298-2018 - page 13

13
Một giờ lắng nghe
-
giải tỏa bế tắc
Đây là nơi không có sự phán xét hay đánh giá, là nơi các bạn trẻ 13-19
tuổi có thể giải tỏa tâm lý, yên tâmđối diện với những cú sốc đã ámảnh
họ trong nhiều nămmà không thể chia sẻ cùng ai.
MAI HIỀN
M
ặc dù chỉ mới hoạt
động được một năm
nhưng dự án
Một giờ
lắng nghe
, dự án tham vấn cá
nhân miễn phí của PsyHub
(hay còn gọi là Nhóm thực
hành tham vấn tâm lý), đã
thu hút khá đông bạn trẻ ở
Hà Nội tham gia.
Tự làm đau cơ thể
vì stress
Trưa một ngày cuối tháng
12, Minh Hồng (18 tuổi,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
bắt ba, bốn chặng xe buýt mới
đến được dự án
Một giờ lắng
nghe
của PsyHub tại phốMạc
Thái Tổ, quận Cầu Giấy, Hà
Nội. Gia đình, bạn bè không
ai biết Hồng đến PsyHub để
được tham vấn tâm lý.
“Trong một thời gian dài
em luôn cảm thấy mình quá
khác biệt so với mọi người
xung quanh, khác đến mức
bất thường và khiến em khó
chịu. Tuy nhiên, em không
thể chia sẻ với ai về điều này.
May mắn là sau một giờ được
lắng nghe, tham vấn, em đã
tìm được hướng đi cho mình”
- Minh Hồng chia sẻ.
Một trường hợp khác, đó
là một cô bé mới học cấp II,
tìm đến dự án
Một giờ lắng
nghe
sau nhiều lần bế tắc đến
mức phải self-harm (tự hại,
tự làm đau cơ thể mình). Cô
bé dùng lửa đốt vào da cánh
tay, dùng dao lam rạch vào
tay. Nguyên nhân khiến cô bé
trầm cảm là do bị bạn bè nói
xấu trên mạng nhưng cô bé
không thể nói chuyện, không
thể chia sẻ với bất kỳ ai, kể
cả cha mẹ hay bạn bè.
Hay như với Thu Hà (19
tuổi, Hà Nội), trước khi đến
với dự án của PsyHub, em
đã có nhiều năm sống trong
trạng thái mệt mỏi, thậm chí
bế tắc vì ký ức bị xâm hại
tình dục trong một lần đi dã
ngoại nhiều nămvề trước. Khi
đến dự án
Một giờ lắng nghe
,
cũng phải đến buổi tham vấn
thứ ba em mới đủ can đảm
đối diện với những ám ảnh
trong quá khứ.
Nơi không có
sự phán xét
ThS PhạmLê HoàngMinh,
Giám đốc dự án PsyHub,
cho biết phần lớn các bạn
trẻ đến tham vấn đều xoay
quanh mối quan hệ bạn bè,
các xung đột trong gia đình,
có đến 25%-35% là vấn đề
liên quan đến tâm bệnh như
trầm cảm, lo âu.
“Đáng lưu ý, có 10%-15%
các bạn trẻ trong độ tuổi vị
thành niên đến PsyHub tham
vấn tâm lý có hành vi tự hại,
tự làm đau cơ thể mình. Khi
mọi người nhìn vào thì thấy
đây là một hành động dở
hơi, ngốc nghếch. Tuy nhiên,
với những người ở trong trải
nghiệm ấy, họ chia sẻ đây là
một cách để giải thoát khỏi
trạng thái bế tắc, bức xúc về
mặt tinh thần, giúp họ lấy
lại bình tĩnh. Hệ quả là hành
vi này có thể gây nghiện, vì
cơ thể khi trải qua những sự
đau đớn ấy sẽ tiết ra những
chất giảm đau” - ThS Minh
cho biết.
Cũng theo chia sẻ của ThS
Minh, số bạn trẻ phải thamvấn
tâm lý vì bạo lực học đường
lên tới 30%-35%, đa số là các
bạn trẻ đang học cấp II. Ngoài
ra, cũng có đến 80%-90% số
người đến tham vấn tâm lý
là nữ giới. Tuy nhiên, điều
đó không phải phản ánh phụ
nữ là những người yếu đuối
hơn, mà đó là những người
tìm kiếm sự trợ giúp nhiều
hơn. Còn nam giới do chịu
định kiến của xã hội phải giữ
một hình ảnh mạnh mẽ nên
chỉ tìm kiếm sự trợ giúp tinh
thần khi tình trạng đã phức tạp
và trở nên trầm trọng.
Chị ĐinhThị Hồng Nhung,
một thành viên của PsyHub,
cho biết phần lớn nguyên
nhân dẫn đến tình trạng các
bạn trẻ bị stress, rơi vào trạng
thái bế tắc đến nỗi tự làm hại
mình là do khi bị sang chấn
tâm lý, các bạn không thể
chia sẻ vấn đề với gia đình,
bạn bè, người thân…, nhất
là khi các bạn ấy đang phải
chịu một cú sốc nào đó như bị
xâm hại tình dục, cha mẹ bỏ
nhau, bị bạo lực học đường,
mâu thuẫn bạn bè…
“Hiện nay các bạn trẻ đang
phải sống trong một xã hội
rất phức tạp, vấn đề các bạn
ấy gặp phải cũng rất khác so
với thế hệ của cha mẹ, ông
bà chúng ta. Tuy nhiên, hãy
cứ tin tưởng vào việc sẽ có
những người hỗ trợ, giúp đỡ
đượcmình và tìmkiếmnhững
sự hỗ trợ từ bên ngoài khi các
bạn thấy rằng vấn đề các bạn
đang đối diện vượt quá khả
năng ứng phó của bản thân”
- anh Phạm Lê Hoàng Minh
chia sẻ.•
Nhiều bạn
trẻ tìmđến
dự án
Một
giờ lắng
nghe
để
được tham
vấn tâm lý,
giải thoát
khỏi sự
bế tắc,
stress trong
cuộc sống.
Ảnh:
MAI HIỀN
Hãy xem tham vấn tâm lý như đi spa
Ở phương Tây, vấn đề tham vấn tâm lý là hoạt động rất
bình thường, giống như đi spa, chơi thể dục thể thao hay đi
chợ…Còn tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề văn hóa, mọi
người rất khó để chia sẻ khó khăn của mình. Bên cạnh đó,
các hiểu biết về vấn đề sức khỏe tinh thần cũng như hoạt
động về hỗ trợ tâm lý còn hạn chế. Khi gặp vấn đề về tâm
lý, mọi người thường không giải quyết ngay, đến khi tìm
đến sự trợ giúp thì sự việc đã trở nên trầm trọng.
ThS tâm lý lâm sàng
PHẠM LÊ HOÀNG MINH
,
Giám đốc dự án PsyHub
Tiêu điểm
Hiện nay các bạn
trẻ đang phải sống
trong một xã hội
rất phức tạp, vấn đề
các bạn ấy gặp phải
cũng rất khác so với
thế hệ của cha mẹ,
ông bà chúng ta.
Làmtừ thiện cần
tìmhiểukỹnhu cầu
người nhận
Thời tiết tại TP.HCM bắt đầu có những cơn gió se lạnh,
cũng là lúc rất nhiều nhóm từ thiện kêu gọi hỗ trợ cho
người vô gia cư những phần cơm tối, chiếc chăn ấm, quần
áo dày để có thể chống chọi qua những đêm lạnh giá. Đó
là một hành động đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, san
sẻ hạnh phúc với những mảnh đời khó khăn.
Nhưng thật sự người vô gia cư không thiếu thốn như
chúng ta đã nghĩ, bởi đa phần họ đều có công việc: nhặt
ve chai, bán vé số, quét đường…, tuy nhiên thu nhập của
họ khá bấp bênh, chỉ đủ lo cơm ăn mỗi ngày. Mặt khác, họ
cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức
từ thiện. Vì vậy họ không cần quá nhiều thức ăn, chăn,
quần áo và việc cùng lúc một người vô gia cư nhận được
quá nhiều những thứ này sẽ tạo nên sự dư thừa, lãng phí.
“Chưa kể việc tặng chăn, quần áo ồ ạt có thể khiến một số
đối tượng xấu nổi lòng tham, “đội lốt” người vô gia cư để
lợi dụng lòng thương của mọi người” - anh Lưu Minh Anh
(thành viên nhóm thiện nguyện chùa Giác Lâm, quận 10,
TP.HCM) chia sẻ.
Đồng quan điểm với anh Minh Anh, bạn Phạm Ngọc
Trân (thành viên Đội Công tác xã hội Trường ĐH Nguyễn
Tất Thành, TP.HCM) chia sẻ thêm: “Nhiều lần mang cơm
đến cho các cô chú vô gia cư đã thấy một hoặc hai, ba
hộp cơm cô chú ăn không hết, để đó. Trong các dịp tặng
quần áo, nhiều cô chú từ chối vì đã có và chỉ cần một, hai
bộ là đủ”.
Anh Minh Anh cũng lưu ý: Các hoạt động thiện nguyện
xuất phát từ tâm của người làm nhưng thường không quan
tâm đến những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Đã có nhiều
trường hợp những đối tượng xấu lợi dụng mùa từ thiện
này đổ ra đường nằm, chờ mọi người mang đồ và quà đến
rồi xin tiền. Họ ùa vào một nhóm, giành giật các món quà,
thậm chí trộm điện thoại, túi xách của những người làm từ
thiện. Có những trường hợp chính chúng tôi gặp phải, đó
là những người nghiện đứng rình chỗ người vô gia cư nằm,
sau đó cướp hết những đồ mà mọi người cho họ đêm hôm
trước, có cả những người bị thương vì bị hành hung. Nếu
mọi người muốn tổ chức từ thiện, hãy dành thời gian tìm
hiểu về hoàn cảnh của họ, cái họ thực sự cần và xác minh
họ có đúng là người vô gia cư hay không.
Vẫn còn nhiều thắc mắc, tôi trực tiếp tìm gặp vài cô chú
vô gia cư sống trên cầu Ông Lãnh để nghe câu trả lời của
người trong cuộc.
“Cơm, chăn, quần áo thì ai không cần, mùa lạnh lại cần
hơn nhưng mấy hôm nay người ta cho nhiều quá, cơm
ăn không hết thì phải bỏ, còn chăn, quần áo thì cố bỏ vô
bao mang theo. Nếu có chỗ nào nhận làm thì tốt, có tiền
sẽ thuê được nhà, chứ nhặt ve chai thì không đủ tiền thuê
nhà” - cô Thị Bé trả lời.
“Người này người kia cho quần áo, chăn ấm nhiều
lắm mà đâu có nhà để cất, vòng vòng đây ai cũng có nên
không biết cho lại ai, để vậy mưa nắng hư hết. Nếu được
phải chi có căn phòng, được khám bệnh thì tốt lắm, ho
lâu lắm rồi con…” - chú Nguyễn Văn Tỵ chia sẻ.
Điều thật sự cần thiết để giúp những người vô gia cư
còn khả năng lao động là tìm được công ăn việc làm ổn
định, những cụ cao tuổi có chỗ nghỉ ngơi lúc tuổi già và
các em nhỏ có điều kiện để học tập, trưởng thành. Để làm
được điều này là cả một quá trình dài, cần những chính
sách đồng bộ của Nhà nước và sự chung tay của xã hội,
không chỉ dừng lại ở có quá nhiều cơm ăn, quần áo để
mặc hay chăn để ấm.
TRÚC PHƯƠNG
Chỉ riêng từ tháng9đếngiữa
tháng 10, số lượng người đăng
ký tham vấn đã hơn 300 bạn,
trong đó đã hẹn lịch và tham
vấn cho hơn 200 trường hợp.
Đời sống xã hội -
ThứHai 24-12-2018
Sổ tay
Ông giàNoel đến tận giường bệnh tặng quà cho bệnh nhi
tại BVNhi đồng 2 (TP.HCM). Ảnhminh họa: TP
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook