041-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa26-2-2019
TrạmBOT Cai Lậy: Chưa
chốt thời điểm thu phí
Sau họp báo, nếu còn những vấn đề cần tiếp tục xử lý thì sẽ tập hợp trình
lãnh đạo Bộ GTVT, sau đómới quyết định thu phí lại ngày nào…
N.GIAO-Đ.HÀ-H.DƯƠNG
T
ại cuộc họp báo về trạm
thu phí Cai Lậy (quốc
lộ 1, Tiền Giang) chiều
25-2, Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Nhật cho biết cuộc
họp báo nhằm lấy ý kiến của
giới báo chí, truyền thông về
phương án thu phí trở lại đối
với BOT Cai Lậy, sau đó hoàn
thiện phương án trình Thủ
tướng Chính phủ để tổ chức
thực hiện. “Còn bây giờ nói
thu phí lại ngày nào thì chưa
kết luận được” - Thứ trưởng
Nhật nói.
Minh bạch vị trí
đặt trạm
Sau khi đại diện Bộ GTVT
báo cáo về phương án thu phí
trở lại của trạm BOT Cai Lậy,
các nhà báo bắt đầu đặt câu hỏi.
PV báo
Pháp Luật TP.HCM
nêu vấn đềQuốc hội đã cóNghị
quyết 437 về việc đặt trạmBOT
có mâu thuẫn gì với việc Bộ
GTVT giữ nguyên vị trí trạm
BOT Cai Lậy như hiện nay,
căn cứ pháp lý nào?
Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn
Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ
Đối tác công tư (PPP - Bộ
GTVT), cho rằng Nghị quyết
437 của Quốc hội có hiệu lực
từ năm 2017, trong khi dự án
nâng cấp đoạn quốc lộ 1 và xây
tuyến tránh Cai Lậy được quyết
định đầu tư vào năm2013, khởi
công năm 2014 trước khi nghị
quyết ban hành nên không hồi
tố lại. “Để thực hiện nghị quyết
này, Bộ đã dừng ba dự án, chỉ
đầu tư trên tuyến đường mới.
Riêng đối với dự án BOT Cai
Lậy và một số dự án trước đó
vẫn giữ nguyên, không hồi
tố” - ông Huy nói.
Đồng thời, theo ông Huy, Bộ
GTVT đã nhiều lần làm việc
với các cơ quan liên quan, phân
tích ưu, nhược điểm của năm
phương án và chọn phương
án 1 là phương án cuối cùng.
Phương án này đến nay là phù
hợp và hợp lý.
Nói về thẩm quyền của bộ
trưởng Bộ GTVT và cơ sở
pháp lý đặt trạm, ông Huy cho
rằng tại Điều 2 Thông tư 159
của Bộ Tài chính có quy định
đối với quốc lộ, thẩm quyền
đặt trạm là Bộ GTVT. Đối với
trạm không thuộc quy hoạch
hoặc khoảng cách giữa hai
trạm không đảm bảo cây số
theo quy định (khoảng cách
hai trạm phải 70 km trở lên -
PV) thì Bộ GTVT thống nhất
với địa phương trước khi đặt
trạm. “TrạmCai Lậy cách trạm
An Sương - An Lạc là 92 km,
trạm Cần Thơ - Phụng Hiệp là
80 km, đảm bảo hơn 70 km.
Tuy nhiên, để đảm bảo công
khai, minh bạch thì quá trình
lập trạm Bộ cũng có lấy ý kiến
của Bộ Tài chính và UBND
tỉnh Tiền Giang, hai cơ quan
này đều chấp thuận đặt vị trí
này” - ông Huy cho biết.
Tỉnh có trách nhiệm
giữ trật tự
Trả lời câu hỏi về việc kéo
dài thời gian thu phí, theo ông
Huy, vấn đề này Bộ GTVT và
nhà đầu tư đã xem xét nhưng
để chặt chẽ thì cần ký lại phụ
lục hợp đồng và khi đó mới
biết chính xác thời gian kéo
dài là bao nhiêu, có thể là 19
năm chín tháng nhưng cũng
có thể là 18 năm.
PV báo
Công An Nhân Dân
hỏi nhà đầu tư về phương án
đảm bảo giao thông, an ninh
trật tự khi trạm thu phí trở lại.
Ông Phạm Văn Cường, Phó
Giám đốc hành chính Công
ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1
Tiền Giang (đại diện chủ đầu
tư), thừa nhận: “Chúng tôi
chưa có biện pháp gì, nếu tài
xế đưa tiền chẵn thì chúng
tôi chọn làn thối tiền, nếu trả
tiền lẻ thì chúng tôi chọn làn
đếm tiền, còn nếu kẹt xe thì
chúng tôi chỉ biết xuống năn
nỉ tài xế…”.
Về vấn đề này, Thứ trưởng
Nguyễn Nhật cho biết UBND
tỉnh Tiền Giang có trách
nhiệm họp với các sở, ngành,
lực lượng công an cùng phối
hợp đảm bảo an ninh trật tự.
Riêng Bộ GTVT sẽ cố gắng
rà soát, xử lý tối đa bất cập
trong các dự án BOT để hạn
chế xung đột giữa các bên.
Nếu xử lý tốt xung đột sẽ hạn
chế xảy ra tình trạng mất an
ninh trật tự.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật
nhấn mạnh buổi họp báo là để
lấy kiến về vấn đề trạm thu phí
BOT Cai Lậy thu phí lại. Nếu
còn những vấn đề gì cần tiếp
tục xử lý thì sẽ tập hợp trình
lãnh đạo Bộ GTVT, sau đó
Bộ mới quyết việc thu phí lại
ngày nào. “Còn bây giờ nói thu
phí lại ngày nào thì chưa thể
kết luận được” - Thứ trưởng
Nhật nói.•
Thứ trưởng BộGTVT
(đứng)
chủ trì buổi họp báo về trạmBOT Cai Lậy chiều 25-1. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Giảm 63% giá vé
Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ năm phương án
thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, trong đó ưu tiên phương án 1 là
“giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy, thực hiện giảm giá cho các
phương tiện và mở rộng phạm vi giảm giá cho nhân dân khu
vực lân cận trạm” và phương án ưu tiên hai là “xây dựng thêm
một trạm trên tuyến tránh, thu trên cả hai trạm, phương tiện
đi trên tuyến nào, doanh thu sẽ hoàn vốn cho tuyến đó”. Sau
khi có báo cáo, ngày 20-12-2018, Thủ tướng Chính phủ đã có
chỉ đạo Bộ GTVT triển khai theo phương án giữ nguyên trạm
thu phí Cai Lậy như hiện nay. Theo phương án này, tiếp tục
miễn, giảm trong phạm vi 10 km tính từ trạm đến tám xã lân
cận. Giá vé cũng được giảm 63%, cụ thể từ mức 35.000 đồng
xuống còn 15.000 đồng/lượt…
Vấn đề kéo dài thời
gian thu phí, Bộ
GTVT và nhà đầu tư
đã xem xét nhưng để
chặt chẽ thì cần ký lại
phụ lục hợp đồng…
Thủ tướng: TP.HCM cần giải quyết
căn bản những dự án lớn
(PL)- Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo
kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm
việc với lãnh đạo TP.HCM mới đây. Theo đó,
ngoài những điểm sáng, Thủ tướng đánh giá
công tác quy hoạch của TP còn nhiều bất cập,
đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị và
hạ tầng xã hội. Nhiều dự án hạ tầng lớn bị chậm
tiến độ, điển hình như dự án mở rộng sân bay
Tân Sơn Nhất, metro tuyến số 1 Bến Thành -
Suối Tiên, dự án chống ngập úng, Bến xe Miền
Đông, dự án Bình Thạnh...
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới TP cần
xây dựng các chương trình hành động để giải quyết
căn bản những dự án lớn hiện nay như giao thông,
nhà ở xã hội, tái định cư. Đồng thời, TP.HCM cần
triển khai quyết liệt tổng thể nhiều giải pháp để
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với
chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn
giao thông, úng ngập nước, ô nhiễm môi trường,
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với kiến nghị của TP về đẩy nhanh tiến độ
mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thủ tướng
giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với ủy ban quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT, Bộ
Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương thực
hiện đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án theo
quy định, đảm bảo đưa các công trình của dự án vào
khai thác sử dụng trong năm 2020.
Thủ tướng cũng giao TP.HCM tập trung xử lý
những vấn đề bức xúc của người dân. Kiểm tra xem
xét, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của công dân,
nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông
người kéo dài liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm,
Khu công nghệ cao TP.HCM...
P.PHONG
Đường sắt cao tốc: Hà Nội đi TP.HCM
chỉ năm giờ 20 phút
(PL)- Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng
Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án
đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Theo
đó, dự án có tổng chiều dài 1.559 km chạy dọc
hành lang Bắc-Nam, đi qua 20 tỉnh với điểm đầu
ga Hà Nội, điểm cuối là ga Thủ Thiêm
(TP.HCM). Trong đó, 60% chiều dài tuyến đi
trên cao, 10% đi ngầm và 30% đi trên nền đất.
Đoàn tàu được lựa chọn theo công nghệ động lực
phân tán (EMU).
Dự kiến tổng mức đầu tư 58,71 tỉ USD (1,3 triệu
tỉ đồng). Dự án được phân chia theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2020-2032), nghiên cứu đầu tư xây
dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM.
Giai đoạn 2 (2032-2050), đầu tư xây dựng đoạn
Vinh - Nha Trang, trong đó đoạn Vinh - Đà Nẵng
hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang
hoàn thành năm 2050.
Về nguồn vốn, báo cáo nghiên cứu đề xuất Nhà
nước đầu tư khoảng 80%, vốn tư nhân khoảng 20%
(trong đó tư nhân sẽ mua sắm đoàn tàu và một số
thiết bị; chịu trách nhiệm vận hành khai thác, duy
tu, bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng). Sau khi hoàn
thành dự án, thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM là
năm giờ 20 phút nếu không dừng ở một số ga và sáu
giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga.
Báo cáo trình Thủ tướng cũng đưa ra ba kịch bản
phát triển đường sắt trên tuyến Bắc-Nam. Trong đó,
kiến nghị kịch bản 3 là xây dựng tuyến đường sắt
mới hoàn toàn với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ
khai thác 320 km/giờ.
Trước đó, Bộ GTVT cho biết dự án đường sắt
tốc độ cao dự kiến Chính phủ trình Quốc hội xem
xét thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp
tháng 10-2019. Trường hợp báo cáo tiền khả thi dự
án được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT sẽ triển khai
chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, giải
phóng mặt bằng từ năm 2020 đến 2025. Triển khai
xây dựng từ năm 2026, dự kiến đưa vào khai thác
đoạn ưu tiên từ năm 2032; tiếp tục xây dựng các
đoạn còn lại từ năm 2035, hoàn thành toàn tuyến
vào năm 2050.
VIẾT LONG
Họ đã nói
Sau hơn một năm dừng thu
phí thì nhà đầu tư đã lỗ hơn 130
tỉ đồng, đi vàongõ cụt. Chọngiải
pháp thu phí lại, hiện chúng tôi
đã giảm 63% giá vé. Với giá này,
chi phí vận hành vẫn chừng đó,
đólàgánhnặngcủanhàđầutư…
Ông
PHẠMVĂN CƯỜNG
,
Phó Giám đốc hành chính Công ty
TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook