037-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm21-2-2019
Bất ngờ từ vụ kiện
y sĩ làm 16 giờ/ngày
Tòa đình chỉ vụ án sau khi nguyên đơn đồng ý rút đơn khởi kiện
để hòa giải với bị đơn từ đầu…
CHÍ HẠO
N
gày 20-2, TAND tỉnh
Cà Mau mở phiên tòa
xét xử phúc thẩm vụ
y sĩ Đường Cẩm Tiên cho
rằng thời gian làm việc quá
nhiều, lên đến 16 giờ/ngày
mà mức thu nhập lại quá
thấp, y sĩ Tiên đã xin nghỉ
việc để khởi kiện Trung tâm
Y tế huyện Trần Văn Thời.
kiện Trung tâm Y tế huyện
Trần Văn Thời, Cà Mau đòi
thêmmột số khoản tiền công
lao động. Tòa đã tuyên đình
chỉ vụ án và hủy án sơ thẩm.
Tại phiênxử,HĐXXTAND
tỉnh Cà Mau và các luật sư
phía nguyên đơn đã làm rõ
nhiều tình tiết quan trọng của
vụ án. Theo đó, án sơ thẩm
đã có sơ suất là khi chưa có
thủ tục hòa giải cơ sở, TAND
huyện Trần Văn Thời đã thụ
lý xét xử. Sơ suất này không
thể khắc phục được ở phiên
tòa phúc thẩm.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩmđã
không tuyên hủy án sơ thẩm
vì lý do vi phạm tố tụng như
nêu trên, mà tuyên đình chỉ
vụ án và hủy án sơ thẩm vì
nguyên đơn đồng ý rút đơn
khởi kiện, bị đơn đồng ý hủy
án sơ thẩm để giải quyết lại
từ đầu.
Sau phiên xử, trao đổi với
chúng tôi, y sĩ Tiên giải thích
về việc rút đơn khởi kiện:
“Nghe HĐXX phân tích, tôi
hiểu được rằng nếu tôi đồng
ý rút đơn hay không thì kết
quả cuối cùng vẫn là hủy án,
giải quyết lại...”.
Luật sư Nguyễn NgọcAnh
(ĐoànLuật sưTP.HCM, người
bảo vệ quyền lợi miễn phí cho
y sĩ Tiên ở phiên phúc thẩm)
đánh giá: “Việc y sĩ Tiên chủ
động rút đơn kháng cáo, rút
hồ sơ khởi kiện để tiến hành
hòa giải tại cơ sở theo luật định
và nếu không thành thì khởi
kiện lại từ đầu là một phương
án hài hòa, tránh việc hủy án
sơ thẩm vì lý do vi phạm tố
tụng. Khi đó, nguyên đơn sẽ
tiến hành lại các bước như tòa
đã phân tích, hướng dẫn để đòi
lại quyền lợi chính đáng của
mình. Và tôi cũng sẽ tiếp tục
đồng hành cùng y sĩ Tiên”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, y sĩ Tiên ký
hợp đồng thử việc với Trạm
Y tế xã Khánh Hải (huyện
Trần Văn Thời) vào ngày
8-5-2014 với mức lương thử
việc 3.089.000 đồng/tháng.
Hết thời gian thử việc, đến
bốn tháng sau cô mới có
hợp đồng lao động chính
thức vào ngày 1-3-2015 với
mức lương 3,6 triệu đồng/
tháng. Cho rằng thời gian
làm việc quá nhiều, lên đến
16 giờ/ngàymà mức thu nhập
lại quá thấp, y sĩ Tiên đã rà
lại các chế độ theo quy định
và xin nghỉ việc để khởi kiện
Trung tâm Y tế huyện Trần
Văn Thời.
Cụ thể, y sĩ Tiên đòi được
trả thêmở bốn khoản với tổng
số tiền hơn 127 triệu đồng.
Đó là tiền trực đêm trong
giai đoạn tập sự và giai đoạn
được hợp đồng chính thức.
Y sĩ Tiên cho rằng mình đã
lao động thường xuyên 16
giờ/ngày, giai đoạn hợp đồng
chính thức lao động bình
quân 12 giờ/ngày nhưng chưa
bao giờ cô có thu nhập quá 4
triệu đồng/tháng. Đối chiếu
quy định, cô tính toán được
Trung tâm Y tế huyện Trần
Văn Thời phải trả thêm cho
mình hơn 104 triệu đồng.
Ở ba khoản khác là chế độ
đặc thù ngành, không chi trả
phụ cấp đầy đủ và không chi
trả tiền tiêm chủng cho cá
nhân theo quy định. Ba khoản
này y sĩ Tiên đòi Trung tâm
Y tế huyện Trần Văn Thời
trả thêm 23 triệu đồng.
Tháng1-2018,TANDhuyện
Trần Văn Thời thụ lý vụ án;
tháng 11-2018, tòa này đưa
ra xét xử và tuyên bác toàn
bộ yêu cầu của nguyên đơn.•
Sau phiên xử, y sĩ Đường CẩmTiên cho biết cô đã bỏ nghề y và
đang học nghềmới. Ảnh: TRẦNVŨ
Xửvụ thất thoát hơn
ngàn tỉ ởNgânhàng
VCBTâyĐô
Ngày 20-2, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án vi phạm quy định về hoạt động cho vay
gây thất thoát hơn 1.000 tỉ đồng xảy ra tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây
Đô (VCB Tây Đô). Rất đông những người liên quan
được triệu tập đến tòa. Phiên tòa cũng chật cứng
người đến tham dự.
Nhóm bị cáo là cán bộ VCB Tây Đô gồm: Nguyễn
Minh Chuyển (52 tuổi, nguyên giám đốc), Trần Anh
Huy (45 tuổi, nguyên trưởng phòng Tín dụng) và
Nguyễn Hữu Nghĩa (46 tuổi, nguyên cán bộ) cùng
bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3
Điều 179 BLHS năm 1999.
Nhóm bị cáo là giám đốc các doanh nghiệp gồm
Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Công Trừng, Võ
Vũ Bình, Trang Hồng Sơn, Võ Hoàng Thám, Cao
Hoàng Thám, Trịnh Minh Tú, Nguyễn Thanh Hùng
cùng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS năm 1999.
Theo cáo trạng mới nhất của VKSND Tối cao
ngày 29-11-2018, từ năm 2010 đến tháng 12-2014,
Chuyển, Anh Huy, Hữu Nghĩa và một số cán bộ của
VCB Tây Đô có hành vi vi phạm trong việc lập hồ
sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám
sát vốn vay, vi phạm về quy chế cho vay đối với
khách hàng, không tuân thủ nghiêm túc quy chế cho
vay của Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Các bị can đã ký và thực hiện 56 hợp đồng tín
dụng cho 41 doanh nghiệp thuộc sáu nhóm khách
hàng với tổng số tiền giải ngân trên 2.467 tỉ đồng
vay vốn, đến nay không có khả năng thu hồi. Hành
vi này đã gây thiệt hại cho VCB Tây Đô tổng số tiền
hơn 1.838 tỉ đồng.
Thông qua đó, các bị can Hùng Cường, Công
Trừng, Cao Hoàng Thám, Trần Văn Anh Duy, Vũ
Bình, Võ Hoàng Thám, Hồng Sơn, Minh Tú và
Thanh Hùng (là chủ các nhóm doanh nghiệp trên địa
bàn) đã lừa đảo chiếm đoạt của VCB Tây Đô tổng số
tiền trên 1.051 tỉ đồng.
Đối với Trần Văn Anh Duy đã có hành vi giúp
sức cho Vưu Minh Tuấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản
nhưng hiện Tuấn đã bỏ trốn nên VKSND Tối cao ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với Anh Duy. Khi
nào bắt được Tuấn sẽ xử lý trong cùng một vụ án…
Đại diện VKS đã dành gần hết ngày để công bố
bản cáo trạng dài hơn 100 trang giấy.
HẢI DƯƠNG
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HD
Cho rằng thời gian
làmviệc quá nhiều,
lên đến 16 giờ/ngày
màmức thu nhập lại
quá thấp, y sĩ Đường
CẩmTiên đã xin
nghỉ việc để khởi kiện
Trung tâmY tế huyện
TrầnVănThời.
Ngày 20-2, TAND tỉnh Hậu Giang đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án cố ý làm trái… xảy ra tại Công ty Cổ phần
Lương thực Hậu Giang (gọi tắt là CTLT Hậu Giang)
gây thất thoát hơn 205 tỉ đồng. Trước đó, tháng 3-2018,
TAND đưa vụ án ra xét xử nhưng đã trả hồ sơ để điều tra
bổ sung làm rõ một số vấn đề.
Các bị cáo Võ Trường Hùng (cựu tổng giám đốc CTLT
Hậu Giang), Đặng Hoàng Việt (cựu phó tổng giám đốc),
Trần Xuân Mãi (cựu kế toán trưởng), Lê Trần Quang
Thái (cựu trưởng phòng kế hoạch…) và Võ Thị Thu Hà
(giám đốc Công ty TNHH XNK - TM Võ Thị Thu Hà)
cùng bị truy tố về tội cố ý làm trái... Riêng bị cáo Huỳnh
Văn Thông (cựu phó tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT
CTLT Hậu Giang) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, bị cáo Hùng là người đại diện 10%
phần vốn nhà nước, là người đại diện trước pháp luật
của CTLT Hậu Giang. Bị cáo Hùng đã có hành vi ký hợp
đồng xuất khẩu gạo với Công ty MT Centertrade Co.Ltd
(Thái Lan), tổng giá trị hợp đồng 41,25 triệu USD, tương
đương 868 tỉ đồng, cao hơn 40% tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp và không thông qua HĐQT. Ông Hùng
cũng chuyển tiền ứng trước cho Võ Thị Thu Hà vượt 10%
so với quy định, không kiểm tra nguồn hàng, không xác
định số lượng thực có trong kho nhưng vẫn ký bán lại số
lượng gạo đã mua của công ty bà Hà, gây thiệt hại trên 32
tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Hùng còn câu kết với bà Hà lập khống các
hợp đồng mua bán gạo, ký các chứng từ thanh toán, quyết
toán không đúng quy định... Tổng số tiền ông Hùng đã gây
thiệt hại cho CTLT Hậu Giang là trên 205 tỉ đồng. Ông
Hùng bị cáo buộc phạm tội với vai trò chủ mưu cầm đầu.
Còn bà Hà thì bị xác định đã câu kết với ông Hùng
cùng thực hiện hành vi gian dối trong việc ký 14 hợp
đồng khống mua 71.000 tấn gạo và các hành vi khác...
gây thiệt hại cho CTLT Hậu Giang trên 172 tỉ đồng.
Bị cáo Huỳnh Văn Thông là người đại diện 23,28% vốn
nhà nước tại CTLT Hậu Giang nhưng Thông đã không
thực hiện hết trách nhiệm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, để
ông Hùng làm trái quy định của Nhà nước trong thời gian
dài, gây thiệt hại cho CTLT Hậu Giang 205 tỉ đồng. VKS
nhận định hành vi của Huỳnh Văn Thông gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng. 
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong năm ngày.
HẢI DƯƠNG
Cả dàn cựu lãnh đạo Công ty Lương thực Hậu Giang hầu tòa
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook