041-2019 - page 16

16
Các nhà sinh vật học ở Brazil bối
rối không thể hiểu tại sao xác một
con cá voi lưng gù dài 11 m lại có thể
nằm chết trong rừng, nằm cách biển
tới 15 m, theo
Daily Mail
ngày 24-2.
Xác con cá voi lưng gù nặng 10
tấn này được tìm thấy vào ngày
22-2, giữa các bụi cây thấp trên đảo
Marajo, ngoài khơi biển Araruna ở
cửa sông Amazon. Các nhà khoa học
tin rằng con vật chết ngoài biển và
bị xô vào rừng do biển động và thủy
triều dâng cao.
Đội nghiên cứu đến từ cơ quan môi
trường SEMA đã tới kiểm tra xác con
cá voi non 12 tháng tuổi này và thu
thập thông tin giúp lý giải tại sao loài
động vật biển có vú này lại “lạc trôi”
vào rừng. Trong video, con vật nằm
giữa nền đất lầy lội bao quanh là rừng
cây đước rậm rạp và không có dấu
hiệu thương tích dễ thấy.
Trên trang Facebook của Viện
Bicho D’agua trên đảo Marajo, các
nhà sinh vật học nghi ngờ con cá voi
bị mắc vào rừng cây đước sau khi
bị sóng cao đánh dạt vào bờ. Theo
tờ
Maritime Herald
, nó có thể chết
do nuốt phải rác thải nhựa. Các nhà
khoa học cho biết sau khi có kết quả
khám nghiệm mới có thể xác định
nguyên nhân chính xác dẫn tới cái
chết của con vật. Nhà chức trách chưa
có kế hoạch di dời xác con vật do
kích thước, trọng lượng và vị trí của
nó. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu
sẽ tìm cách chôn xác nó và gửi bộ
xương tới bảo tàng lịch sử tự nhiên
Goeldi ở TP Belem.
Cá voi lưng gù thường xuất hiện ở
bờ biển Đông Bắc Brazil từ tháng 8
đến tháng 11 hằng năm. Đây là khu
vực sinh sản quen thuộc của chúng.
Sau đó, chúng di cư tới Nam Cực để
kiếm ăn.
THIÊN THANH
thương mại với Trung Quốc,
cam kết rút quân khỏi Syria
và Afghanistan nhưng duy
nhất muốn xây dựng quan
hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Đây là điều khá kỳ lạ và đặc
biệt kỳ lạ hơn đối với các
nước châu Âu” - nhận xét
của ông Victor Cha, chuyên
gia về Hàn Quốc tại CSIS.
Đối lập với “tình yêu” dành
cho nhà lãnh đạo Triều Tiên,
tổng thống Mỹ nhắm thẳng
mũi giáo vào châu Âu bằng
thuế, lệnh trừng phạt và lời
đe dọa rút khỏi NATO sau
khi chấm dứt vai trò thành
viên của một số tổ chức và
hiệp ước quốc tế khác. “Ông
Trump có vẻ thích thương
thuyết với nhà lãnh đạo Kim
hơn là với EU” - TS Pardo
nhận định.
EU đã cố gắng thúc đẩy
việc ký kết thỏa thuận đầu
tiên của Triều Tiên trong hợp
tác kinh tế nhằm đổi lấy việc
ngừng thử vũ khí hạt nhân
của quốc gia này. Vai trò của
EU sẽ càng quan trọng hơn
nếu Mỹ, Triều đạt được một
thỏa thuận mới. Chuyên gia
Victor Cha khẳng định EU
và các đối tác phải gánh vác
việc cung cấp năng lượng
tạm thời cho Triều Tiên nếu
đây là điều kiện để cam kết
được thông qua.
“EU hy vọng một bán đảo
Triều Tiên không hạt nhân,
một hiệp ước hòa bình và
tuyên bố chấm dứt chiến
tranh Triều Tiên. Các nước
EU ngoại trừ Pháp đã bình
thường hóa quan hệ với
chính phủ tại Bình Nhưỡng.
Một số nước có đại sứ quán
ở đây và họ thông tin rất rõ
tình hình ở Triều Tiên. Tôi
nghĩ EU luôn đóng vai trò
quan trọng ở cả hai mặt: Bên
gây sức ép và bên tham gia
hỗ trợ” - chuyên gia Victor
Cha nói.•
(*)
Hà Minh Thu là
nhà báo đang làm việc
tại đài truyền hình địa
phương ở nước Cộng hòa
Moldova, châu Âu.
• Tổng thống Mỹ
Donald Trump thông
báo
hoãn việc tăng thuế
đối với 200 tỉ USD hàng
hóa Trung Quốc, dự kiến
được áp đặt vào ngày
1-3, do Mỹ đã đạt được
tiến bộ đáng kể trong các
cuộc đàm phán thương
mại với Trung Quốc.
• Cơ quan nhập cư
Colombia ngày 24-2
cho biết
hơn 100 binh
sĩ Venezuela đã đào
ngũ và chạy trốn sang
nước này, theo báo
The
Straits Times
. Các binh sĩ
Venezuela đào ngũ diễn
ra trong bối cảnh thủ lĩnh
đối lập Juan Guaido kêu
gọi quân đội từ bỏ Tổng
thống Nicolas Maduro
và trợ giúp ông tiếp nhận
cũng như đưa hàng viện
trợ thiết yếu vào đất nước
nhằm giảm bớt tình trạng
thiếu lương thực và thuốc
men.
TRI TÚC
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa26-2-2019
HÀMINHTHU (*)
T
rước thềm hội nghị
thượng đỉnh Mỹ-Triều
lần hai diễn ra tại thủ đô
Hà Nội của Việt Nam vào
ngày mai, 27-2, châu Âu
hy vọng một thỏa thuận phi
hạt nhân hóa sẽ được ký kết
và Bình Nhưỡng sẽ cởi mở
hơn về các cải cách kinh tế
của họ. Đây là ý kiến của
TS Ramon Pacheco Pardo,
Chủ tịch KF-VUB Hàn
Quốc tại Viện Nghiên cứu
châu Âu về quan hệ quốc tế
thuộc Trường King’s College
London (Anh).
Châu Âu “đồng cảm”
với Triều Tiên
Sau khi bức tường Berlin
sụp đổ, nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ châu Âu bắt
đầu xây dựng hệ thống nhà
nước dân chủ với nhiều cải
cách thể chế và tự do hóa
thị trường. Vì thế, châu Âu
thấu hiểu và đồng cảm với
những thử thách mà Triều
Tiên đang phải đối mặt.
“Đặc biệt là các cải cách
kinh tế bởi châuÂu đã trải qua
điều đó. Trước đây chúng ta
có các quốc gia phải chuyển
đổi để trở thành thành viên
của cộng đồng châu Âu ngày
nay” - TS Pardo trao đổi với
Trung tâmNghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS), có
trụ sở ở Washington (Mỹ).
TS Pardo nhận định chưa
có những tiến bộ rõ rệt kể
từ sau hội nghị Mỹ-Triều ở
Singapore vào tháng 6 năm
ngoái. “Triều Tiên và Mỹ
hiểu rất rõ họ muốn gì tại
cuộc gặp gỡ lần này. Trong
vài tháng tới, Mỹ muốn Triều
Tiên phải hành động rõ ràng
để ít nhất chứng tỏ là họ sẵn
sàng thực hiện phi hạt nhân
hóa dù thực tế có thể không
như mong đợi” - TS Pardo
phát biểu.
Sau bốn thỏa thuận chung
được ký kết khá mơ hồ, hội
nghị trong tuần này đòi hỏi
hai nhà lãnh đạo phải đưa ra
một định nghĩa chung về phi
hạt nhân hóa và hòa bình.
Đối với nhà lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong-un, việc này
đồng nghĩa Mỹ phải rút hết
quân đội trong khu vực, trong
khi Tổng thống Mỹ Donald
Trump cho rằng đó là chấm
dứt chương trình vũ khí của
Triều Tiên một cách “hoàn
toàn, có thể kiểm chứng
và không thể đảo ngược”
(complete, verifiable and
irreversible).
Trong khi đó, EU khá quan
ngại về sự đe dọa vũ khí
hạt nhân của Bình Nhưỡng
ở Trung Đông. “Nếu công
nghệ tên lửa này được chuyển
đến các nước Trung Đông
hay thậm chí Bắc Phi và rơi
vào tay các nhóm khủng bố,
bất ổn là điều không thể
tránh khỏi” - TS Pardo nói
với CSIS.
EU và cuộc chuyển
biến của Triều Tiên
Chính sách ngoại giao
khó tiên đoán của Tổng
thống Trump là điều kỳ lạ
đối với các nước châu Âu.
“Mỹ phát động chiến tranh
Hai chuyên gia Ramon Pacheco Pardo
(bìa trái)
và Victor Cha
(thứ hai từ trái sang)
trongmột sự kiện
tại Brussels (Bỉ) nhằmđánh giá kết quả hội nghị thượng đỉnhMỹ-Triều lầnmột tại Singapore
nămngoái do KF-VUBHànQuốc và CSIS tổ chức. Ảnh: CSIS
Chính sách cam kết của EU
với Triều Tiên
Liênminh châu Âu (EU) và CHDCNDTriềuTiên chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm2001 nhưng trước đó,
hai bên từng tổ chức cuộc đối thoại chính trị đầu tiên vào
năm 1998. Đại diện của EU tại địa phương được luân phiên
bởi một trong bảy nước có đại sứ quán thường trú tại quốc
gia này là Bulgaria, Cộng hòa Czech, Đức, Ba Lan, Romania,
Thụy Điển và Vương quốc Anh.
EU có chính sách cam kết đối với Triều Tiên nhằm giảm
căng thẳng trong khu vực và duy trì hòa nhập quốc tế cũng
như cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này. Các hỗ trợ
nhân đạo và phát triển các chương trình giáo dục, nghiên
cứu dành cho Triều Tiên là minh chứng cho lời cam kết ấy.
Với TriềuTiên, Mỹ sẽ dẫn dắt
các cuộc đàm phán về phi hạt
nhân hóa, Hàn Quốc sẽ hợp
tác trong quá trình hòa giải
nhưng châu Âu sẽ là tiếng nói
quốc tế quan trọng trong các
vấn đề liên quan đến chuyển
biến của quốc gia này.
TS
RAMON PACHECO PARDO
,
Chủ tịch KF-VUB Hàn Quốc tại Viện
Nghiên cứu châu Âu về quan hệ quốc
tế thuộc Trường King’s College London
Tiêu điểm
EU làm tốt cả hai
mặt: Bên gây sức
ép và bên tham gia
hỗ trợ. EU hy vọng
hiệp ước phi hạt
nhân hóa sẽ được
ký kết và sẽ ra sức
đáp ứng điều kiện
được đưa ra từ phía
Triều Tiên.
5
trung tâmchỉ huy đầu não củaMỹ, trong đó có Lầu Năm
Góc, nhiều khả năng trở thànhmục tiêu tấn công của tên
lửa siêu thanh Zircon của Nga nếu Washington phóng
tên lửa vàoMoscow. Danh sách này do kênh truyền hình
Russia-1 của Nga liệt kê.
TRI TÚC
Xác con cá voi lưng gù được tìm thấy trong rừng rậm ở Amazon ngày 22-2. Ảnh: SPUTNIK
EU đồng cảm với Triều Tiên
Đối với CHDCNDTriều Tiên và vấn đề phi hạt nhân hóa, Liênminh châu Âu (EU) làm tốt ở cả hai vai trò:
Bên gây sức ép và bên thamgia hỗ trợ.
Bí ẩn cávoi 10 tấn chết trong rừngAmazon
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook