075-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBảy6-4-2019
TRÚCPHƯƠNG
S
áng5-4, SởLĐ-TB&XH
TP.HCMphối hợp cùng
Tổ chức Cứu trợ trẻ em
(SCI) đã tổ chức hội thảo về
chống xâm hại trẻ em và bạo
lực học đường trên địa bàn
TP.HCM với sự tham dự của
giáo viên, ban lãnh đạo từ
50 trường tiểu học, THCS,
Phòng GD&ĐT, Phòng LĐ-
TB&XH thuộc 24 xã/phường
tại bốn quận của TP.
Bắt trẻ học giỏi cũng
là xâm hại
Trao đổi tại hội thảo, bà
Trần Thị KimThanh, Trưởng
phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ
em - Bình đẳng giới, thuộc Sở
LĐ-TB&XH, cho rằng đứng
trước hầu hết vụ việc xâm hại
trẻ em, dư luận xã hội dường
như quên vai trò quan trọng
của chamẹ, của gia đình trong
cuộc chiến bảo vệ con trẻ.
Theo bà, chỉ đơn cử trong
những vụ việc bé gái bị xâm
hại gây xôn xao dư luận gần
đây, đã thấy rõ sự thiếu vắng
của người làm cha, làm mẹ
và những người thân khác
trong việc bảo vệ con mình.
“Giả sử đứa trẻ có cha, mẹ
đi cùng thì việc đó đã không
xảy ra với em ấy. Như vậy,
rất cần nêu đến vai trò của
gia đình, rõ hơn chính là cha
mẹ trong việc bảo vệ con em
mình” - bà Thanh nói.
Thêm vào đó, bà cho rằng
nhà trường đang thật sự thiếu
sự giáo dục về kỹ năng sống
cho học sinh (HS). Cho nên
trong những tình huống bị xâm
hại hầu như các em chỉ biết
đứng imchịu đựng.Và cácHS
HS bị kỷ luật từ phía thầy
cô, đặc biệt khoảng thời gian
gần đây, các vụ việc thầy cô
lạm dụng roi đòn như một
phương pháp kỷ luật chủ
yếu, nặng nề với HS thì biện
pháp “kỷ luật tích cực” do
SCI kêu gọi áp dụng tại các
trường thí điểm được xem
là làn gió mới để xây dựng
môi trường bảo vệ HS khỏi
hành vi xâm hại cho dù các
em có phạm lỗi.
Trước phương pháp giáo
dục mới, thầy Bùi Thanh
Phú, Trường Tiểu học An
Nhơn Tây (huyện Củ Chi),
nêu quan điểm trong biện
pháp kỷ luật tích cực, điều
cần nhất là cái tâm của các
thầy cô, cần phải đủ kiên
nhẫn để cảm hóa HS bằng
tình thương, phân tích những
điều đúng sai để HS hiểu và
làm theo chứ không phải là
sự trừng phạt hay cấm đoán.
“Kỷ luật HS để giáo dục
và trừng phạt bằng bạo lực
có ranh giới rất mong manh,
nếu không cẩn thận người
dạy rất dễ xâm hại đến HS.
Giáo viên nên giáo dục HS
bằng phương pháp để lại
những ấn tượng đẹp nhất
cho các em sau này” - thầy
Phú chia sẻ.
Theo emĐào Thị Yến Nhi,
HS lớp 8/2 Trường THCS
Nguyễn Văn Nghi (quận Gò
Vấp), nữ sinh này hài lòng
khi những phản ánh của em
và các bạn lên ban giám hiệu
nhà trường được lắng nghe và
giải quyết ổn thỏa. “Từ đó,
chúng em không còn phải
bịt mũi đi trong nhà vệ sinh
rất dơ hay không còn bị giáo
viên kiểm tra 15 phút đột xuất
khiến chúng em bị điểm kém.
Chúng em cảm thấy không
còn áp lực tâm lý, việc học
tập cũng tốt hơn” - Yến Nhi
cho hay.•
Cha mẹ ở đâu khi con
bị xâm hại?
“Giả sử đứa
trẻ có cha,
mẹ đi cùng
thì việc đó
đã không xảy
ra với emấy.
Như vậy rất
cần nêu đến
vai trò của gia
đình, rõ hơn
chính là cha
mẹ trong việc
bảo vệ con
emmình” -
bà TrầnThị
KimThanh.
Quy tắc không tiếp
xúc một mình với trẻ
Cần thiết có một chuẩn quy
tắc bắt buộc người lớn không
được tiếp xúcmột mình với trẻ
em nhằm bảo vệ trẻ em khỏi
các hành vi xâm hại. Các bậc
chamẹ cũng nên giáo dục con
mình không nên tiếp xúc với
người lạkhi trẻchỉ cómộtmình.
Ông
VƯƠNG ĐÌNH GIÁP
,
Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI)
Tiêu điểm
Nữ sinhĐào Thị YếnNhi bày tỏ sự hài lòng tại hội thảo khi emđược nhà trường lắng nghe và
giải tỏa áp lực tâm lý. Ảnh: T.PHƯƠNG
càng không biết phương pháp
tự vệ, chống trả hay tố giác
hành vi xâm hại. Mặt khác,
ngay cả các bậc cha mẹ cũng
đã làm hạn chế việc học hỏi
kỹ năng sống của chính con
em khi bắt các em phải học
thêm quá nhiều, làm các em
không còn thời gian để tham
gia các hoạt động rèn luyện kỹ
năng sống cho bản thân. Thậm
chí việc bắt con trẻ chạy đua
theo thành tích “HS giỏi” đã
khiến nhiều cha mẹ áp dụng
các hình thức “kỷ luật trừng
phạt” với trẻ. Đây là một hình
thức xâm hại về cả tinh thần
và thân thể trẻ, có thể để lại
những hậu quả nặng nề.
Học sinh được bảo vệ
ngay từ việc không đi
nhà vệ sinh dơ
Cũng trong cuộc khảo sát
của SCI ở góc độ bạo lực học
đường, có đến gần 30% HS
trả lời đã từng bị hình thức
kỷ luật từ giáo viên, cán bộ
nhà trường. Nhưng cũng có
gần 47% HS trả lời đã báo
cáo lại thầy cô, ban giám
hiệu về những hành vi bạo
lực đã xảy ra với bản thân.
Đây được coi là một dấu
hiệu đáng mừng khi các em
đã chủ động lên tiếng bảo
vệ chính bản thân và bạn bè.
Tuy nhiên, trước tỉ lệ cao
Bắt trẻ chạy đua
theo thành tích “HS
giỏi” đã khiến nhiều
cha mẹ áp dụng các
hình thức “kỷ luật
trừng phạt” với trẻ.
Đây là một hình
thức xâm hại về cả
tinh thần và thân
thể trẻ.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làmthêm
“Dự thảo Bộ luật Lao động đưa ra hai phương án tăng
tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ, bắt đầu từ năm 2021”.
Ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ LĐ-TB&XH, chia sẻ như vậy tại hội thảo đối thoại
những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức
sáng 5-4.
Theo đó, phương án 1, kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ
hưu của người lao động tăng mỗi năm ba tháng đối với
nam và bốn tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi,
nữ đủ 60 tuổi.
Phương án 2, kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của
người lao động tăng mỗi năm bốn tháng đối với nam và
sáu tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ
60 tuổi.
Theo ông Thiện, hiện nay tuổi nghỉ hưu của nam là 60,
nữ 55. Tuy nhiên, nhằm thích ứng với xu hướng già hóa
dân số và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,
đồng thời tận dụng tối đa nguồn nhân lực có kinh nghiệm,
chất lượng để phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm cân đối
quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn Bộ LĐ-TB&XH đã
đưa ra hai đề xuất trên.
“Nhưng đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao
động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn năm tuổi
so với tuổi nghỉ hưu chung” - ông Thiện lưu ý.
Một điểm mới của luật lao động cũng được ông Mai
Đức Thiện nhắc tới là quy định giờ làm thêm. Theo đó,
dự thảo lần này mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm
thêm với hai phương án.
Cụ thể, phương án 1, quy định số giờ làm thêm tối đa
là 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có nhu
cầu và người lao động đồng ý thì hai bên thỏa thuận làm
thêm giờ không quá 400 giờ/năm.
Phương án 2, giữ nguyên quy định hiện hành (làm thêm
giờ không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc
biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không
quá 300 giờ/năm).
Trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM
bên hành lang hội
thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban quan hệ lao
động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng tuổi
nghỉ hưu là một vấn đề được xã hội quan tâm và bàn luận
rất nhiều. Với sự ra đời của Nghị quyết 28/2018 của Ban
Chấp hành Trung ương, có thể nhận định đây là thời điểm
chín muồi để xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
“Tuy nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu phải bám sát Nghị
quyết 28. Trong đó phải có lộ trình tránh tăng sốc, tầm
nhìn dài hạn, giảm dần khoảng cách giữa nam và nữ, đảm
bảo các quyền lợi của người lao động…” - ông Quảng
nhấn mạnh.
Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông
Quảng khẳng định rất quan tâm đến lực lượng lao động
trực tiếp, những người làm việc ở khu vực nặng nhọc, độc
hại. Bởi vì thực tế hiện nay nữ nghỉ hưu ở tuổi 55, nam
60 nhưng lao động ở các khu vực này đều nghỉ hưu trước
tuổi.
Vì vậy, ông Quảng cho rằng cần có cơ chế giải quyết
cho các lao động trực tiếp. Cụ thể như cho người lao động
được lựa chọn hưởng sớm các chính sách BHXH. “Còn
nâng tuổi bốn tháng cho nữ, ba tháng cho nam hay sáu
tháng cho nữ, bốn tháng cho nam cần phải tính toán kỹ
hơn” - ông Quảng nói.
Liên quan đến giờ làm thêm, ông Quảng cũng cho rằng
có thể nâng thời gian làm thêm giờ nhưng phải xem xét
tổng thể nhiều vấn đề như sức khỏe người lao động, giờ
làm việc chính thức, an toàn lao động, xu hướng thế giới…
VIẾT LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook