298-2018 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 24-12-2018
Công an các địa
phương đang
ráo riết truy
quét tín dụng
đen vì nó gây
bức xúc dư luận
và để lại nhiều
hệ quả xấu.
NHÓMPHÓNGVIÊN
T
rong các kỳ họp HĐND
ở các tỉnh/thành vừa qua,
hầu hết lãnh đạo công an
các địa phương đều truyền đi
thông điệp “tuyên chiến với
tín dụng đen (TDĐ)”.
Trước đó khoảngmột tháng,
Bộ trưởng Công an Tô Lâm
đã khẳng định với các đại
biểu Quốc hội là đã chỉ đạo
lực lượng tấn công mạnh vào
các băng nhómTDĐ, vì đằng
sau nó là hoạt động của tổ
chức tội phạm.
Biến tướng từ nông
thôn đến thành thị
T h e o
Thượng tá
LạiQuang
Huấn(Phó
T r ư ở n g
phòng 6,
Cục Cảnh
sát hình
sự, Bộ Công an -
ảnh
), hoạt
động TDĐ đang trở thành vấn
nạn của xã hội, len lỏi từ vùng
nông thôn đến thành thị, gây ra
nhiều hệ quả xấu cho xã hội...
Sau các đợt cao điểm, tấn
công của công an, các băng
nhóm hoạt động kín đáo hơn,
núp bóng các cơ sở kinh doanh
“TDĐ cũng là gốc
của việc phát sinh
các loại tội phạm
nghiêm trọng
khác.”
Đại tá
Phạm Văn Tám,
Phó Cục trưởng Cục Cảnh
sát hình sự, Bộ Công an
dịch vụ cầm đồ, các công ty
cho vay tài chính hoặc chuyển
sang câukết, hoạt độngởnhiều
địa bàn, tỉnh/thành khác để đối
phó với công an.
Nạn nhân của TDĐ thường
là những người có kinh tế
khó khăn, thiếu hiểu biết
hoặc những con bạc và các
tổ chức TDĐ tính lãi suất lập
lờ khiến con nợ rơi vào vòng
xoáy “lãi mẹ đẻ lãi con”, tiền
lãi thậm chí gấp hàng trăm
lần tiền vay gốc.
Khi người vay tiền không
có khả năng trả nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn do phải
chịu lãi suất “cắt cổ”, các
“đầu gấu, xăm trổ” xuất hiện
đổ chất bẩn, chất thải vào
nhà dân, gia đình của người
vay nợ để đe dọa. Có trường
hợp đối tượng mang quan tài,
vòng hoa, dán cáo phó… để
gây sức ép, khủng bố tinh
thần người vay.
Xử lý không dễ
Thượng tá Huấn cho biết:
Bộ luật Hình sự 2015 quy
định tội cho vay nặng lãi
trong giao dịch dân sự ràng
buộc cơ quan tố tụng phải
chứng minh “lãi suất gấp
năm lần mức lãi suất cao
nhất quy định trong Bộ luật
Dân sự, thu lợi bất chính từ
30 triệu đồng đến dưới 100
triệu đồng…”. Tuy nhiên,
hiện chưa có văn bản hướng
dẫn, dẫn đến chưa thống nhất
giữa các cơ quan tư pháp nên
khó phân định rõ ràng giữa
vi phạm hình sự với vi phạm
hành chính, vụ việc dân sự…
Chưa hết, để có kết luận
về mức lãi suất thì CQĐT
phải trưng cầu Ngân hàng
Nhà nước nhưng thời gian
nhận kết quả thường rất lâu,
kéo dài thời gian giải quyết
vụ án. Trong khi tội cho
vay nặng lãi thuộc nhóm ít
nghiêm trọng, thời hạn điều
tra ngắn nên khó áp dụng
biện pháp tạm giam để điều
tra mở rộng.
Cạnh đó, các hành vi cưỡng
đoạt tài sản, bắt giữ người trái
pháp luật, hủy hoại tài sản...
mà các băng nhóm TDĐ áp
dụng cho con nợ cũng không
dễ xác minh vì những người
này nhanh chóng tẩu thoát
khỏi hiện trường sau khi thực
hiện hành vi. Chế tài với các
hành vi đòi nợ thuê, ném chất
bẩn, chất thải, chửi bới, bôi
nhọ uy tín, danh dự… chưa
có sức răn đe.
Các thủđoạn“rungủ” của tíndụngđen
Tại BìnhDương, dù lực lượng chức
năng đang đấu tranh triệt xóa các băng
nhómTDĐnhưng những tờ rơi quảng
cáo cho vay lãi suất thấp vẫn liên tục
đượcxuấthiệnmớitrongcùngngõhẻm.
Chị NTK (phường Bình Hòa, thị
xã ThuậnAn, Bình Dương) khi nghe
chúng tôi nói có ý định vay tiền từ
“TDĐ cột điện”, chị xua tay: “Thôi
chú ơi, đừng dính vào đấy, không trả
được đâu!”.
Chị chohay:Một chị người cùngquê,
do buôn bán thua lỗ phải đi vay nóng
50 triệu đồng để trả tiền hàng nhưng trả
mãi không hết nợ vì lãi quá cao. Một
cậu sinh viên không biết túng thiếu thế
nào lại đi vay 3 triệu đồng, không có
tiền trả, bị giang hồ đến đòi phải bỏ học
một thời gian. “Tờ rơi dán nhan nhản,
có thấy ai dẹp đâu” - chị nói.
Chị NTKH(người lao độngởhuyện
Phú Giáo, Bình Dương) vay 4 triệu
đồng từ “tín dụng cột điện” để trang
trải tiền nhà, tiền sinh hoạt và phải trả
góp 200.000 đồng/ngày…nhưng tiền
kiếm được không đủ nên để trả nợ là
quá sức đối với chị.
Còn anh LĐT (phường Tân Đông
Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) đã
phải đi vay nóng 6 triệu đồng để trả
tiền viện phí cho mẹ. Lãi mẹ đẻ lãi
con, số tiền lương anh có được từ làm
công nhân cũng không thể đủ trả lãi
hằng ngày, trong khi anh vừa phải lo
chi phí chữa bệnh, vừa phải đi trả lãi.
Khôngchỉnhữngngườikhókhăntìm
đến TDĐ mà có những “đối tượng”,
các băng nhóm cho vay chủ động tiếp
cận các “cậu ấm”, “cô chiêu” ham ăn
chơi để cho mượn tiền không lãi. Sau
đó sẽ có người “mua nợ”, ép con nợ ký
giấy với lãi suất cao và thế là vào tròng.
Có chủ nhà hàng ở phường Hòa
Cường Nam, Đà Nẵng vay 240 triệu
đồng để trả lương nhân viên và duy
trì hoạt động với lãi suất tương đương
60%tháng.Khi anhgặpkhó, hàngchục
người xăm trổ đến đuổi nhân viên nhà
hàng, lấy tài sản.
Những phụ nữ đơn thân đang nuôi
con nhỏ cũng dễ thành con nợ dài hạn
với khoản vay 5-10 triệu đồng, lãi suất
từ 20%/tháng theo dạng trả góp. Công
an TPĐà Nẵng đã đưa vào tầm ngắm
326 người, 19 doanh nghiệp có biểu
hiện cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê.
Khi bị bắt, các nhómTDĐthừa nhận
việcvaymượnđều thôngquahợpđồng
vay và trả góp không quá mức lãi suất
đượcquyđịnhnhưng thực tếngười vay
phải trả lãi 20%-40%.
Khi con nợ trả vốn, chủ nợ né mặt,
không cho con nợ thanh toán để kéo
dài thời gian trả lãi, dẫn đến người vay
không thoát được vòng luẩn quẩn…
ỞBìnhThuận đã có hai trường hợp
phải tự tử và một trường hợp khác bị
đâm mù mắt vì vướng vào TDĐ.
TheoCôngan tỉnhBìnhThuận, sơbộ
toàntỉnhcó130người
từcáctỉnhphíaBắcvào
cho vay nặng lãi, núp
bóngdưới cáccông ty
đại lýbánvémáybay,
dịch vụ cầm đồ, cho
thuê ô tô…, tổ chức
rất chặt, có phân cấp,
có các bộ phận nhân
sự, trợ giúp pháp lý,
phụ trách vùngmiền,
chân rết…
ỞThanh Hóa, sau
bốn tháng điều tra,
công an đã khởi tố
chín người của Công ty Nam Long
(địa chỉ trụ sở tại TP.HCM) hoạt động
cho vay khắp 63 tỉnh/thành.
Tổ chức này cho vay với lãi suất
cả 1.000%/năm. Nhân viên đòi nợ
được huấn luyện theo cách “ru ngủ
Tuyên chiến
với tín
Chính quyền cơ sở, cơ quan
chức năng khác có liên quan
trong việc cấp phép, kiểm tra
dịch vụ đòi nợ thuê, tuyên
truyền còn mờ nhạt…
Báo cáo Chính phủ
TheoThượng táHuấn, trước
những bất cập, vướng mắc
nói trên, Bộ Công an đã tổng
hợp để báo cáo Thủ tướng,
đề xuất những giải pháp khắc
phục, đặc biệt là những vấn đề
nằmngoài phạmvi chức năng,
nhiệm vụ của ngành công an.
Bộ Công an cũng đã giao
nhiệm vụ cho công an các
tỉnh/thành chủ động thammưu
với UBND các địa phương để
chỉ đạo các sở, ngành có liên
quan phối hợp xác minh, thu
hồi, tạm ngừng cung cấp dịch
vụ đối với những số thuê bao
quảng cáo không đúng quy
định; xử phạt, tổ chức dọn
dẹp, tháo dỡ biển hiệu, băng
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, trong thời gian tới
sẽ tăng cường phối hợp các ngành đẩy mạnh
tuyên truyền, nâng caonhận thức pháp luật về
giao dịch, sử dụng vốn an toàn; tuyên truyền
về phương thức, thủ đoạn của tội phạm liên
quan TDĐ, đòi nợ thuê.
Bộ Công an sẽ làm tốt công tác quản lý nhà
nước về an ninh trật tự, quản lý chặt chẽ nhân
viên kinh doanh tài chính, cầmđồ tạmtrú trên
địa bàn. Ngoài ra, công an sẽ quản lý những
người có nghi vấn về kinh tế liên quan đến
hoạt độngTDĐ, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê.
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhất là
đường dây nóng, đơn thư tố giác về tội phạm
liên quan đến TDĐ.
BộCôngansẽmởcácđợt caođiểmtấncông,
trấn áp tội phạm, triệt phá tổ chức, các băng
nhóm, các đường dây hoạt động TDĐ, cho
vay nặng lãi, đòi nợ thuê, vi phạm pháp luật.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung, sửa
đổi, hoàn thiệnhệ thốngpháp lý về hoạt động
TDĐ, cho vay nặng lãi, từđóđề xuất Chínhphủ
hoàn thiện sửa đổi.
Bộ trưởng
TÔ LÂM
báo cáo tại
kỳ họp Quốc hội ngày 30-10
Bộ trưởng Tô Lâm nêu giải pháp
Công an “hốt” những người Công ty TNHHNhất Tín Phát
Gia Lai cho vay nặng lãi. Ảnh: LQL
Từ trái qua: Nguyễn Bá Phi Công, LươngHoàngAnh vàNguyễn Trung Tín bị Công an quận Bình Tân, TP.HCMbắt giữ ngày 22-12
để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi. Ảnh: NT
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook