037-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Theo Bộ GTVT, tuyến đường Trung
Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 51 km,
rộng 17 m, đi qua tỉnh Tiền Giang với
tổng mức đầu tư 9.668,5 tỉ đồng theo
hình thức BOT.Theomục tiêu đề ra, dự
án sẽ hoàn thành vào năm 2020. Do
gặp một số khó khăn, vướng mắc, dự
án bị chậm tiến độ. Nhà đầu tư gồm:
Liên danh Công ty CPĐầu tư xây dựng
Tuấn Lộc (30%), Công ty TNHH Yên
Khánh (30%), Công ty CP ĐTXD BMT
(10%), Công ty TNHH Tập đoàn Thắng
Lợi (10%), Công ty CPHoàngAn (10%),
Công tyCPĐầu tư cầuđườngCII (10%).
Nguyên nhân là do việc huy động
vốn gặp khó khăn; do thay đổi cơ
chế, chính sách pháp luật liên quan
đến quản lý và sử dụng tài sản công,
chính sách về đầu tư PPP cũng như
năng lực của nhà đầu tư dự án.
Để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc cho dự án, Phó Thủ tướng yêu
cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án và các cơ
quan có liên quan có văn bản báo
cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong đó,
làm rõ nguyên nhân của việc chậm
tiến độ, trách nhiệm của các đơn vị
có liên quan. Đồng thời, đề nghị tiếp
tục đầu tư dự án theo hình thức hợp
đồng BOT, đảm bảo thông tuyến
vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu
vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội khu vực ĐBSCL.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng thống
nhất với UBND tỉnh Tiền Giang về
đề xuất chuyển cơ quan nhà nước có
thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND
tỉnh Tiền Giang, đề xuất giải pháp
tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay
vốn cũng như các vướng mắc khác
đối với dự án. Rà soát, xây dựng lại
phương án tài chính của dự án trên
cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân
hàng thương mại. Đồng thời, cơ cấu
lại nhà đầu tư dự án, thay thế nhà
đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có
đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm
theo quy định của pháp luật để tiếp
tục đầu tư dự án đảm bảo tiến độ,
chất lượng, hiệu quả.
Doanh nghiệp đề xuất
hàng loạt giải pháp
Trước đó, Công ty CPBOTTrung
Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp
dự án) có đề xuất thay thế nhà đầu
tư Công ty TNHHYên Khánh bằng
Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả hoặc
Công ty CP Đầu tư cầu đường CII.
Nguyên nhân do nhà đầu tư này đang
vướng nhiều vấn đề pháp lý nên ảnh
hưởng đến các bên liên quan của dự
VIẾT LONG
V
ăn phòng Chính phủ vừa có
thông báo kết luận của Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc đối với dự án đầu tư
xây dựng đường cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận theo hình thức
hợp đồng BOT.
Chuyển dự án về tỉnh
Tiền Giang quản lý
Sau khi nghe ý kiến của các bộ,
ngành, Phó Thủ tướng cho rằng dự
án đầu tư xây dựng đường cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận có vai
trò đặc biệt quan trọng, kết nối khu
vực ĐBSCL với TP.HCM và khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam,
là tuyến đường mà người dân miền
Tây, ĐBSCL mong mỏi.
Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã
chỉ đạo nhà đầu tư và các cơ quan
có liên quan triển khai đạt khoảng
96% khối lượng giải phóng mặt
bằng. Tuy nhiên, dự án đang bị chậm
tiến độ nhiều so với yêu cầu đặt ra
(khởi công năm 2009, đến nay mới
đạt 15,8% khối lượng công việc).
Người dânmong cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sớmhoàn thành để không còn cảnh kẹt xe như thế này trên quốc lộ 1
qua tỉnh TiềnGiang. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Thay nhà đầu tư cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận
PhóThủ tướng TrịnhĐìnhDũng đồng ý giải pháp thay thế nhà đầu tư yếu kémbằng
nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.
án. Đặc biệt, các ngân hàng tài trợ
vốn cho dự án cũng yêu cầu phải
thay thế Công ty Yên Khánh và xác
định đây là điều kiện tiên quyết để
giải ngân vốn tín dụng.
Công tyCPBOTTrungLương -Mỹ
Thuận còn kiến nghị Bộ GTVT báo
cáo Thủ tướng chấp nhận chuyển cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của
dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh
Tiền Giang để chủ động xử lý các
vướng mắc của dự án như lãi vay,
phương án thu phí… Đặc biệt, việc
kiểm soát nguồn vật liệu và giải quyết
hiện tượng giải phóng mặt bằng ở
dạng “xôi đỗ” là những yếu tố quyết
định đến tiến độ hoàn thành dự án.
Bên cạnh đó, về phương án tài
chính (được Bộ GTVT phê duyệt)
quy định lãi suất vốn vay 7,82%/
năm, thấp hơn hợp đồng tín dụng
đã ký với ngân hàng là 10,8%/năm,
chênh lệch lãi suất này là quá lớn, gây
khó khăn cho nhà đầu tư. Ngoài ra,
phương án tài chính cũng bị phá vỡ
do không thể thực hiện được việc hỗ
trợ nguồn doanh thu thu phí tại dự án
cao tốc TP.HCM - Trung Lương…•
Phó Thủ tướng thống
nhất với đề xuất giải
pháp tháo gỡ vướng mắc
về lãi suất vay vốn cũng
như các vướng mắc khác
đối với dự án.
Lập đoàn chuyên gia đánh giá hiện trạng
bãi đá 7 màu
(PL)- Ngày 20-2, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận, đã ký công văn gửi Sở TN&MT,
Sở VH-TT&DL, UBND huyện Tuy Phong liên quan đến
việc bãi đá bảy màu ở xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong) bị
xâm hại nghiêm trọng.
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối
hợp với Sở NN&PTNT, Sở VH-TT&DL, UBND huyện Tuy
Phong khẩn trương tổ chức đoàn công tác gồm các chuyên
gia về tài nguyên môi trường, thủy lợi, bảo tồn, bảo tàng để
kiểm tra, đánh giá cụ thể hiện trạng bãi đá bảy màu. Từ đó
có báo cáo, đề xuất giải pháp khả thi để khôi phục, trả lại
hiện trạng ban đầu cho bãi đá bảy màu, bãi rêu và khu vực
liền kề đã bị san ủi trái phép.
UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chỉ đạo bảo tàng tỉnh có
kế hoạch khảo sát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học và
khoanh vùng bảo vệ thắng cảnh bãi đá bảy màu, bãi rêu. Hồ
sơ này trình UBND tỉnh để xem xét, xếp hạng thắng cảnh
cấp tỉnh vào năm 2020.
Tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Tuy Phong có báo cáo
cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước; hành vi vi phạm
trên lĩnh vực đất đai tại khu vực bãi đá bảy màu, bãi rêu và
kết quả chỉ đạo xử lý vụ việc nói trên. Thời gian báo cáo
cho UBND tỉnh chậm nhất trước ngày 28-2.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, đầu tháng 1-2019,
ông Cao Văn Cư, một hộ dân ở đây, đã lấn chiếm hơn
4.000 m
2
đất công, tự ý thuê xe xúc, xe ủi, san lấp mặt
bằng. Núi cát do hoạt động san lấp đã lấp một phần bãi đá
bảy màu, làm biến mất bãi đá con, đe dọa bãi rêu và phần
còn lại của bãi đá.
PHƯƠNG NAM
Ngày đầu kiểm tra, cao tốc Long Thành -
Dầu Giây thu 3,3 tỉ đồng
(PL)- Trưa 20-2, thông tin từ Tổng Công ty Đầu tư phát
triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đơn vị vẫn
đang phối hợp với đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ
(Bộ GTVT) về việc tổ chức thu phí dịch vụ tại các trạm thu
phí và phương tiện qua lại tuyến cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây.
Theo báo cáo, trong ngày đầu tiên kiểm tra, đoàn ghi nhận
có hơn 39.000 lượt phương tiện tham gia lưu thông qua tuyến
cao tốc. Tổng số phí thu được tại trạm Dầu Giây là 767 triệu
đồng, còn số thu toàn tuyến trong ngày này là 3,3 tỉ đồng.
Sau khi xảy ra vụ cướp 2,2 tỉ đồng tại trạm thu phí Dầu
Giây (thuộc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), dư
luận đặt nghi vấn có sự thiếu minh bạch trong hoạt động thu
phí và báo cáo doanh thu các trạm thu phí của tuyến đường
này. Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã quyết định
ban hành kiểm tra đột xuất công tác tổ chức và hoạt động
của trạm thu phí này với thời hạn năm ngày.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng
cục Đường bộ Việt Nam, đợt kiểm tra này sẽ tập trung vào
công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử
dụng đường bộ Dầu Giây. Thành viên đoàn kiểm tra gồm
các vụ chức năng của Bộ GTVT như Pháp chế - Thanh tra,
Tài chính, Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác
quốc tế. Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng đã đề nghị
Cơ quan CSĐT Bộ Công an phối hợp trong lần kiểm tra
này. Hiện đoàn kiểm tra đang tiếp tục làm việc.
Trước đó, VEC báo cáo trong chín ngày nghỉ Tết nguyên
đán vừa qua, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây có lượng phương tiện bình quân một ngày đêm hơn
43.000 lượt. Mức thu bình quân một ngày đêm tại ba trạm
thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng. Riêng năm 2018,
tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có khoảng
14,7 triệu lượt phương tiện lưu thông, qua đó mang về
khoản doanh thu 1.100 tỉ đồng. Như vậy, số tiền bình quân
tuyến cao tốc này thu được mỗi ngày trong năm 2018 là
hơn 3 tỉ đồng.
VŨ HỘI
Thủ tướng: Năm 2020 thông xe cao tốc
Sáng 20-2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến
độ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng
nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của tuyến cao tốc này đối với sự phát
triển của khu vực ĐBSCL và cả nước. Thủ tướng yêu cầu cần quan tâm đặc
biệt trong chỉ đạo đối với dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu đến
năm 2020 thông xe tuyến đường cao tốc này, đồng thời đảm bảo đúng
quy định của pháp luật và chống tham nhũng, tiêu cực.
Cho rằng cần tính toán lại phương án tài chính, Thủ tướng nhấn mạnh
tinh thần xã hội hóa nguồn lực mạnh mẽ; tích cực giải quyết các tồn tại cũ
theo đúng pháp luật và nhất trí việc chuyển cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook