037-2019 - page 14

14
NGUYỄNTRÀ
“N
hững ngày nắng
nóng, nhiều chất
liệu, vật liệu trở
nên hanh khô, chỉ cần một
tia lửa nhỏ đã dễ dàng bốc
cháy, gây hậu quả nghiêm
trọng. Nhiều thói quen của
bà con dẫn tới tự đốt nhà
mình, thậm chí gây cháy lan
đốt luôn nhà hàng xóm…”.
Thượng tá Đỗ Văn Kháng,
Phó phòng Cảnh sát PCCC
TP.HCM
(ảnh)
, thông tin
cùng
Pháp Luật TP.HCM
những nguy cơ gây cháy nổ
mùa nắng nóng và một số
giải pháp đảm bảo an toàn.
3 thói quen tự đốt nhà
Đầu tiên, những ngày nắng
nóng, người dân có thói quen
sau khi dọn dẹp nhà cửa thì
gom rác đốt cho sạch sẽ.
Thời tiết hanh khô nên mọi
chất liệu cũng dễ cháy hơn,
đỡ mất công, tốn sức nhen
nhóm. Nhưng ai ngờ sạch
chưa thấy đâu, cháy luôn nhà
mình, cháy luôn công xưởng
kế bên,…
Mới chỉ mấy ngày trước,
quận 9 xảy ra một vụ cháy.
Người dân thu gomcỏ đốt gây
cháy lan. Hàng trăm cảnh sát
PCCC được điều động nhanh
chóng tới dập lửa. Những vụ
cháy do thói quen chết người
này thường xảy ra ở các quận
ngoại thành như quận 9, quận
2, huyện Bình Chánh, quận
Thủ Đức,…
Một câu chuyện tương tự
xảy ra ở quận 8 ngày 23 Tết
cách đây ba năm. “Người
dân đốt cỏ ở mộ, lửa lớn,
không kiểm soát được nên
đốt luôn nhà xưởng kế bên
với diện tích 1.000 m
2.
Đốt
cỏ, đốt rác không có người
trông coi là thói quen gây
hỏa hoạn rất lớn trong mùa
nắng nóng. Đã đốt phải tạo
ranh cản lửa. Khoanh vùng
giới hạn từng khu vực để
tiện kiểm soát, tránh cháy
lan sang các công trình hoặc
nhà dân xung quanh. Đốt
ở cuối hướng gió. Đốt đầu
hướng gió, nguy cơ cháy
lan, cháy lớn rất cao. Khi
đốt phải chuẩn bị bình chữa
cháy, vòi nước bên cạnh để
nếu không may xảy ra sự
cố có thể xử lý kịp thời” -
Thượng tá Kháng nói.
Thóiquenthứhaidễgâycháy
nổ là đốt vàng mã, đốt hương.
Người Việt có thói quen đốt
hương, vàng mã nhưng nhiều
giađìnhbấtcẩnkhôngchechắn,
đốt chưa tắt hẳnđã bỏđi.Thậm
chí cóngười thấygiócuốnvàng
mã bay lên cuộn tròn cứngỡ…
ông bà về. Đâu dè tàn lửa bay
cháy rụi. “Đốt rác hay đốt vàng
mã thì khi đốt xong phải dùng
nước dập tắt hoàn toàn đám
cháy, đảm bảo không còn tàn
lửa, lửa không còn khả năng
bùng phát trở lại” - Thượng
tá Kháng nhấn mạnh.
Thói quen thứ ba là bất cẩn
khi sử dụng điện. Nắng nóng,
nhu cầu sử dụng điện tăng cao,
những thiết bị có công suất lớn,
cắm nhiều dây, thiết bị trong
cùngmột ổ cắm, tình trạng câu
mắc… dễ dẫn tới hiện tượng
quá tải, gây chập cháy nghiêm
trọng. “Cần thường xuyên và
định kỳ kiểm tra để phát hiện
và khắc phục kịp thời những
sơ hở, thiếu sót của hệ thống
điện. Ngắt các thiết bị không
cần thiết trong thời gian nghỉ
làm việc, đi ngủ. Chẳng hạn
ra khỏi nhà thì tắt đèn, tắt
quạt…” - ông chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều thói
quen khác của người dân dễ
dẫn tới cháy nổ trong những
ngày nắng nóng như để đồ
dùng dễ cháy nơi đun nấu,
nấu ăn không trông coi…
“Với trường hợp đốt rác lớn,
người dân phải báo với chính
quyền địa phương để có biện
Không có chuyện đếm xe chữa cháy
thu tiền của dân
Nhiều người dân lo lắng khi có tin đồn gọi cảnh sát PCCC
tới chữa cháy sẽ phải tính đầu xe chữa cháy để trả tiền.
Trả lời vấn đề này, Thượng tá Đỗ Văn Kháng khẳng định
chi phí chữa cháy hiện nay do nguồn ngân sách nhà nước
chi trả. Ông chobiết:“Khôngbaogiờ có chuyệnđếmxe chữa
cháy thu tiền của dân. Vì thế, khi có cháy nổ, người dân phải
điện báo ngay cho 114. Saumỗi vụ cháy, cơ quan chức năng
phải điều tra nguyên nhân, tùy theo lỗi, mức độ nặng nhẹ
để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Bạn đọc -
ThứNăm21-2-2019
“Thông thường để chữa
cháy sẽ dùng nước. Tuy
nhiên, có những trường hợp
ngoại lệ.”
Thượng tá
Đỗ Văn Kháng,
Phó phòng Cảnh sát PCCC TP.HCM
Nênnghiêmcấmviệc sănbắt,muabán chimphóng sinh
Các loài chimsẻ, chimcu, chimén bị nhốt trong lồng
để bán cho người mua phóng sinh. Ảnh: MINHVŨ
Những thói quen tự đốt nhà
vào mùa khô
Những ngày nắng nóng tới đây, nếu không bỏ những thói quen này, bạn rất dễ tự đốt nhàmình,
thậm chí đốt luôn nhà hàng xóm.
pháp kiểm soát. Xe máy về
nhà cần để nơi an toàn, sắp
xếp gọn gàng, cách xa nguồn
điện. Nhiều thiết bị công suất
lớn như bàn ủi, lò vi sóng,
máy lạnh, máy giặt… khi sử
dụng nên cân nhắc, hạn chế sử
dụng đồng thời để tránh quá
tải, chạm chập…” - Thiếu tá
Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó
Đội trưởng Đội Tuyên truyền
Cảnh sát PCCC, chia sẻ thêm.
Không phải cứ cháy
là dùng nước dập lửa
Thượng tá Đỗ Văn Kháng
nhấn mạnh ý thức của mỗi
người dân rất quan trọng trong
việc phòng, chống cháy nổ.
Chính người dân phải có kiến
thức để bảo vệ bản thân và gia
đình. Không phải cứ thấy lửa
là lấy nước dập.
“Thông thường, nước được
sử dụng làm chất chữa cháy
chủ đạo. Tuy nhiên, có những
trường hợp ngoại lệ. Cháy do
điện thì thao tác đầu tiên là
phải cúp cầu dao điện tổng để
đảmbảo an toàn, kế đó là dùng
bình bột hoặc bình khí CO
2
để
chữa cháy. Hoặc cháy do xăng
dầu thì tuyệt đối không dùng
nước, bởi nước có tỷ trọng
nặng hơn xăng dầu sẽ khiến
xăng dầu tràn ra, tăng bề mặt
cháy nên lửa lan nhanh hơn.
Thay vào đó nên dùng chăn
ướthoặcbìnhbột,bìnhkhíngăn
cách O
2
với chúng” - Thượng
tá Kháng chia sẻ.
Thiếu tá Nguyễn Thị Hồng
Thủy lại nói vềmột trườnghợp
cháy khá phổ biến là đun nấu
dầu trên chảo bị bén lửa từ bếp
gas. “Trường hợp này, hiệu
quả nhất là dùng bình chữa
cháy. Không có bình thì việc
đầu tiên là phải tắt bếp, khóa
van bình gas, kế đó dùng chăn
hoặc khăn tắm nhúng nước
trùm lên ngọn lửa, đơn giản
hơn là dùng vung nồi úp lại”.
Lực lượng tại chỗ có vai trò
quan trọng trongviệcphát hiện,
ngăn chặn cháy lan, cháy lớn.
“Mỗi gia đình nên tự trang bị
ít nhất một bình chữa cháy và
phải biết sử dụng. Bà con có
thể đọc ở hướng dẫn sử dụng
trên sản phẩm (có cả chữ, hình
ảnh) mà cách nhanh gọn nhất
là hỏi người bán” - Thượng tá
Kháng hướng dẫn. •
Đốt rác cháy rụi ba kiốt bán hàng ở quậnGò Vấp năm2015. Ảnh: XUÂNNGỌC
Tập tục, thói quen đi lễ chùa vào
ngày rằm, mùng 1 rồi mua chim
để phóng sinh là một tập tục dân
gian, thói quen tín ngưỡng của nhiều người. Mua chim
hay mua cá để phóng sinh tức là đã làm được điều phước
đức theo quan điểm của nhiều người.
Từ lâu, phía trước nhiều chùa, như đoạn đường phía
trước cổng chùa Việt Nam Quốc Tự (đường Lê Hồng
Phong nối dài, quận 10) từ nhiều năm nay đã trở thành
một điểm rất quen thuộc của một số người chuyên mua
bán các loài chim để phóng sinh. Mỗi sáng sớm hàng chục
lồng chim nhốt hàng trăm con chim se sẻ được chất ven
đường để bán cho khách đi chùa có nhu cầu mua chim
phóng sinh. Theo lời người bán, việc mua chim để phóng
sinh nhộn nhịp nhất là vào các mùng 1, ngày rằm.
Một lồng chim hơn trăm con se sẻ được bán với giá vài
trăm ngàn đồng. Có những lúc không có chim để bán khi
khách đi chùa hoặc người đi đường mua chim phóng sinh
tăng cao. Tại một số lồng nhốt chim se sẻ, chim én, chim
cu… có lẽ do bị nhốt kín trong một không gian quá chật
chội, tù túng… nên hàng chục con chim non trông ngắc
ngoải, không buồn nhảy nhót, kêu hót. Vài con chết ngay
trong lồng sắt. Những con chim chết trong lồng sắt sau đó
được người bán lấy ra vứt bỏ ngay trên vỉa hè hoặc thùng
rác gần đó.
Tôi đã từng chứng kiến một khách đi chùa mua một
lồng chim se sẻ hơn trăm con để
phóng sinh, sau khi mở cửa lồng
hàng chục chú chim se sẻ, chim
cu hay chim én… không còn đủ
sức để vỗ cánh bay lên không
trung, có con sà ngay trên mái
chùa hoặc sà ngay ở một góc nào
đó rồi chết rũ trông rất xót xa…
Mua chim để phóng sinh khi đi
lễ chùa ban đầu xuất phát từ tập
quán nhân đạo tốt đẹp. Theo quan
niệm nhà Phật, phóng sinh là việc
hành thiện tích đức cứu các loài
sinh vật khỏi bị giết hại hay giam
cầm, trao cho chúng thêm một cơ hội sống tự do. Thế
nhưng việc phóng sinh chim, cá… hiện nay đã bị biến
tướng. Chim, cá vừa phóng sinh xong đã có người chờ bắt
trở lại để bán tiếp. Đó là chưa kể tình trạng gây ô nhiễm
môi trường, tình trạng dịch bệnh do việc nuôi nhốt chim
trong lồng hay do việc phóng sinh cá gây ra. Nhìn tổng
thể bức tranh phóng sinh hiện nay
là sát hại nhiều hơn là cứu rỗi.
Thiết nghĩ đã đến lúc người đi
thăm viếng lễ chùa cần hạn chế và
dần dà từ bỏ thói quen mua chim,
cá để phóng sinh. Bên cạnh đó,
thời gian tới Nhà nước, cơ quan
chức năng cần nghiên cứu, xem
xét nên nghiêm cấm việc săn bắt
các loài chim để phục vụ cho việc
mua bán, phóng sinh nhằm bảo vệ
môi trường sống đang dần bị hủy
hoại như hiện nay.
MINH VŨ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook