037-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm21-2-2019
nhiều DN lớn tham gia như
Vingroup, Novaland, Hưng
Thịnh, Cát Tường…
Saumột thời gian phát triển
tại LongAn, CátTườngGroup
đã tiếp tục mở rộng đến Bình
Phước. Không chỉ dừng lại
ở đất nền, DN này còn phát
triển sản phẩm nhà phố liền
kề, nhà phố thương mại, căn
hộ ở TP Đồng Xoài.
Ông Lê Tiến Vũ, Tổng
Giám đốc Cát Tường Group,
cho biết: “Nắm được nhu cầu
của khách hàng, DN tiếp tục
mở rộng thị trường BĐS tỉnh
lẻ vì giá nhà, đất mềm hơn,
lợi nhuận sau 1-2 năm cũng
rất cao. Hơn nữa, NĐT có
vài trăm triệu đến 1 tỉ đồng
là có thể đầu tư rồi” - ông
Vũ chia sẻ.
Ông Cường, một NĐT,
cho biết vừa mua hai lô đất
triển khai dự án, đẩy nhanh
tiến độ bán hàng.
Mặt tích cực của xu hướng
này là DN đa dạng được sản
phẩm, tiếp cận được nhóm
khách hàngmới và đứng trước
cơ hội mở rộng thị phần, tăng
nhận diện thương hiệu. Các
sản phẩm ở tỉnh giá mềm,
dễ dàng để chủ đầu tư cấu
trúc sản phẩm từ đắt đỏ đến
bình dân.
Chọn lọc khu vực
để thắng lớn
Theo ông Lê Hoàng Châu,
ChủtịchHiệphộiBĐSTP.HCM
(HoREA), lượng dự án tung ra
thị trường TP năm nay giảm
hơn 60% so với năm ngoái.
Đặc biệt, nhiều dự án đang
trì trệ bởi nhiều lý do. Chính
vì vậy, các DN phải chuyển
hướng đầu tư ra địa phương
khác, thậm chí ở các tỉnh xa
để duy trì hoạt động.
Ông Châu cho rằng điểm
mấu chốt là NĐT cần hiểu
rõ khu vực dự định đầu tư.
Dù diện tích đất đai của các
tỉnh rộng lớn nhưng số lượng
nhà, đất có tính thanh khoản
cao không nhiều. Với một số
khu đô thị mới mở ra, lượng
đất nền lớn, giá mềm nhưng
không phù hợp với đặc tính
của dân cư trong tỉnh thì NĐT
vẫn có thể khó bán hàng nếu
tích trữ quá nhiều.
“NĐT nên chọn tỉnh là
quê mình hoặc nơi có nhiều
người thân quen, bạn bè để
tìm hiểu được kỹ càng về địa
lý, tập quán của địa phương
trước khi quyết định xuống
tiền, tránh tình trạng “lướt
sóng”. Cần lưu ý ở tỉnh lẻ
lượng người mua bán sẽ hạn
chế hơn, nếu đầu tư vào khu
vực không phù hợp thì rất khó
bán lại dù là bán lỗ” - ông
Châu khuyến cáo.
Trong khi đó,một số chuyên
gia đưa ra lời khuyên NĐT
nên chọn lọc, tìm đến những
địa phương có công nghiệp
phát triển mạnh và hạ tầng
xã hội tốt thì đất nền càng có
thanh khoản tốt. Những tỉnh
có công nghiệp phát triển,
đứng đầu về thu hút FDI với
sự đầu tư của nhiều tập đoàn
lớn, có các cụm công nghiệp,
hạ tầng giao thông đồng bộ…
là ưu tiên hàng đầu vì khả
năng đất tăng giá là rất cao. •
tại LâmĐồng
đầunăm2018.
Giá lúc đó là
1,5 tỉ đồngnay
đã lên đến trên
2 tỉ đồng. “Ở
tỉnh lẻ, nếu
có “thổ địa”,
người thân thì
cơ hội mua
được những
mảnh đất giá mềm, diện tích
lớn, mặt tiền đường lớn là
rất nhiều. Tại các tỉnh này
thị trường chưa sôi động
nên ít có tình trạng cò, đầu
nậu bơm giá. Mình có thể
mua từ chính chủ với giá
hời” - ông vui vẻ nói.
Theo chuyên gia BĐS
Phan Công Chánh, việc DN
TP ồ ạt đổ về tỉnh lẻ làm dự
NĐT nên chọn lọc,
tìm đến những địa
phương có công
nghiệp phát triển
mạnh và hạ tầng
xã hội tốt thì đất
nền càng có thanh
khoản tốt.
án, bán những
s ả n p h ẩ m
không thuộc
sở trường cho
thấy TP đang
k h a n h i ếm
nguồn cung
cục bộ.
Một nguyên
nhân nữa là
DN gặp khó
ở TP khi thời gian tạo lập
dự án khá dài, phải mất 3-5
năm để có đất sạch, đầy đủ
pháp lý, sẵn sàng đưa ra thị
trường. Trong thời gian này,
DN phải chịu rất nhiều áp
lực về tài chính. Do cần có
sản phẩm mới liên tục để
bán, duy trì hoạt động, các
công ty địa ốc đã chọn giải
pháp dạt ra tỉnh giáp ranh để
QUANGHUY
T
hị trường bất động sản
(BĐS) vùng venTP.HCM
đang có xu hướng lan
rộng. Từ những tỉnh lân cận
giáp ranh nhưĐồngNai, Bình
Dương, Long An… đến nay
các nhà đầu tư (NĐT) đang
tiến xa hơn về Bình Phước,
Bình Thuận, Khánh Hòa,
Lâm Đồng.
Đánh bắt xa bờ
Khi quỹ đất tại TP.HCM
và các vùng lân cận ngày
càng khan hiếm, giá nhà, đất
tăng cao mỗi ngày thì NĐT
buộc phải nhắm tới những thị
trường xa hơn.
Không chỉ là sân chơi dành
cho các doanh nghiệp (DN)
nhỏ và vừa của địa phương,
BĐS tỉnh lẻ đã xuất hiện
Đất nền, nhà phố, đất nhà vườn là
những sản phẩm thu hút các nhà
đầu tư đổ về tỉnh lẻ.
Đầu tư theo nhóm, chơi với “thổ địa”
Ông Nguyễn Duy Minh, Giámđốc một công ty BĐS đang
đi theo hướng đầu tư tại tỉnh lẻ, cho rằng NĐT nên liên kết
lại, đầu tư theo nhóm.
Hình thức này có ưu điểm là lượng tiền vốn thấp, dễ tìm
kiếm người cùng chí hướng. Trong nhóm đầu tư nên có ít
nhất hai cá nhân là người địa phương hoặc có quan hệ mật
thiết với nhữngngười địa phương. Họ có thể nắmbắt những
thông tin để kịp thời gom và bung hàng đúng thời điểm.
“Cần cómôi giới“thổ địa”tại địa phươngmình đầu tư. Môi
giới địa phương sẽ nắm bắt thông tin nhanh và có nhiều
quan hệ trong khu vực hơn” - ông Minh gợi ý.
Đầu tư bất động sản
lan rộng về tỉnh lẻ
Nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đến đất nền ở tỉnh lẻ. Ảnh: QUANGHUY
Bất động sản Bình Dương sẽ được
minh bạch hóa thông tin
Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết năm 2019 minh
bạch hóa thị trường bất động sản (BĐS) sẽ là chủ trương,
hoạt động xuyên suốt. Mục tiêu là phát triển thị trường
BĐS Bình Dương gắn liền với thị trường BĐS vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và TP.HCM.
Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 28 dự án nhà ở được
UBND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây
dựng nhà ở. Có 19 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình
thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh
BĐS 2014.
Danh sách các dự án này được Sở Xây dựng đăng tải
trên cổng thông tin điện tử của Sở và luôn được cập nhật
thường xuyên. Cách làm này góp phần minh bạch hóa
thông tin thị trường, lành mạnh hóa dự án BĐS đã, đang
và sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Hiện Sở đang phối hợp với các ban, ngành thực hiện
nghiêm chỉ đạo của tỉnh về việc chấn chỉnh tình trạng
các chủ đầu tư thực hiện giao dịch khi dự án chưa hoàn
thiện thủ tục pháp lý. Theo sở này, qua phản ảnh của các
cơ quan hữu quan, hiện có 16 dự án mở bán, rao bán khi
chưa có pháp lý hoặc có nhưng chưa xây dựng hạ tầng.
Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân phải tỉnh táo,
không nghe theo những lời quảng cáo “có cánh” không thể
kiểm chứng của bên bán. Đồng thời phải tham khảo thông tin
trên phương tiện thông tin đại chúng như trên website của Sở
Xây dựng, Sở TN&MT để xác định pháp lý của dự án.
PD
Trung bình 1 năm căn hộ tăng giá 7%
(PL)- Đánh giá về đà tăng giá của phân khúc căn hộ
bình dân, Công ty Jones Lang LaSalle (JLL) nhận xét
trong vòng ba năm qua, giá căn hộ trên cả nước tăng trung
bình 7%/năm, riêng chung cư giá rẻ có biên độ tăng cao
hơn, khoảng 10%/năm, tương đương mức tăng 30% trong
giai đoạn 2016-2018.
JLL cho rằng mặc dù chung cư giá rẻ vẫn liên tục tăng
giá nhưng đây vẫn là phân khúc có nhu cầu lớn nhất và
sôi động nhất thị trường vì phục vụ nhu cầu ở thật lẫn đầu
tư an toàn. Dự án nhà ở vừa túi tiền luôn là điểm sáng ổn
định của thị trường nhiều năm qua và sẽ tiếp tục duy trì
sức ảnh hưởng trong tương lai.
Theo chị Thủy Anh, quận 9, cuối năm 2017, gia đình chị
mua một căn hộ tại dự án thương mại khu vực quận 9 với giá
chỉ 1,1 tỉ đồng cho diện tích 62 m
2
, hai phòng ngủ. Đầu năm
2018, khi căn hộ bước sang giai đoạn bàn giao, giá chỉ tăng
50 triệu đồng. Lúc đó nếu so với lãi vay ngân hàng lên đến
11%/năm thì biên độ tăng của căn hộ còn thấp hơn lãi vay.
Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, khi dân cư đã lấp
đầy, các tiện ích xã hội đi vào hoạt động thì giá căn hộ tại
dự án này đã tăng đến 300-350 triệu đồng/căn.
Nhiều khách hàng có nhu cầu mua lại nhưng nguồn
cung rất hạn chế vì với những dự án bình dân, người mua
chủ yếu để ở nhiều hơn là để đầu tư.
THÙY LINH
SSI dự báo doanh nghiệp bất động sản
gặp áp lực lớn
(PL)- Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố một
nghiên cứu bất động sản (BĐS) cho thấy thị trường chưa
thấy dấu hiệu suy thoái nhưng nhiều doanh nghiệp (DN)
gặp áp lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019.
SSI cho rằng năm 2019 hầu hết các DN BĐS niêm yết như
Vinhomes, Novaland, Đất Xanh, Khang Điền hay Nam Long
dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tích cực từ bàn giao dự án. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể chậm hơn so với năm trước.
Theo SSI, các chủ đầu tư thường phát triển thị trường
chính là TP.HCM, nơi có khó khăn về thủ tục cấp phép
dự án bị trì hoãn năm 2018. Do đó duy trì đà tăng trưởng
cao hơn trong năm 2019 là thách thức lớn đối với họ. Lợi
nhuận của một số DN tại TP.HCM có thể gặp áp lực lớn
vào năm 2019 và giảm từ năm 2020.
Mặt khác, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa
40% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn thay vì 45%
như trước sẽ khiến các DN phải chuẩn bị các nguồn lực
thay thế khác.
PHƯƠNG MINH
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook