298-2018 - page 9

9
có hiện tượng phí chồng thuế. Nếu
thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng
dầu, sau đó thu tiếp phí môi trường
trên phương tiện thì có nghĩa là thu
phí hai lần.
“Nghịch lý là thu nhập của người
dân không tăng trong khi giá điện,
nước tăng, viện phí cũng tăng. Khi
đẻ thêm phí, thuế tăng thì giá cả
hàng hóa té nước theo mưa, chi
phí tăng, người dân phải thắt lưng
buộc bụng giảm chi tiêu. Hệ quả là
nhu cầu tiêu dùng giảm, DN giảm
doanh thu, thuế nộp cho ngân sách
giảm, nền kinh tế bị ảnh hưởng” -
anh Vũ bức xúc.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ nhiệm
HTXVận tải Thăng Long, cho rằng
hiện đã có quy định tiêu chuẩn mức
xả thải ra môi trường đối với phương
tiện giao thông như tiêu chuẩn Euro
2, Euro 4. Như vậy, phụ thu khí thải
ô nhiễm môi trường phải dựa vào
tiêu chuẩn xả thải của phương tiện,
phụ thuộc vào tuổi xe.
Theo ông Liên, trước khi phụ thu
khí thải ô nhiễm môi trường cần
làm rõ khí thải phương tiện tác động
như thế nào đến môi trường. Mức
thu phí phải được đưa ra một cách
thuyết phục sau khi đánh giá mức độ
tác động khí thải phương tiện giao
thông lên môi trường.
Ai gây ô nhiễm
mới đóng phí
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh
Đồng cho biết đưa ra các loại thuế,
phí để bảo vệ môi trường là cần
thiết, thế nhưng phải hợp lý, đúng
đối tượng và việc thu phí, thuế đó
mang lại hiệu quả cho môi trường.
Ông Đồng cho biết ở Đức, Nhật
Bản… có những loại phí, thuế bảo
vệ môi trường như Việt Nam nhưng
khác tên gọi, vừa có phí khí thải vừa
có thuế môi trường đối với xăng dầu.
Tuy nhiên, phí khí thải ở các nước
này áp dụng rất hợp lý, chỉ áp dụng
với những phương tiện không đạt
tiêu chuẩn khí thải theo quy định.
Đặc biệt, mức phí khí thải này được
tính toán rất kỹ, tương ứng với mức
chi phí mua thiết bị lọc khí thải để
đảm bảo khí thải sạch theo quy định
của chính phủ.
QUANGHUY
B
ộ Tài chính vừa yêu cầu các
bộ, ngành chức năng đề xuất
phương án thu phí bảo vệ
môi trường đối với khí thải. Theo
các chuyên gia, loại phí này sẽ tác
động rất lớn đến người đi xe máy,
ô tô, hoạt động vận tải hàng hóa
và cả nền kinh tế như thuế môi
trường xăng dầu vừa áp dụng tăng
kịch khung.
Lo phí chồng phí
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch
Hiệp hội Các doanh nghiệp (DN)
logistics Việt Nam, cho rằng hiện
có rất nhiều loại phí đối với môi
trường, xăng dầu đang chịu các
loại thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT,
thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu
thụ đặc biệt và thuế thu nhập DN,
nếu thu thêm phí khí thải nữa thì
sẽ phí chồng phí.
“Chi phí logistics không giảmmà
tăng thêm khi cước vận tải tăng theo
phí khí thải, thuế bảo vệ môi trường.
DN tăng chi phí thì giá thành sản
phẩm hàng hóa cũng tăng theo, thị
trường tiêu thụ giảm thì DN bị ảnh
hưởng” - ông Hiệp nói.
Anh Minh Vũ, kinh doanh nông
sản tại TP.HCM, cho rằng từ ngày
1-1-2019 áp dụng thuế bảo vệ môi
trường với xăng dầu tăng kịch trần,
nay thêm phí khí thải là bất hợp lý,
Các chuyên gia cho rằng trước khi thu phải chứngminh khí thải tác động thế nào đếnmôi trườngmới thuyết phục được
người dân. Ảnh: VIẾT LONG
Người đi xe máy, ô tô
sắp “cõng” phí mới
Các doanh nghiệp logistics, vận tải cho rằng hiện đã có nhiều loại thuế, phí
về môi trường, nay nếu thu thêmphí khí thải nữa thì sẽ phí chồng phí.
Ví dụ ở Nhật, mức phí khí thải mô
tô khoảng 15 USD/năm, ô tô khoảng
100 USD/năm. Nếu người dân mua
thiết bị lọc khí thải từ các công ty đã
được kiểm định với mức giá tương
đương mức phí khí thải phải đóng
trên thì xe đạt tiêu chuẩn, không
phải đóng phí.
“Như Việt Nam hiện nay áp dụng
quy định mức xả thải ô tô là Euro
4 trở lên thì những ô tô đạt Euro 4,
trên tiêu chuẩn này như Euro 5, Euro
6 thì không phải đóng phí khí thải
này. Còn những xe không đạt mức
này thì phải đóng phí hoặc phải lắp
đặt thiết bị lọc khí thải để xe đạt tiêu
chuẩn mới khỏi đóng phí khí thải” -
ông Đồng chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Bùi Xuân
Trường, Giám đốc Công ty Ô tô
Trường Thành, cho hay nếu thu
phí khí thải thì phải tạo ra động lực
khuyến khích người dân lựa chọn các
phương tiện có công nghệ đáp ứng
việc phát thải thấp mới mang lại hiệu
quả thực sự. Phương tiện nào phát
thải khí gây ô nhiễm nhiều hơn sẽ
phải chịu phí cao hơn, trên nguyên
tắc đối tượng nào gây ô nhiễm thì
phải đóng phí môi trường.
Ông Trường cho rằng nếu “cõng”
quá nhiều thuế, phí, xe máy, ô tô lại
tăng giá, người dân lại chịu thiệt
nặng nề nhất. Vì vậy, đã có áp thuế
bảo vệ môi trường, đã có quy định
về tiêu chuẩn khí thải thì không nên
có thêm phí khí thải.•
Nếu “cõng” quá nhiều
thuế, phí, xe máy, ô tô lại
tăng giá, người dân lại
chịu thiệt nặng nề nhất.
Vì vậy, đã có thuế bảo vệ
môi trường, quy định về
tiêu chuẩn khí thải thì
không nên có thêm phí
khí thải.
Khi đưa ra các loại phí, thuế, cơ quan
chức năng phải có nghiên cứu, khảo
sát, đánh giá thực tế. Cácmức thu phải
có tính toán, nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng lênngười dân, xãhội. Điềuquan
trọngnhất vẫn là công khai, minhbạch
nguồn thu thuế, phí đó sử dụng vào
bảo vệ môi trường như thế nào, hiệu
quả mang lại với đời sống, sức khỏe
người dân.
TS
NGUYỄN TRÍ HIẾU
, chuyên gia kinh tế
Họ đã nói
Khẩn trương phương án thu phí bảo vệ môi trường
BộTài chính vừa có văn bản gửi các bộTN&MT, GTVT, NN&PTNT…đề nghị
sớmcóđềxuấtxâydựngđềánthuphíbảovệmôitrườngđốivớikhíthải.Trong
văn bản gửi đi, Bộ Tài chính đề nghị các bộ khẩn trương đề xuất phương án
thu phí bảo vệmôi trường đối với khí thải bao gồm: đối tượng chịu phí, mức
thu phí, cách thức tính phí, cơ chế thu/nộp phí, quản lý, sử dụng phí. Những
thông tin này sẽ gửi về BộTài chínhđể nghiên cứu trìnhChínhphủban hành
nghị định quy định thu phí theo thẩmquyền. BộTài chính cũng yêu cầu các
bộ phân công đơn vị chuyên môn phối hợp trong quá trình nghiên cứu dự
thảo nghị định và trình Chính phủ ban hành nghị định thu phí.
Thất thoát hàngngàn tỉ đồngvì đất khôngđấugiá
Phương án bồi thường cần chuẩn bị tốt, tính toán đầy đủ
lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi và người được hưởng
lợi. Người được di dời phải được thamvấn, được thamgia các
chương trình lập kế hoạch, thực hiện dự án, đảm bảo những
người bị thu hồi đất có thể khôi phục, cải thiện mức sống.
LS
PHAN MINH
,
Đoàn LS TP.HCM
Nhiều bất cập trong định giá và đấu giá đất được các luật
sư (LS), chuyên gia chỉ ra tại buổi hội thảo “Giá và đấu giá
quyền sử dụng đất - Thực trạng và giải pháp” do Hội Luật
gia Việt Nam, Viện Khoa học pháp lý kinh doanh quốc tế và
Trung tâm Tư vấn pháp luật TP.HCM tổ chức cuối tuần qua.
LS Nguyễn Đức Nhuần, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp
luật quận 9, TP.HCM, cho rằng thời gian gần đây việc đổi đất
lấy hạ tầng ở nhiều địa phương đã gây ra dư luận không tốt
trong nhân dân. Người dân hoài nghi về sự tùy tiện của cơ
quan nhà nước giao đất cho các dự án, có trường hợp giao đất
không qua đấu giá theo Luật Đất đai hoặc đấu giá mang tính
hình thức, lợi ích nhóm gây thất thoát tài sản nhà nước.
LS Nhuần đề xuất cần bổ sung vào Luật Đất đai và Luật
Đấu giá quy định nghiêm cấm mọi trường hợp giao đất
không qua đấu giá quyền sử dụng đất, kể cả việc thanh toán
bằng quyền sử dụng đất cho dự án. Quy định cơ quan có
thẩm quyền đối với đất công đưa vào đấu giá là UBND cấp
huyện, cấp tỉnh (theo thẩm quyền giao đất), chấm dứt việc
giao đất tùy tiện như xảy ra thời gian qua.
“Cần công khai rộng rãi thông tin đấu giá đất, công khai
rõ ràng diện tích, vị trí, quy hoạch chi tiết… Quy định số
người, tổ chức tối thiểu 3-5 để mở phiên đấu giá, vì như quy
định hiện nay là khi có hai người (tổ chức hoặc cá nhân) trở
lên là tổ chức đấu giá, như vậy dễ dẫn đến “quân xanh, quân
đỏ”…” - LS Nhuần góp ý.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập
lớn về quy định bồi thường giải phóng mặt bằng trong Luật
Đất đai 2013, đó là sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất được
bồi thường và giá trị thực trên thị trường, khái niệm không
rõ ràng trong phân loại dự án trong diện Nhà nước thu hồi.
LS Phan Minh, Đoàn LS TP.HCM, cho biết chính khung giá
đất mà các tỉnh, TP công bố hằng năm chỉ bằng 30%-50% giá
thị trường. Do vậy, LS Minh cho rằng cần phân loại hai loại
đất. Thứ nhất là thu hồi đất phục vụ cho an ninh, quốc phòng,
giao thông, thủy lợi, các công trình công. Còn những công
trình vì mục đích phát triển kinh tế có lợi nhuận của chủ đầu tư
thì quyền lợi của người sử dụng đất phải đặt lên trên hết.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng giá khởi điểm để đấu giá rất
khó xác định giá thực. Vì thế, LS Minh cho rằng cần quy
định chặt chẽ thẩm quyền, mục đích thu hồi đất theo hướng
kiểm soát quyền lực của cơ quan nhà nước. Hiện Nhà nước
không bồi thường theo giá bất động sản hiện tại mà bồi
thường theo giá thấp hơn do trừ đi phần giá trị bất động sản
tăng thêm từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước khiến
người bị thu hồi chịu thiệt.
N.HUY
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook