nếu đủ điều kiện thụ lý thì ra
quyết định thụ lý tố cáo, còn không
đủ thì không thụ lý tố cáo và thông
báo ngay cho người tố cáo biết lý do
không thụ lý. Thời hạn giải quyết
tố cáo là không quá 30 ngày kể từ
ngày thụ lý tố cáo. Với vụ việc phức
tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng
không quá 30 ngày. Còn với việc
đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn
hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Luật Tố cáomới đã bổ sung quyền
rút tố cáo của người tố cáo. Theo
đó, nguời tố cáo có quyền rút toàn
bộ nội dung tố cáo hoặc một phần
nội dung tố cáo trước khi người
giải quyết tố cáo ra kết luận nội
dung tố cáo.
Tính thời hạn ngay từ khi
thụ lý tố cáo
Cũng theo ông Trữ, Luật Tố cáo
2018 có nhiều điểm mới. Cụ thể,
nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm
quyền giải quyết mà được gửi đồng
thời cho nhiều nơi, trong đó có cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền
giải quyết thì không xử lý đơn. Nếu
đã hướng dẫn nhưng người tố cáo
vẫn gửi tố cáo đến tổ chức, cá nhân
không có thẩm quyền giải quyết thì
cũng không xử lý đơn.
Ông Trữ lý giải: Quy định này
nhằm tránh tình trạng người tố cáo
gửi đơn tố cáo tràn lan, vượt cấp và
đảm bảo tính hiệu quả cho các cơ
quan, tổ chức trong việc xử lý đơn
tố cáo không thuộc thẩm quyền.
Đối với tố cáo nặc danh, mạo
danh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền cũng không xử lý.
Đó là trường hợp nhận được thông
tin có nội dung tố cáo nhưng không
rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo.
Hoặc qua kiểm tra, xác minh không
xác định được người tố cáo, hoặc
người tố cáo sử dụng họ tên của
người khác để tố cáo, hoặc thông
tin có nội dung tố cáo được phản
ánh không đúng hình thức.
Tuy nhiên, nếu thông tin tố cáo có
nội dung rõ ràng về người có hành
vi vi phạm pháp luật, có tài liệu,
chứng cứ cụ thể, ngoài ra thông tin
này có cơ sở để thẩm tra, xác minh
thì nơi tiếp nhận thanh tra, kiểm tra
theo thẩm quyền hoặc chuyển đến
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để
kiểm tra.
Về trình tự, thủ tục giải quyết tố
cáo thì ông Trữ khẳng định đây là
bước quan trọng để các cơ quan có
thẩm quyền quyết định thụ lý hay
không. Do đó luật quy định cụ thể
việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
tố cáo, đảm bảo cho việc xử lý được
thực hiện chặt chẽ.
Nếu như Luật Tố cáo 2011 quy
định trình tự, thủ tục giải quyết tố
cáo bắt đầu từ khâu tiếp nhận tố
cáo thì Luật Tố cáo mới quy định
trình tự, thủ tục này bắt đầu từ
khâu thụ lý tố cáo. Đây cũng là
thời điểm bắt đầu để tính thời hạn
giải quyết tố cáo.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook