298-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 24-12-2018
Tíndụngđen:
“Đònhiểm” từ côngan…
(Tiếp theo trang1)
Sự ghét đó hoàn toàn hợp lý. Bộ luật Dân sự yêu
cầu lãi suất cho vay theo thỏa thuận không được
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Bộ luật
Hình sự không chấp nhận lãi suất gấp năm lần mức
lãi suất cao nhất được Bộ luật Dân sự quy định và
có sự thu lợi bất chính.
Ấy vậy mà có nhiều trường hợp cho vay lãi suất
25%-30%/tháng, thậm chí cao hơn nữa. Để ép con
nợ phải trả, những kẻ cho vay lãi nặng đã uy hiếp,
đe dọa, đánh đập, xâm phạm chỗ ở, cưỡng đoạt tài
sản, bắt giữ người trái phép… Tội tày đình như thế
thì nhất định không tha thứ.
Về phía các cơ quan công an, không ít nơi nghĩ
đó chỉ là các tranh chấp dân sự nên lực lựợng chấp
pháp này ít khi đến tận nơi để kịp thời “dằn mặt”
kẻ xấu. Đến khi có dấu hiệu sai phạm thì cũng
không cố gắng điều tra, xử lý tới nơi tới chốn.
Đã có nhiều giải thích được đưa ra, trong đó có
những nguyên nhân khách quan thuộc về chính
sách. Chẳng hạn, mức xử phạt hành chính các hành
vi vi phạm trong nhiều lĩnh vực còn nhẹ; quy định
xử lý hình sự tội cho vay lãi nặng mới được sửa đổi
gần đây vẫn chưa thích hợp…
Trở ngại, khó khăn… đúng là có lắm. Thế nhưng
tại sao khi Bộ Công an vừa phát lệnh tuyên chiến
với tín dụng đen thì nhiều nơi đã sớm có được
những con số rà soát, phát hiện các băng nhóm
đang nhan nhản ở địa phương, đồng thời khởi tố
được nhiều tội tương ứng làm dư luận đỡ lo lắng
hơn? Tức việc tuy phức tạp nhưng vấn đề còn là có
muốn làm hay không. Hiện tại, khi tình hình đã đến
mức báo động trên cả nước, dân kêu là quá phải.
Còn việc thương thì sao? Chắc chắn là phải biết
chia sẻ, thương cảm các nạn nhân để có thêm động
lực, sức mạnh hạ gục các băng nhóm cho vay nặng
lãi. Tuy nhiên, thương mức nào thì cũng không thể
bỏ qua một sự thật không hay, đó là có nhiều người
đã tự đưa mình và thân nhân vào dây thòng lọng!
Cụ thể, trong số những người phải đi vay nóng, có
người do hoàn cảnh ngặt nghèo, cấp bách (hỏa hoạn,
tai nạn, bệnh tật…) nhưng cũng có rất nhiều người
bị sa bẫy tín dụng đen là do bài bạc, cá độ, sinh hoạt
phóng túng… Khi nợ nần chồng chất, những người
“nghiện ngập” này đã để cho cha mẹ, vợ chồng, anh
em… gánh thay những hậu quả nghiệt ngã, tàn khốc.
Đã có nhiều đề xuất các ngân hàng nên giải
quyết nhanh, gọn nhiều nhu cầu vay tiền chính
đáng để người dân không còn là con mồi của tín
dụng đen. Riêng đối với những trường hợp hư hỏng
nêu trên, tổ chức tín dụng nào đồng ý trợ giúp? Nếu
họ không cố gắng thoát ra những cám dỗ để giảm
thiểu những cầu-cung bất chính thì công an sao
triệt bỏ được hết nạn tín dụng đen.
Trong tội cho vay lãi nặng, do được xác định là
nạn nhân nên họ cùng người thân của họ phải được
cộng đồng, pháp luật che chở, bảo vệ. Ngược lại, đối
với những hành vi sai trái khác của họ mà từ đó đẩy
đến nhiều loại tội phạm làm ảnh hưởng xấu đến trật
tự xã hội, dư luận và pháp luật cũng cần có thái độ,
cách thức xử lý nghiêm khắc hơn để diệt họa lớn.
Sẽ có rất nhiều việc mà các cơ quan chức năng
phải khẩn trương làm đồng bộ nhằm hạn chế việc
phát sinh tội phạm cho vay nặng lãi cùng các tội
phạm có liên quan. Trong đó phải có cả những tính
toán để loại trừ các nọc độc từ các loại hình dịch
vụ hợp pháp (cầm đồ, kinh doanh tài chính…) đang
bị biến tướng dễ gây nhầm lẫn, mất kiểm soát.
Hãy tin là với những phận sự theo chức trách,
ngành công an ắt phải có những “đòn hiểm” để
đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản… của
người dân, nhất là trong các tình huống hiểm nguy.
Và cũng hãy tin là chính người dân sẽ chủ động
lật ngược tình thế bằng những tỉnh táo, chọn lọc,
cảnh giác, tố giác… để hoạt động tín dụng đen bị
ngăn chặn từ gốc.
THU TÂM
Luật và đời
Giải phápnàođẩy lùi
tíndụngđen?
Một trong những lý do mà người dân tìm đến TDĐ, đó là vì việc vay tiền từ các tổ chức
tín dụng, ngân hàng quá khó khăn. Những người trong cuộc đang tìm cách tháo gỡ…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê
Minh Hưng đã và đang chỉ đạo các
ngân hàng đẩy mạnh gói sản phẩm
tiêu dùng, tăng cường khả năng tiếp
cận dịch vụ tài chính cho người dân.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
tạo thuận lợi cho người dân và doanh
nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục đa dạng
hóa sản phẩm tài chính tiêu dùng
nhưng có sự kiểm soát về lãi suất và
đảm bảo chuẩn mực thu hồi nợ, cũng
như đẩy mạnh công tác truyền thông
về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có
nhiều chỉ thị chấn chỉnh hoạt động của
những quỹ tín dụng nhân dân để đảm
bảo an toàn hoạt động.
Hiện các ngân hàng gặp khó trong
việc giám sát khoản vay chi tiêu và
nếu người vay không sử dụng đúng
mục đích, rủi ro ngân hàng phải gánh
chịu. Ở đây là các cán bộ, nhân viên
ngân hàng lãnh hậu quả đầu tiên. Nếu
các khoản vay đúng mục đích thì dễ
cho ngân hàng, còn nếu không sử
dụng tiền vay hiệu quả, khách hàng
không trả được nợ dẫn đến nợ xấu nên
cũng cần chia sẻ với ngân hàng.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chắc
chắn sẽ đưa ra các giải pháp để cùng với
các cơ quan khác ngăn chặn nạn TDĐ
trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Tiêu điểm
7.624
vụ phạm tội liên quan đến tín
dụng đen từ năm 2015 đến
2018. Trong đó có 56 vụ giết
người, 389 vụ cố ý gây thương
tích, 629 vụ cướp tài sản, 836
vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ
lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín
nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản.
Bộ Công an đang đấu tranh
124 băng nhóm với gần 1.000
người hoạt độngcó tổchức liên
quan đến cho vay nặng lãi và
đòi nợ thuê.
dụng đen
rôn, tờ rơi… quảng cáo cho
vay TDĐ.
Bộ Công an và các địa
phương tập trung tổng rà
soát các tiệm cầm đồ, công
ty cho vay tài chính (có phép
và không phép) để quản lý,
đấu tranh, phối hợp với chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước
ở các địa phương, các sở,
ngành có liên quan xử lý, thu
hồi giấy phép hoạt động các
cơ sở vi phạm…
“Đểxử lýTDĐtriệt đểcần rà
soát, chỉnh sửa, bổ sung những
quy định của các văn bản pháp
luật một cách chặt chẽ, có tính
dựbáo, phòngngừa lâudài.Khi
chưa hoàn thiện các quy định
pháp luật, lực lượng công an
và các ban, ngành có liên quan
cần phải có sự phối hợp chung
để phòng ngừa, góp phần giải
quyết trước mắt những vấn đề
nổi cộmdoTDĐgây ra” - ông
Huấn nói. •
Ngân hàng chỉ đạo đẩy mạnh gói sản phẩm
tiêu dùng
Lập quỹ hỗ trợ công nhân khó khăn
Theo bà Trương Thị Bích Hạnh,
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Bình Dương, hiện nay vẫn chưa thống
kê được số công nhân sa bẫy TDĐ
nhưng theo thông tin nắm được thì
cũng có nhiều công nhân phải vay tiền
để trang trải khó khăn trước mắt. Thế
nhưng cũng không loại trừ có một số
người do ăn chơi quá đà, cờ bạc hoặc
bị lôi kéo cờ bạc không có tiền trả,
buộc phải đi vay tiền để trả nợ nhưng
cách giải quyết này vô hình đưa họ
vào con đường nợ nần không có lối
thoát.
Là địa bàn có nhiều công nhân, cơ
quan chức năng sẽ tuyên truyền để họ
nâng cao nhận thức, không bị sa bẫy vào
TDĐ. Song song với đó, Liên đoàn Lao
động tỉnh Bình Dương sẽ phối hợp với
các doanh nghiệp triển khai lập quỹ hỗ
trợ công nhân khó khăn. Từ đó có thể
giải quyết, hỗ trợ cho những công nhân
gặp khó khăn đột xuất. Giảm bớt tình
trạng tìm đến nguồn tiền từ TDĐ.
Nhiều chuyện đau lòng
Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng
Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô
CEP, cho biết chứng kiến nhiều hoàn
cảnh đau lòng vì vướng vào vòng vây
của TDĐ. Có hộ dân tại TP.HCM vay
nóng 20 triệu đồng, trả lãi đều đặn
900.000 đồng/tháng nhưng đến tháng
thứ 20 vẫn còn nguyên nợ gốc 20
triệu đồng!
Theo bà, khi nhân viên của CEP
triển khai đến công nhân, hộ nghèo
tại TP.HCM và các tỉnh lân cận thì bị
TDĐ dằn mặt từ đầu hẻm, bảo đó là
khách hàng của bọn họ. Khi CEP trao
vốn cho hộ vay, nhiều thanh niên cho
vay nóng lởn vởn bên ngoài. “Chính
vì những bất an đó mà thời gian qua,
thay vì trao vốn tận tay người dân,
chúng tôi đã tổ chức trao tại nhà
trưởng khu phố hoặc trụ sở cho an
toàn” - bà Vân nói.
Bà cho hay CEP cho công nhân, viên
chức đang làm việc tại các cơ quan,
doanh nghiệp vay vốn, được công đoàn
cơ sở/lãnh đạo đơn vị giới thiệu. Người
lao động nghèo được chính quyền địa
phương giới thiệu.
CEP đã triển khai cho vay tín chấp
tại tám tỉnh, thành lân cận TP.HCM
gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây
Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre,
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp
với hạn mức tối đa 50 triệu đồng, tùy
thuộc vào nhu cầu vốn và khả năng
hoàn trả của thành viên. Thời hạn
vay tối đa ba năm. Lãi suất cho vay
bình quân 0,6%-0,65%/tháng, tương
đương lãi suất trên dư nợ là 1,07%-
1,16%/tháng (đối tượng công nhân,
viên chức); và 0,2%/tuần, tương
đương lãi suất trên dư nợ là 1,65%/
tháng (đối tượng nhân dân lao động).
Thành viên hoàn trả dần vốn gốc và
lãi hằng tuần, hai tuần, tháng. Quỹ
CEP không thu bất kỳ khoản phí nào.
Hồ sơ vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay
vốn (theo mẫu); bản sao CMND, hộ
khẩu/KT3; bản sao các giấy tờ chứng
minh thu nhập, đang làm việc tại đơn
vị (đối tượng công nhân, viên chức).
Đồng thời CEP áp dụng lãi suất bình
quân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
thành viên hoàn trả số tiền bằng nhau
trong mỗi kỳ, giúp thành viên dễ dàng
theo dõi trong suốt quá trình hoàn trả.
N.NGUYỆT - L.ÁNH - P.ĐIỀN
nạn nhân”, khi cần thì cưỡng đoạt,
cướp bóc khiến con nợmất nhà, mất
tài sản…
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa,
trên địa bàn hiện có 132 công ty tài
chính núp bóng hoạt động và 786 cơ
sở kinh doanh cầm đồ, một công ty
đòi nợ thuê.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Công an
huyện Krông Năng vừa triệt phá
nhóm tín dụng câu kết với những
người ởHải Phòng chohơn1.000
người dân ở tỉnh này vay nặng lãi
15%-20%/tháng.
ỞGia Lai, công an vừa “hốt” một
ổ cho vay nặng lãi núp bóng Công
ty TNHH Nhất Tín Phát Gia Lai.
Bước đầu công an xác định những
người của công ty thu lợi hàng tỉ
đồng từ hoạt động TDĐ trong thời
gian ngắn.
PV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook