071-2019 - page 8

8
Tổng cụcĐườngbộ sẽ
chặnnhàđầu tưBOT
giandối
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục) cho
biết trong quý II đơn vị sẽ chính thức đưa phần mềm
quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu thu phí sử dụng
dịch vụ đường bộ vào hoạt động.
Theo đó, tất cả thông tin tại các trạm thu phí sẽ
được truyền trực tiếp về trung tâm giám sát tại Tổng
cục. Qua dữ liệu này, Tổng cục sẽ kiểm soát được
lưu lượng phương tiện, loại phương tiện qua trạm
thu phí...
Đối với dịch vụ thu phí tự động ETC, dữ liệu sẽ
được truyền trực tiếp từ phần mềm thu phí tự động
tại trạm về phần mềm giám sát của trung tâm. Qua
đó vé tháng, vé quý, xe ưu tiên được tích hợp qua
phần mềm để Tổng cục giám sát.
Tổng cục khẳng định dữ liệu này qua đường
truyền riêng biệt, đảm bảo tính độc lập, được mã
hóa và đảm bảo an toàn dữ liệu. Đây là số liệu
quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước đối soát
với doanh thu của nhà đầu tư BOT nhằm tạo sự
minh bạch, tránh kê khai gian dối. Đặc biệt, phần
mềm này không thể sửa, xóa mà chỉ xem và trích
xuất dữ liệu để cơ quan nhà nước đối soát với nhà
đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng
cục, cho biết đơn vị đang thí điểm hệ thống này tại
ba trạm (Bắc Ninh, trạm Bến Thủy 1 và trạm Toàn
Mỹ 14) đến ngày 10-4. “Sau khi thí điểm sẽ có đánh
giá và triển khai đồng loạt để có thêm kênh cho
người dân giám sát…” - ông Huyện nói.
Được biết sau khi thí điểm, Tổng cục sẽ triển khai
thực hiện tại 66 trạm thu phí trên 54 dự án BOT.
Phần mềm này không sử dụng nguồn vốn của doanh
nghiệp mà từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường
bộ nên đảm bảo tính công khai, minh bạch nhất, đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Tổng cục một
cách khách quan và chính xác nhất. Khi phần mềm
đưa vào hoạt động, người dân cũng có thể tự giám
sát thu phí thông qua smartphone hoặc trên website
của Tổng cục.
Theo một chuyên gia giao thông, hiện nay nhiều
người dân đang nghi ngờ về số tiền mà các nhà
đầu tư BOT báo cáo. “Tuy nhiên, một thực tế là
cơ quan quản lý nhà nước thiếu công cụ giám sát
độc lập để đưa ra những con số, bằng chứng đấu
lại với nhà đầu tư và cung cấp cho người dân…
Vì vậy cần phải triển khai nhanh hệ thống này để
người dân dễ dàng giám sát” - vị chuyên gia này
chia sẻ. 
V.LONG
Chủ đầu tư sẽ dừng phục vụ
lưu thông tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình
(PL)- Công ty TNHH BOT Quốc lộ (QL) 6 Hòa
Lạc - Hòa Bình vừa cho hay sẽ tạm dừng phục
vụ các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến
đường Hòa Lạc - Hòa Bình bắt đầu từ 0 giờ
ngày 15-4.
Cụ thể, đơn vị này thông tin tuyến đường Hòa
Lạc - Hòa Bình đã thông xe nhưng vẫn chưa được
Bộ GTVT cho phép thu phí. Hiện các phương tiện
đường bộ chủ yếu tham gia lưu thông trên tuyến
đường này khiến doanh thu trạm thu phí QL6 bị
giảm (trạm thu phí QL6 cũng là trạm hoàn vốn
cho tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình). Bên cạnh đó,
doanh thu của trạm QL6 cũng đang bị thấp so với
phương án tài chính do thực hiện chính sách miễn,
giảm giá vé. 
Theo đó, tính đến tháng 2-2019, doanh thu thực tế
trạm QL6 bị giảm gần 29 tỉ đồng so với phương án
tài chính trong hợp đồng BOT đã ký. Về việc chưa
được thu phí tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình cùng
với sự giảm doanh thu của trạm QL6 đã khiến ngân
hàng cho vay vốn (SHB) tạm dừng giải ngân cho
vay (đầu tháng 2-2018).
Do vậy hiện doanh nghiệp dự án không có đủ
nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý, vận
hành, duy tu, bảo dưỡng tuyến đường này.
P.PHONG
Đô thị -
ThứBa2-4-2019
TP.HCMkhẩn trươngchống
ngập trướcmùamưa 2019
Nhiều dự án chống ngập ở TP.HCMsắp triển khai được kỳ vọng sẽ
cải thiện phần lớn tình trạng ngập nước domưa và triều cường cho TP.
PHANCƯỜNG
TP.HCM vừa ban hành
chương trình giảm ngập
nước và chúng tôi đang
triển khai các chương trình này
trong năm nay”. Đó là thông
tin từ ông Nguyễn HoàngAnh
Dũng, PhóGiámđốc BanQuản
lý dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng đô thị TP, khi trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
.
7 dự án, giải quyết
9 điểm ngập
Cụ thể, với các chương trình
vừa được ban hành, TP sẽ tập
trung đẩy nhanh tiến độ thực
hiện bảy dự án giải quyết chín
điểm ngập do mưa. Trong đó
hoàn thành hai dự án gồm: Cải
tạo hệ thống thoát nước đường
Mai Thị Lựu, quận 1 và nâng
cấp đường Huỳnh Tấn Phát,
quận 7.
Đồng thời, duyệt thiết kế bản
vẽ thi công, dự toán ba dự án
gồm: Cải tạo hệ thống thoát
nước đường Tân Quý, quận
Tân Phú; cải tạo hệ thống thoát
nước đường Bàu Cát, quận Tân
Bình; cải tạo hệ thống thoát
nước đường Trương Công
Định, quận Tân Bình.
Bên cạnh đó, trong thời gian
tới TP cũng duyệt hai dự án:
Cải tạo hệ thống thoát nước
đường Đặng Thị Rành - đường
Dương Văn Cam (quận Thủ
Đức) và cải tạo hệ thống thoát
nước đường Lê Đức Thọ (quận
Gò Vấp).
Ngoài ra, UBND đặt mục
tiêu thi công hoàn thành dự
án giải quyết chống ngập do
triều cường khu vực TP.HCM
có xét đến yếu tố biến đổi khí
hậu (giai đoạn 1) để giải quyết
các tuyến đường ngập nước do
triều cường.
Năm nay TP sẽ tiếp tục đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các
dự án thu gom và xử lý nước
thải. Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình
giao thông phụ trách tiến độ
thi công dự án nâng cấp, mở
rộng nhà máy xử lý nước thải
Bình Hưng giai đoạn 2, công
suất 469.000 m
3
/ngày, hoàn
thành trong quý IV-2019.
BanQuảnlý
dự án đầu tư
xây dựng hạ
tầng kỹ thuật
đô thị TPcũng
sẽ đẩy nhanh
tiếnđộthicông
nhà máy xử
lý nước thải
Nhiêu Lộc -
Thị Nghè công suất 480.000
m
3
/ngày, khởi công nhà máy
vào quý II-2019.
Cạnh đó, UBND các quận/
huyện được yêu cầu thường
xuyên thực hiện công tác tuần
tra, phát hiện và xử lý kịp thời
các trường hợp xâm hại hệ
thống thoát nước.
Đảm bảo đủ
nguồn vốn
Theo ông Dũng, chương
trình giảm ngập nước năm nay
TP.HCM dự kiến sẽ thực hiện
đầu tư 218 dự án cùng 77 dự
án chuyển tiếp với tổng kinh
phí gần 4.900 tỉ đồng; 47 dự án
khởi công mới với tổng kinh
phí hơn 1.800 tỉ đồng; 94 dự án
chuẩn bị đầu tư với tổng kinh
phí hơn 800 tỉ đồng.
“ T h e o k ế
hoạch thì TP
sẽ đảm bảo cân
đối đủ nguồn
vốn cho các dự
án chống ngập
được triển khai,
vấnđềcònlạichỉ
là chờ HĐND
TPduyệt” - ông
Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng
lưu ý các dự án hiện nay do
Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng đô thị TP thực
hiện nhưng việc điều hành
chương trình chống ngập hiện
đã chuyển giao về Trung tâm
Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP
thuộc Sở Xây dựng vừa mới
được thành lập.
ÔngVũVăn Điệp, Giámđốc
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ
thuật TP, cho biết: Về kế hoạch
chống ngập trong năm nay,
trung tâm sẽ thông báo cụ thể
khi các kế hoạch được lên một
cách chi tiết và được cơ quan
chức năng thông qua.
Mặt khác, để đẩy nhanh tiến
độ, UBND TP giao các đơn vị
liên quan nhanh chóng rà soát,
bổ sung chính sách để thu hút
các nguồn lực đầu tư. Tiếp đó
là đẩy mạnh cải cách thủ tục,
tạo bước đột phá đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án,
công trình giảm ngập; nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hạ tầng thoát nước, xử
lý nước thải...•
Ngập domưa và do triều cường là nỗi lo của nhiều người dân TP.HCM. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Nhiệm vụ trọng tâm chương trình
giảm ngập 2019
TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ
tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra của chương trình giảm ngập nước
giai đoạn 2016-2020. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng
ngập nước tại lưu vực trung tâm TP và một phần của năm lưu
vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam)
rộng 550 km
2
với khoảng 6,5 triệu dân.
Chương trình cũng đồng thời cải thiện môi trường nước,
tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần
cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường TP.
Theo kế hoạch TP sẽ
đảm bảo cân đối đủ
nguồn vốn cho các dự
án chống ngập được
triển khai, vấn đề còn
lại là chờ HĐND TP
phê duyệt.
Tiêu điểm
Trongnăm2019,TP.HCMsẽ xử
lýdứt điểm38vị trí lấnchiếmcửa
xả thoát nước, 62 vị trí lấn chiếm
hầm ga thoát nước, 74 trường
hợp lấn chiếm tuyến cống thoát
nước, 39 vị trí lấn chiếm kênh
rạch thoát nước; 17 vị trí bị ảnh
hưởng thoát nước do thi công
các dự án.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook