044-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu1-3-2019
Quan hệ Mỹ-Triều: Vẫn còn
cơ hội phía trước
Dù không ký thỏa thuận chung nhưngMỹ và Triều Tiên hoàn toàn có thể tiếp tục
ngồi vào bàn đàmphán để thảo luận quy trình phi hạt nhân hóa.
ĐỖTHIỆN
thực hiện
T
rò chuyện với PV
Pháp
Luật TP.HCM
chiều 28-2,
sau khi thượng đỉnh Mỹ-
Triều kết thúc mà không đạt
được thỏa thuận chung, TS
Nguyễn Việt Phương, nghiên
cứu viên tại Trung tâmBelfer,
ĐH Harvard (Mỹ), cho rằng
quan hệ Mỹ-Triều vẫn còn
cơ hội phía trước.
Đáng tiếc khi cơ hội
bị bỏ qua
.
Phóng viên:
Nhiều người
bất ngờ trước kết quả không
ký kết thỏa thuận chiều nay
khi mà trước đó đã có nhiều
dấu hiệu tích cực. Cảm nhận
của ông như thế nào và theo
ông, nguyên nhân cốt lõi của
kết quả lần này nằm ở đâu?
+TS
NguyễnViệt Phương:
Tôi hết sức bất ngờ vì hội
nghị lần này không đạt kết
quả cuối cùng như (tôi và
nhiều người) mong đợi. Việc
bỏ lỡ một cơ hội lớn như
thế này để đưa ra tuyên bố
chung thật là đáng tiếc. Hai
bên đã đặt rất nhiều kỳ vọng
để đi đến cuộc họp lần này
và áp lực về mặt đối nội, đó
là tạo nên một cú hích trong
quan hệ với Triều Tiên, đối
với ông Trump là đủ lớn để
phải có thành quả nhất định.
Nhưng kết quả thì không như
dự đoán của giới báo chí,
chuyên gia và thậm chí theo
tôi là của chính ông Trump
và ông Kim.
Cho đến giờ, chỉ có Mỹ
lên tiếng qua cuộc họp báo
của ông Trump trong khi
CHDCND Triều Tiên vẫn
chưa có phát ngôn. Vì vậy
cần thêm thông tin chính
thức từ phía Bình Nhưỡng
để chúng ta có được góc
nhìn toàn diện hơn từ cả
hai phía. Dù vậy, dựa trên
những thông tin từ phía ông
Trump có thể thấy hai bên
đã có một sự khác biệt đáng
kể. Khác biệt ấy không chỉ ở
khái niệm phi hạt nhân hóa
mà còn là quy trình phi hạt
nhân hóa. Phía Mỹ muốn
Triều Tiên phá dỡ nhiều cơ
sở hạt nhân hơn và phải đưa
ra danh sách đầy đủ hơn các
cơ sở công nghệ liên quan
đến tên lửa hạt nhân trước
khi Mỹ thực hiện các động
thái gỡ bỏ lệnh cấm vận.
Trong khi đó, Triều Tiên
muốn Mỹ phải gỡ bỏ các
lệnh cấm vận trước. Vậy nên
Việt Nam hoàn toàn thành công
. Ông đánh giá như thế nào về vai trò nước chủ nhà của
Việt Nam trong bối cảnh Mỹ, Triều ra về mà không ký thỏa
thuận chung nào?
+ Tôi đã viết trên tạp chí
National Interest
về vấn đề này.
Bất kể kết quả như thế nào thì Việt Nam cũng đã đạt được
mục tiêu gia tăng vị thế quốc gia. Khi vừa đặt chân đến
Việt Nam và khi lên máy bay về nước sau thượng đỉnh,
ông Trump đều ca ngợi và cám ơn sự chu đáo của nước
chủ nhà Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam chỉ có 10 ngày
để chuẩn bị.
Suốt 10 ngày diễn ra sự kiện, nhìn chung mọi việc đều
diễn ra chỉn chu và thuận lợi về mặt an ninh, thông tin.
Báo chí quốc tế hầu như không có bài nào tỏ ý chê trách
công tác chuẩn bị của Việt Nam cả. Đó là những điểm rất
quan trọng mà Việt Nam có thể coi là những thành công
đạt được. Việt Nam cũng không cần quá lo nghĩ về kết
quả của cuộc đàm phán lần này. Tôi nghĩ là nhờ những
thành công về mặt quảng bá hình ảnh vừa qua, Việt Nam
sẽ trở thành một cái tên quen thuộc của thế giới.
Khi trả lời trước báo
chí, ông Kim Jong-
un đã nói rằng “nếu
không có ý định giải
trừ vũ khí hạt nhân
thì đã không đến
đây”. Điều này thể
hiện thiện chí của
phía Triều Tiên.
TSNguyễn Việt Phương trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
chiều 28-2. Ảnh: LANNGUYỄN
Chuyên gia nói
Sẽ không có chuyển biến lớn
trong mối quan hệ Mỹ-Triều
Phi hạt
nhân hóa
sẽ được
tiếp tục.
Các bước
nhỏ sẽ
được thực
hiện giữa
hai nước,
các cuộc
gặp gỡ, hội nghị sẽ được tiếp tục. Họ sẽ từng bước
thực hiện một số việc như Triều Tiên sẽ phá bỏ vũ
khí này, vũ khí kia; Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh trừng phạt
này, lệnh trừng phạt kia. Tình hình sẽ bình ổn. Sẽ
không có chuyển biến lớn trong mối quan hệ song
phương giữa Mỹ, Triều Tiên trong thời gian ngắn.
GS
VICTOR JUC
,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu
pháp lý, chính trị và xã hội học Moldova
cả hai chưa đạt thỏa thuận.
. Nhưng liệu còn nguyên
nhân nào khác nữa không,
thưa ông?
+ Theo tôi, còn có nguyên
nhân sâu xa hơn rất nhiều.
Vấn đề Triều Tiên muốn Mỹ
gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm
vận đã có từ trước đến nay
rồi. Ông Trump hoàn toàn
biết điều đó. Lần này có vẻ
chính ông Trump là người
chủ động trong việc không
đưa ra một thỏa thuận nào.
Có thể chính là vì áp lực
đối nội khiến ông Trump đã
đưa ra quyết định như vậy.
Theo đánh giá của tôi, biểu
hiện của ông Trump trong
quá trình họp báo là rất tốt,
rất ấn tượng, các câu trả
lời súc tích, rõ ràng, mạnh
mẽ với những lý do thuyết
phục. Nhưng hiện tại cựu
luật sư cá nhân của Tổng
thống Trump, ông Michael
Cohen, đã có phát ngôn bất
lợi đối với đương kim tổng
thống trước Quốc hội Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ phải tham gia
giải quyết căng thẳng ngày
càng gia tăng của Pakistan
và Ấn Độ sau khi quân đội
Pakistan bắn rơi hai máy
bay quân sự Ấn Độ đang
làm nhiệm vụ không kích
các nhóm vũ trang ở bang
Kashmir trong ngày 27-2.
Chính vì vậy, thay vì đưa
ra tuyên bố chung trong đó
có một số kết quả có thể sẽ
bị chỉ trích thì ông Trump
đã thay đổi cách tiếp cận:
Sử dụng cách mà cựu tổng
thống Ronald Reagan từng
áp dụng trong đàm phán với
Liên Xô năm 1980 về việc
cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Đó là “thà không có thỏa
thuận nào còn hơn là đưa
ra một thỏa thuận không có
lợi”. Vậy nên suy cho cùng,
nếu xét bối cảnh hiện tại và
phát ngôn của ông Trump
từ trước đến nay, việc Mỹ,
Triều chưa đạt được thỏa
thuận cũng là điều hoàn
toàn dễ hiểu.
. Nếu không có vụ việc
liên quan đến ông Cohen
và cuộc đụng độ giữa Ấn
Độ và Pakistan thì kết quả
của hội nghị lần này có lạc
quan hơn không?
+Tôi nghĩ là có thể. Nhưng
cũng khó nói vì một người
lão luyện như ông Trump
cũng phải cân nhắc từng
hành động trước một sự
kiện lớn thu hút hơn 3.000
PV báo chí quốc tế. Còn sự
kiện Pakistan bắn rơi máy
bay Ấn Độ chỉ mới xảy ra
gần đây nên khó có thể đánh
giá chính xác mối quan hệ
giữa các sự kiện đó với kết
quả hội nghị lần này.
. Ông nhận xét như thế
nào về biểu hiện của ông
Kim Jong-un?
+ Cá nhân tôi cảm thấy
ông Kim tương đối căng
thẳng. Ở thượng đỉnh lần thứ
nhất, buổi tối trước khi diễn
ra các cuộc họp quan trọng,
ông Kim vẫn thoải mái đi
dạo phố với bộ trưởng ngoại
giao Singapore. Lần này, ông
Kim gần như không tham gia
bất cứ hoạt động nào ngoại
trừ việc đi thăm Đại sứ quán
Triều Tiên tại Hà Nội. Nhà
lãnh đạo Triều Tiên không
tham gia hoạt động tham
quan vịnh Hạ Long, không
đến Hải Phòng. Tôi nghĩ
phần lớn thời gian đó ông
Kim vẫn dành cho “con bài”
lớn nhất là muốn Mỹ gỡ bỏ
hoàn toàn các lệnh cấm vận.
Triển vọng đàm phán
trong tương lai
. Trong thời gian tới, triển
vọng giải quyết bất đồng
giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ
như thế nào?
+
Thứ nhất, Triều Tiên
đã hứa không tiến hành thử
tên lửa, vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt khi trả lời trước
báo chí, ông Kim Jong-un
đã nói rằng “nếu không có
ý định giải trừ vũ khí hạt
nhân thì đã không đến đây”.
Điều này thể hiện thiện chí
của phía Triều Tiên. Mặc dù
hội nghị lần này không đạt
được thỏa thuận nào nhưng
xét động thái của cả hai bên,
bao gồm nhận xét tích cực
của ông Trump về ông Kim,
thì vẫn có hy vọng việc đàm
phán phi hạt nhân hóa vẫn
sẽ được tiếp tục, dù có thể
chậm hơn và ở cấp thấp hơn.
. Nếu quay lại bàn đàm
phán trong thời gian tới,
Mỹ và Triều Tiên sẽ bắt đầu
từ đâu liên quan đến vấn đề
phi hạt nhân hóa?
+ Tôi nghĩ Mỹ và Triều
Tiên sẽ bắt đầu đàm phán
lại từ quy trình phi hạt nhân
hóa. Quy trình theo nghĩa là
Triều Tiên vẫn muốn Mỹ gỡ
bỏ hoàn toàn các lệnh cấm
vận trước. Phía Mỹ có một
bước tiến trong việc tiếp
cận vấn đề này. Ông Trump
đã nói hai bên chưa có thỏa
thuận không phải vì Triều
Tiên không từ bỏ hoàn toàn
chương trình hạt nhân, mà là
sự tiết giảm của Triều Tiên
chưa đủ để phía Mỹ gỡ bỏ
hoàn toàn các lệnh cấm vận.
Vì vậy, hai bên hoàn toàn
có thể thảo luận để đưa ra
danh sách các hoạt động.
Cả hai bên có thể thống
nhất nguyên tắc làm việc
theo hướng đưa ra việc dỡ
bỏ từng bước các cơ sở hạt
nhân để đổi lại sự nới lỏng
hoặc gỡ bỏ điều khoản cấm
vận tương ứng.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook