298-2018 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 24-12-2018
ĐĂNGKHOA
M
ỹ vừa có bước đi hiểm
trong nỗ lực ngăn
Thổ Nhĩ Kỳ mua
S-400 của Nga. Bộ Ngoại
giao Mỹ tuần trước thông
báo với Quốc hội Mỹ rằng
đã đồng ý thương vụ bán 80
tên lửa phòng không Patriot
và các thiết bị liên quan cho
Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bộ Ngoại
giao Mỹ, thương vụ này sẽ
“đóng góp vào chính sách
đối ngoại và an ninh quốc gia
của Mỹ bằng cách cải thiện
an ninh đồng minh chủ chốt
của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ”.
Quốc hội Mỹ có thời hạn hết
năm nay để ra quyết định về
thương vụ này.
Mỹ bật đèn xanh bán
Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đây thương vụ mua
bán hệ thống Patriot cho Thổ
Nhĩ Kỳ bị bế tắc vì Mỹ không
thuận theo yêu cầu phải kèm
cả chuyển giao công nghệ.
Động thái bật đèn xanh này
nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ
Kỳ từ bỏ kế hoạch mua hệ
thống tên lửa phòng không
di động tầm xa S-400 Triumf
của Nga. Trước giờ Thổ Nhĩ
Kỳ vẫn nói sở dĩ phải tìmmua
S-400 từ Nga là vì không thể
mua được Patriot của Mỹ. Hệ
thống S-400 của Nga được
thiết kế như câu trả lời với
các hệ thống phòng không
đất đối không Patriot và hệ
thống tên lửa phòng thủ tầm
cao giai đoạn cuối THAAD
của Mỹ.
Thương vụ mua S-400 là
một cản trở lớn trong quan hệ
Mỹ-Thổ thời gian qua khi Mỹ
lo ngại hệ thống này có thể
cho phép Nga thu thập thông
tin kỹ thuật về các hệ thống
vũ khí củaMỹ vàNATO. Việc
Thổ Nhĩ Kỳmuốnmua S-400
của Nga khiến Mỹ và NATO
rất lo ngại không những về
chuyện Nga tăng hiện diện
quân sự ở khu vực mà còn
vì S-400 không tương thích
với nhiều vũ khí phương Tây.
CNBC
dẫn ý kiến các chuyên
gia quân sự rằng nói ngắn
gọn, S-400 và F-35 không
thể hoạt động tương thích với
nhau. Hệ thống S-400 được
trang bị tám bệ phóng và 32
tên lửa, có khả năng bắn các
máy bay chiến đấu tàng hình
như F-35.
Nhằm làm áp lực để Thổ
Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400, ngoài
Khả năng lớnThổ
Nhĩ Kỳ sẽ phải bỏ qua
S-400 củaNgamà
chọnmua hệ thống
Patriot củaMỹ.
Nga vẫn quyết bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Người phát ngônđiệnKremlin vẫn tuyênbốNga sẽ tiếp tục
theođuổi thỏa thuậnbánS-400 choThổNhĩ Kỳ, nói chuyệnMỹ
duyệt bán hệ thống Patriot choThổNhĩ Kỳ“không liên quan”.
Hiện có 13 nước đã tỏ ýmuốnmua S-400 của Nga. Một khi
xúc tiến mua S-400, các nước này có thể sẽ phải hứng trừng
phạt của Mỹ theo Luật Đối phó kẻ thù thông qua trừng phạt
màTổng thốngMỹDonaldTrump ký tháng 8-2017. Hồi tháng
9, Mỹ từng trừng phạt TrungQuốc vì muamáy bay chiến đấu
và tên lửa từ Nga.
Vũ khí của Nga nhìn chung rẻ hơn vũ khí của Mỹ, chủ yếu
vì chi phí và thời gian bảo dưỡng ít hơn. Mỗi hệ thống S-400
có giá 500 triệu USD. Trong khi đó mỗi hệ thống Patriot có
giá tới 1 tỉ USD, còn mỗi hệ thống THAAD có giá tới 3 tỉ USD.
6,5%
là tỉ lệ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong quý
III-2018, mức thấp nhất kể từ thời điểm khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008. Chiến tranh thươngmại
với Mỹ đang đe dọa sẽ làm tồi tệ hơn kinh tế nước này.
Tân Hoa xã
cho biết các nhà hoạch định chính sách có
kế hoạch tăng khả năng thanh khoản và giảm thuế
quy mô lớn nhằm khôi phục đà tăng trưởng trong
năm 2019.
ĐĂNG KHOA
việc phong tỏa nước này mua
tiêm kích tàng hình đa năng
F-35 cũng như không bán hệ
thống Patriot, Quốc hội Mỹ
còn đe dọa sẽ trừng phạt Thổ
Nhĩ Kỳ nếu tiếp tục mua vũ
khí Nga. Theo
Express
, từ
thông báo của Bộ Ngoại giao
Mỹ có thể thấy các nghị sĩ Mỹ
đã được thuyết phục bớt cứng
rắn với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải
từ bỏ S-400?
Bước thay đổi của Mỹ khả
năng sẽ làm phức tạp thêm
thương vụ mua S-400 của
Nga khi hai hệ thống S-400
và Patriot không thể hoạt động
tươngthíchvớinhau.Thêmnữa,
tiêmkích F-35 cũng không thể
liên kết hoạt động với S-400.
Nhà phân tích Kerim Has
(người Nga, gốc Thổ Nhĩ Kỳ)
nhận định “đây là tình huống
khó khăn” với chính phủ Thổ
Nhĩ Kỳ khi phải cân bằng quan
hệvớicảMỹvàNga.Thờiđiểm
nàyThổNhĩKỳvẫnchưaquyết
định sẽ mua hệ thống nào, bỏ
hệ thống nào. Nhà chiến lược
thị trường cấp cao Tim Ash
tại Công ty chiến lược kinh tế
Bluebay Asset Management
(Anh) cho rằng “Thổ Nhĩ Kỳ
không thể mua cả hai”. Theo
ôngAsh, ThổNhĩ Kỳ cần phải
hết sức thận trọngđể tránh “xôi
hỏng bỏng không”, vì Mỹ sẽ
rút cả hai thươngvụbánPatriot
và F-35 nếu thấy Thổ Nhĩ Kỳ
vẫn theo đuổi S-400.
Nói với
Arab News
, nhà
phân tích chính sách cấp cao
Nicholas Danforth tại tổ chức
Trung tâm Chính sách lưỡng
đảng (Mỹ) cho rằngMỹ sẽ chỉ
bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ
một khi nước này bỏ kế hoạch
muaS-400.Điều này không dễ
khi Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn
nói không từ bỏ. Tháng trước
Reuters
đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ
từng nói thương vụmua S-400
đã thỏa thuận xong và không
thể hủy. Tháng 9 từng có thông
tinThổNhĩ Kỳ đang xây dựng
một bãi phóng cho S-400 bất
kể cảnh cáo từ phía Mỹ.
Tuy thế, theo nhà phân tích
Has, cuối cùng, khả năng lớn
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đành bỏ
qua S-400 của Nga mà chọn
mua hệ thống Patriot củaMỹ.
Trong một bài viết trên trang
web của mình tuần rồi, Viện
chính sách Brooking (Mỹ)
cho rằng nếu chọnmua S-400,
các quyền lợi an ninh quốc
gia Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn hại
nặng, vì một khi S-400 được
triển khai và kích hoạt ở Thổ
Nhĩ Kỳ, quan hệ giữa nước
này với Mỹ và NATO sẽ bị
hủy hoại. Nói cách khác, Thổ
Nhĩ Kỳ đơn giản không thể từ
bỏ liên minh xuyên Đại Tây
Dương vì S-400, đặc biệt khi
Mỹ đã đưa ra lựa chọn thay
thế là Patriot.
S-400 dù quan trọng nhưng
sẽ không thể khiến Thổ Nhĩ
Kỳ từ bỏ phương Tây để toàn
tâm toàn ý hướng sang Nga.
Chắc chắn Mỹ biết điều này
và đang từng bước có các
bước đi níu Thổ Nhĩ Kỳ lại,
không để Nga thực hiện được
các tham vọng địa chính trị từ
biển Baltic với biển Đen và
ở Trung Đông. •
Indonesia: Vì saonúi
lửa lại gây sóng thần
làm222người chết?
Tính đến chiều 23-12, ít nhất 222 người chết, 745
người bị thương và 35 người mất tích sau vụ sóng thần
tràn vào các bãi biển dọc eo biển Sunda nằm giữa hai
đảo Javal và Sumatra (Indonesia) khuya 22-12,
Jakarta
Post
dẫn thông báo từ Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa
Indonesia.
Các khu vực thiệt hại nặng là các TP Serang,
Pandeglang (tỉnh Banten) và South Lampung (tỉnh
Lampung). Hàng trăm ngôi nhà và công trình bị hư
hại, xe cộ, cây cối bị lật tung. Nhà chức trách cảnh báo
người dân và du khách tránh xa các bãi biển. Cảnh báo
sóng cao được phát đi và được giữ đến ngày 25-12.
Phần lớn người bị thương bị gãy xương và khó thở
do uống quá nhiều nước biển.
Jakarta Post
dẫn lời
nhân chứng cho biết sóng thần kéo dài khoảng 10 phút,
tràn vào đất liền sâu 15-20 m. Tổng thống Indonesia
Joko Widodo chỉ đạo các cơ quan ngay lập tức có biện
pháp tìm kiếm nạn nhân và cứu chữa người bị thương.
Phó Tổng
thống
Indonesia
Jusuf Kalla
dự báo
thương
vong sẽ còn
tăng.
Theo Cơ
quan Khí
tượng, Khí
hậu và Địa chất Indonesia, sóng thần xảy ra có thể do
núi lửa Anak Krakatau trong khu vực eo biển Sunda
phun trào, gây lở đất dưới đáy biển.
Núi lửa Anak Krakatau xuất hiện và nổi lên giữa đại
dương từ nửa thế kỷ trước sau sự kiện đảo núi lửa lớn
Krakatau phun trào năm 1883 làm gần 36.500 người
chết, phá hủy 165 làng mạc và TP. Đến thế kỷ 20, phún
thạch từ núi lửa Krakatau tạo ra một núi lửa mới là
Anak Krakatau, còn gọi là đứa con của Krakatau. Hiện
Anak Krakatau là một trong 127 núi lửa vẫn đang hoạt
động tích cực ở Indonesia.
Giải thích hiện tượng này với
Channel News Asia
,
GS Benjamin P Horton tại Đài Quan sát Trái đất
Singapore cho rằng sóng thần được tạo ra từ sự dịch
chuyển bất ngờ của nước do núi lửa hoạt động. Sóng
thần có thể được gây ra từ sự thay đổi kết cấu đất ngầm
trong lòng núi lửa Anak Krakatau.
Theo Cơ quan Khí tượng Indonesia, Anak Krakatau
đã có dấu hiệu gia tăng hoạt động vài ngày nay khi
phun từng cột bụi cao đến hàng ngàn mét. Lúc 4 giờ
chiều 22-12, ngọn núi phun trào trong khoảng thời gian
dài tới 13 phút. Ông Oystein Lund Andersen, nhân viên
Đại sứ quán Na Uy ở Jakarta, đang ở bãi biển Javaese
nghỉ mát cùng gia đình khi sự việc xảy ra, cho biết ông
chụp được hình ảnh núi lửa phun trào không lâu trước
khi sóng thần xuất hiện.
Theo GS Horton, hiện tượng này rất hiếm nhưng hậu
quả lại rất khủng khiếp một khi xảy ra, đặc biệt khi đất
đá lở từ ngọn núi đổ xuống biển, lúc đó sóng thần sẽ
rất cao.
Ngày 9-7-1958, một trận động đất đã gây lở đất
tràn xuống vịnh Lituya của bang Alaska (Mỹ) gây nên
sóng thần cực lớn tới 534 m. Vụ phun trào của núi lửa
Krakatau năm 1883 gây nên sóng thần cao tới 30 m
tràn vào hai đảo Java và Sumatra làm hàng ngàn người
thiệt mạng.
LINH LAN
Mỹ ngăn Nga bán
S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ không thể từ bỏ liênminh xuyênĐại Tây Dương vì S-400,
đặc biệt khi Mỹ đã đưa ra lựa chọn thay thế là Patriot.
Xe cộ lật tung sau khi sóng thần tràn vào
các bãi biển dọc eo biển Sunda (Indonesia)
khuya 22-12. Ảnh: AP
Tiêu điểm
3,5
tỉ USD là giá trị thương vụmua
bán hệ thống phòng không
Patriot giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ.
Thỏa thuậnmuanămhệ thống
S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga
ký nămngoái trị giá 2,5 tỉ USD.
Mỹ quyết địnhbánhệ thống tên lửaphòng khôngPatriot cho ThổNhĩ Kỳ để ngănnước nàymua S-400
củaNga. Ảnh: GETTY IMAGES
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook