12
NGUYỄNQUYÊN
T
rong phương án thi THPT
quốc gia mà Bộ GD&ĐT
vừa công bố, có một sự
điều chỉnh rất quan trọng. Đó
là sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ
50%(nămtrước) lên 70%, còn
30% là điểm học bạ lớp 12 để
xét tốt nghiệp THPT cho học
sinh (HS).Hiện các trường trên
địa bànTP.HCMđều đang đặc
biệt quan tâm thông tin này và
tập trung ôn luyện choHS theo
chiến lược mới.
Thầy trò cùng tăng tốc
Em Quỳnh Diễm, HS lớp
12 tại quận Gò Vấp, chia sẻ:
“Đối với em, việc điều chỉnh
tỉ lệ không ảnh hưởng nhiều.
Mục tiêu của em là đậu vào
ĐHNgoại thương nên đã đầu
tư cho việc học từ năm lớp
11. Sang lớp 12 em càng đẩy
mạnh cường độ học. Ngoài
học hai buổi ở trường, buổi
tối em còn đi học thêm nữa”.
Thầy Cao Thanh Hoàng,
giáo viên Trường THPT
Nguyễn Thái Bình (quận Tân
Bình), cho biết thầy ủng hộ
sự điều chỉnh về điểm xét tốt
nghiệp. Theo thầy, điều này
rất cần thiết trong bối cảnh
nhiều trường đang có biểu
hiện nâng điểm cho HS mà
không đánh giá đúng thực lực
của các em. Hơn nữa đây là
cách góp phần phân loại HS
tốt hơn, khiến các em nghiêm
túc hơn trong việc học.
“Ngay từ đầu năm học, nhà
trường đã lên kế hoạch ôn
tập kỹ lưỡng. Riêng môn lý,
sớmnênviệc thayđổi tỉ lệđiểm
xéttốtnghiệpcủaBộkhôngảnh
hưởng quá lớn đến HS.
Hiệu trưởng Trường THPT
Ernst Thälmann (quận 1),
thầyNguyễnVănThành, chia
sẻ quan điểm của trường là
học thực chất, dạy thực chất
nên với phương án nào cũng
không thành vấn đề. Để chuẩn
bị cho kỳ thi THPT quốc gia,
nhà trường đã định hướng cho
HS chọn lựa các tổ hợp thi và
phân bố giáo viên phù hợp.
Đến lớp 12, HS sẽ được tăng
cường ôn tập các bộ môn đã
chọn lựa trước đó.
Trả lời về việc tổ chức thi
thử, thầy Thành đánh giá:
“Thi thử chỉ hữu ích khi đáp
ứng hai yếu tố. Thứ nhất là
người ra đề phải bám sát với
ma trận đề của Bộ. Thứ hai là
thời điểm thi thử phải hợp lý.
Hiện trường vẫn để các emhọc
bình thường, sang tháng 5 khi
kết thúc chương trình mới tổ
chức thi thử theo từng môn.
Khi đó HS chuyên tâm, còn
giáo viên cũng có thời gian
đánh giá những gì chưa được
để có sự điều chỉnh”.
Cùng quan điểm, thầyĐặng
Đình Quý, Phó Hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Thái
Bình (quận Tân Bình), chia
sẻ HS lớp 12 của trường đã
được đăng ký lớp theo tổ hợp
thi ngoài ba môn bắt buộc là
toán, văn, Anh. Ngoài việc
thực hiện theo chương trình
của Bộ, trường đã chủ động
tăng số tiết phục vụ cho các
em theo các tổ hợp thi đã chọn.
TrườngTHPTNguyễnThái
Bình cũng sẽ tổ chức thi thử
khi đã kết thúc chương trình
học để các em được cọ xát,
nắm bắt cách làm bài.
Cóquanđiểmkhác, thầyBùi
MinhBình,HiệutrưởngTrường
THPTLongThới(NhàBè),cho
biết: “Trường sẽ không cho thi
thử để tránh cho HS phải mệt
mỏi.Chúngtôichủtrươngkiểm
tra kiến thức các em thường
xuyên. Sau một học kỳ sẽ có
đánh giá để sàng lọc HS. Em
nàohọc trungbình, yếusẽđược
phụ đạo miễn phí trong buổi
học thứ hai”. •
Ôn thi THPT quốc gia:
Chiến lược 70-30
Theo Bộ GD&ĐT, nội dung
thi nămnay cũng sẽ nằmtrong
chương trình cấp THPT, chủ
yếu là chương trình lớp 12 để
đảmbảongưỡngcơbảnxét tốt
nghiệpTHPT. Đề thi cóđộphân
hóa phù hợp để các cơ sở giáo
dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp
làm cơ sở cho tuyển sinh.
Tiêu điểm
trong quá trình dạy chúng tôi
đã lồng ghép việc ôn tập để
thường xuyên kiểm tra kiến
thức các em” - thầyHoàngnói.
Trong khi đó, thầy Trần
TrungTrực, giáo viênTrường
THPT Nguyễn Chí Thanh
(quận Tân Bình), nhận định
việc điều chỉnh tỉ lệ trên sẽ
làmthay đổi nhiều thứ. Nếu độ
khó của đề thi năm nay tương
đương năm ngoái thì kết quả
tốt nghiệp sẽ giảm đáng kể.
Thầy Trực ví dụ, điểm thi
(2018) của một HS có trung
bình cộng đạt 4,15. Theo cách
tính năm ngoái, điểm học bạ
các môn lớp 12 của HS này
đạt 5,85 là sẽ được công nhận
tốt nghiệp (cách tính theo tỉ lệ
50:50 là (5,85+4,15)/2 = 5).
Thế nhưng nếu tính cách
mới, HS này sẽ trượt vì với
tỉ lệ 70:30 thì (4,15×0,7) +
(5,85×0,3) = 4,66 < 5.
Tuy nhiên, theo đề thi minh
Việc điều chỉnh tỉ
lệ sẽ làm thay đổi
nhiều thứ. Nếu độ
khó của đề thi năm
nay tương đương
năm ngoái thì kết
quả tốt nghiệp sẽ
giảm đáng kể.
họa vừa được công bố thì đề
năm nay có vẻ “dễ thở” hơn
năm trước, nội dung chủ yếu
trong chương trình lớp 12.
Điều này khiến các thầy cô
an tâm phần nào.
Cô Đỗ Thị Việt Phương, tổ
trưởngmônhóaTrườngTHPT
Võ Trường Toản (quận 12),
cho biết tổ đã có sự thay đổi
trong kế hoạch giảng dạy. Cụ
thể, với các lớp không thi đại
học (ĐH) môn hóa như khối
A1, trường đã tăng cường
một tiết để có thời gian luyện
tập nhiều hơn. Các lớp chọn
thi ĐH môn hóa thì vẫn học
và ôn như bình thường. Sau
tháng 3, tổ sẽ có kế hoạch
tập trung ôn kiến thức lớp
12 dưới dạng các chuyên đề.
Một số trường sẽ
tổ chức thi thử
Hiệu trưởng một số trường
nhậnđịnhnhờcósựchuẩnbị từ
Đời sống xã hội -
ThứBa8-1-2019
THANHTUYỀN
C
uối năm 1977, cùng với các lực lượng
khác, Thanh niên xung phong (TNXP)
TP.HCM có mặt ở biên giới Tây Nam
và Campuchia để bảo vệ Tổ quốc, đồng
thời làm nhiệm vụ quốc tế chống lại bọn
Pol Pot tàn ác. Hai năm ở biên giới Tây
Nam, các chàng trai, cô gái TNXP ở tuổi
đôi mươi đã cống hiến sức trẻ của mình, ra
sức chiến đấu, tải đạn, cáng thương, làm
đường, chống lầy...
Đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần...
Tiếp chúng tôi vào buổi tối muộn trong một
căn chung cư nhỏ ở quận 5, TP.HCM, anh
Trang Thành Tâm và vợ mình là chị Nguyễn
Thị Vân vẫn còn nhớ rõ từng thời điểm của
cuộc chiến tranh Tây Nam. “Đó có lẽ là một
kỷ niệm đẹp, rực rỡ và đáng tự hào của một
thời trai trẻ. Nhưng buồn...” - anh Tâm mở
đầu câu chuyện của mình.
Tháng 4-1977, quân Khmer đỏ tấn công
và tiến sâu vào lãnh thổ nước ta, chiếm một
số vùng ở tỉnh An Giang, tấn công vào các
huyện Tân Biên, Bến Cầu và Châu Thành
(Tây Ninh), giết hại đồng bào.
Chưa một lần cầm súng, chưa biết chiến
trường là gì nhưng hàng ngàn TNXP khi
nghe tin bọn Pol Pot sát hại đồng bào mình
đã viết tâm thư bằng máu, xin được ra chiến
trường để chiến đấu. Trang Thành Tâm khi
đó mới 24 tuổi, đang cùng hàng trăm thanh
niên khác lao động ở nông trường Lê Minh
Xuân. Một ngày, Tâm được liên đội trưởng
của mình gọi lên, nói ngắn gọn là chuẩn bị
lên biên giới.
Với TNXP ngày đó, chỉ cần nghe đến hai
chữ “biên giới” là lòng đã sục sôi. Lâu nay,
họ chỉ gắn bó với nông trường, với cuốc
xẻng, quen với công việc đào kênh, trồng
rau, đắp đập... nhưng giờ thì mọi thứ đều
được mang cất hết vào kho để lên đường thực
hiện nhiệm vụ mới. “Anh em khắp nơi rộn
ràng, không biết sẽ về đơn vị nào, có ai thân
thiết hay không. Không khí lúc đó sôi nổi, ai
cũng mang trong mình ý chí chiến đấu bảo
vệ đồng bào” - anh Tâm nhớ lại.
Rồi cũng đến ngày ra trận. Hơn 5.000TNXP
được chia thành 14 liên đội khác nhau, mỗi
đội đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt. Anh
Tâm được phân công về làm đại đội trưởng
Đại đội 1, Liên đội 303. Anh Tâm kể nhiều
TNXP lúc đó vốn sống ở thành phố, được
cha mẹ bảo bọc cho đến ngày lên đường nên
vẫn thấy lo lắng. Nhưng được mọi người
động viên, họ đã vững tâm hơn. “Chúng tôi
động viên nhau cùng cố gắng, sống trọn vẹn
với tuổi trẻ của mình thì không có gì phải sợ
cả” - anh Tâm nói với ánh mắt đầy ý chí như
thuở lên biên giới.
Trưởng thành trong chiến tranh
Không biết gì về súng đạn, về tác chiến
ngoài trận địa, anh em TNXP phải bắt đầu
làm quen với môi trường sống mới nên còn
nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa, lại ở biên giới nước
bạn Campuchia nên cái gì cũng mới mẻ.
Nhưng sự khắc nghiệt của chiến tranh, bọn
Pol Pot liên tục xả pháo mỗi ngày, áp bức
dân lành đã dạy cho các anh em TNXP một
điều: Họ bắt buộc phải chín chắn, trưởng
thành hơn mới bảo vệ được lẽ phải và đồng
bào, bạn bè của mình!
Giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến là
từ tháng 7 đến tháng 10-1978. Chị Nguyễn
Thị Vân, vợ của anh Tâm, nguyên phó đội
Khi cần cầmsúng, họ sẵn sàng!
Hồ sơ - Phóng sự
Khi tiếng súng quân
thù uy hiếp toàn tuyến
biên giới Tây Nam,
hàng ngàn thanh niên
xung phong đã viết
tâm thư bằngmáu,
tình nguyện ra chiến
trường...
Nămnay sẽ
tăng tỉ lệ kết
quả thi từ
50% lên 70%,
còn 30% là
điểmhọc bạ
lớp 12 để xét
tốt nghiệp
THPT.
Học sinh Trường THPTNguyễnDu, quận 10 trongmột tiết học. Ảnh: NQ