075-2019 - page 9

9
Xử nghiêm ô tô đi vào đường xe
2 bánh ở đường dẫn cao tốc
(
PL)- Sở GTVT TP.HCM vừa tiếp tục có văn
bản gửi Cục CSGT đề nghị xử nghiêm các trường
hợp ô tô đi vào làn đường dành cho xe hai bánh ở
đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây.
Cụ thể, Sở GTVT cho biết trước đó, Sở cũng đã
có văn bản đề nghị Cục CSGT chỉ đạo lực lượng
chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Luật Giao thông đường bộ trên đường dẫn cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa
bàn TP). Nhất là các trường hợp lưu thông không
đúng phần đường.
“Tuy nhiên, đến nay tình trạng ô tô lưu thông
vào phần đường dành cho xe hai bánh vẫn thường
xuyên diễn ra trên đoạn đường dẫn này, nhất là vào
các ngày cuối tuần” - văn bản nêu.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng cho biết hiện tượng
này đã được các đơn vị quản lý của TP và kể cả cơ
quan truyền thông ghi nhận nhưng không đủ thẩm
quyền để xử lý do đoạn đường này thuộc quản lý
của Cục CSGT.
Vì vậy, nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc và mất
an toàn giao thông trên địa bàn TP nói chung,
đoạn đường dẫn trên nói riêng, Sở GTVT đề nghị
Cục CSGT chỉ đạo lực lượng có chức năng xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông
đường bộ trên đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn TP).
KIÊN CƯỜNG
Giaomặt bằngđể
chỉnh trangCôngviên
23-9 trước ngày 30-4
UBND TP.HCM vừa yêu cầu các cơ quan liên
quan di dời khu sân khấu Sen Hồng và bàn giao mặt
bằng ở Công viên 23-9 cho Trung tâm Phát triển quỹ
đất (Sở TN&MT) và Sở Xây dựng trước ngày 30-4.
UBND TP.HCM cũng giao cơ quan chức năng
tìm địa điểm hợp lý để di dời tạm bến xe buýt ở khu
vực này trong thời gian triển khai thi công xây dựng
công viên; di dời bãi giữ xe hai bánh và bàn giao
mặt bằng trước khi công trình được khởi công xây
dựng.
Ngoài ra, để chấn chỉnh tình hình phức tạp về an
ninh trật tự cũng như tình trạng mất vệ sinh và mỹ
quan tại khu vực công viên, TP vừa giao Sở Xây
dựng rà soát tình hình hoạt động của các cơ quan,
đơn vị tại công viên này. Xây dựng kế hoạch quản
lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả trong thời
gian chuẩn bị đầu tư xây dựng công viên.
Sở QH-KT được giao triển khai công tác thi tuyển
ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Công
viên 23-9 để triển khai đấu thầu chọn nhà đầu tư,
đơn vị thi công... trong quý III-2019.
Căn cứ đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000
khu trung tâm hiện hữu TP 930 ha đã được phê
duyệt năm 2012, xác định chức năng khu vực này
là công viên cây xanh, công trình văn hóa và quảng
trường; công trình ngầm bốn tầng gồm: Bãi đậu
xe và khu thương mại dịch vụ; không gian ngầm
kết nối với không gian ngầm nhà ga trung tâm Bến
Thành dưới quảng trường Quách Thị Trang và tầng
hầm các công trình cao tầng lân cận.
Riêng đối với hoạt động khai thác ở tầng hầm sẽ
được thu hồi khi chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho
đơn vị thi công, khởi công xây dựng công viên.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Vũ Văn
Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
TP, Sở Xây dựng TP, cho biết trách nhiệm di dời các
công trình, xử lý các hợp đồng thuê của các đơn vị ở
Công viên 23-9 hiện nay sẽ do Sở TN&MT xử lý.
“Ngay sau khi giải tỏa xong, chúng tôi sẽ chuẩn
bị phương án tiếp nhận quản lý và bắt đầu cải tạo,
chỉnh trang mặt bằng công viên phục vụ nhu cầu
người dân trong khi chờ quy hoạch công viên được
duyệt. Sau khi có quy hoạch thì công viên sẽ được
đầu tư để hoàn thiện đúng quy hoạch đó” - ông Điệp
thông tin.
P.CƯỜNG - Đ.TRANG
TẤNVIỆT
“C
ác đơn vị đã lọc cảTP
những điều chướng
tai gai mắt, liệt kê
lên danh sách 570 vị trí và
cam kết tiến hành làm xong
trong năm 2019. Danh mục
sẽ được công khai đăng tải để
người dân, báo chí giám sát.
Làm từng điểm một, bây giờ
chúng ta tư duy theo kiểu rất
đơn giản, mộc mạc và nông
dân như vậy thôi, làm vài
năm thì TP này xanh, sạch,
đẹp, trật tự hơn thôi”.
Ông Huỳnh Đức Thơ phát
biểu như trên tại hội nghị sơ
kết một năm thực hiện Chỉ
thị 21-CT/TU của Thành ủy
Đà Nẵng và tăng cường công
tác đảm bảo trật tự xây dựng,
an toàn lao động, vệ sinh môi
trường trên địa bàn TP diễn ra
chiều 5-4.
Cán bộ ngành đô thị
thiếu chuyên môn
Phát biểu tại hội nghị, ông
Thái Ngọc Trung, Phó Giám
đốc Sở Xây dựng, cho hay sau
một năm thực hiện Chỉ thị 21,
Sở Xây dựng và UBND các
quận, huyện đã kiểm tra 9.602
lượt công trình, phát hiện 459
trường hợp vi phạm, xử phạt
gần 9 tỉ đồng, tháo dỡ 122
công trình vi phạm.
Theo ông Trung, tuy số lượt
kiểm tra từUBNDquận, huyện
rất lớn nhưng việc phát hiện
vi phạm còn hạn chế. Nguyên
nhân có phần do cán bộ, viên
chức thực hiện công tác quản
lý trật tự xây dựng ở quận,
huyện còn hạn chế về trình
độ chuyên môn.
Từ tháng 8-2017, các quận,
huyệnđã rà soát trìnhđộ chuyên
môn, nghiệp vụ của lực lượng
quy tắc đô thị. Qua rà soát, các
địa phương đã chấm dứt hợp
đồng lao động đối với 105
trường hợp chưa được đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ nhưng
không có khả năng đào tạo, bồi
dưỡng để bổ sung bằng cấp,
trình độ chuyên môn nghiệp
vụ theo quy định.
Tham luận của UBND quận
Liên Chiểu cũng cho thấy đội
ngũ cán bộ, công chức phụ
trách công tác thẩm định và
quản lý quy hoạch thiếu trầm
trọng. Hiện chưa có công chức
Bãi rác Khánh Sơn làmột trong nhữngmối quan tâm lớn của lãnh đạo TPĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
“TP quy hoạch
bao nhiêu nămmà
không kiếm được chỗ
nào tập kết rác. Nhà
hàng, quán nhậu
tràn lan, rác thải,
nước thải đi đâu?”
Ông
Huỳnh Đức Thơ
Lãnh đạo nhận ba đơn kêu cứu
trong một ngày
Tại hội nghị chiều 5-4, ông Thơ đã tặng bằng khen cho năm
tập thể, chín cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai
thực hiện Chỉ thị 21. Bên cạnh việc chủ tịch UBND bảy quận,
huyện của TP ký cam kết xử lý 570 điểm để chấn chỉnh trật tự
đô thị, TP cũng thông qua kế hoạch triển khai tuần lễ ra quân
“dẹp loạn” trật tự đô thị trên toàn TP.
Ông Thơ thông tin ngày nào người dân cũng đến nhà ông
phản ánh việc này việc khác. Như sáng 5-4, ông nhận ba lá đơn
kêu cứu liên quan việc hợp thức hóa nhà trái phép ở huyện
Hòa Vang, xây nhà trên đất người khác ở quận Hải Châu và gia
đình ở quận Ngũ Hành Sơn vô gia cư vì bị ngân hàng xiết nhà,
vạ vật ở công viên ba năm nay chưa được hỗ trợ. “Tất cả đều
cho thấy năng lực quản lý nhà nước, quản lý trật tự đô thị của
chúng ta còn yếu, phải xử lý và chấn chỉnh ngay”- ôngThơ nói.
Đà Nẵng: Thêm 4 ha
mở rộng bãi rác
Khánh Sơn
Chủ tịchUBNDTPĐàNẵngHuỳnhĐứcThơchohay sẽ quyết liệt chấn
chỉnh trật tựđô thị đểnhữngnămtới cómột TPxanh, sạch, đẹp, trật tựhơn.
chuyên ngành quy hoạch xây
dựng.
Cụ thể như trong biên chế
phòng hiện chưa có kiến trúc
sư, kỹ sư xây dựng dân dụng
để tham mưu. Trong điều
kiện làm việc kiêm nhiệm,
khối lượng công việc quá tải,
lại không được cập nhật kiến
thức thường xuyên nên chưa
đáp ứng được yêu cầu trong
công tác tham mưu.
Trong lĩnh vực môi trường,
theo ông Nguyễn Thành Nam,
Phó Chủ tịch UBND quận
Sơn Trà, cán bộ phụ trách
môi trường tại các phường
còn hạn chế trình độ chuyên
môn về quản lý môi trường.
4/7 phường tại quận chưa có
cán bộ chuyên trách về môi
trường, chưa chủ động tham
mưu UBND phường xây dựng
kế hoạch bảo vệ môi trường.
“Bãi rác Khánh Sơn
chỉ còn 266 ngày nữa
là đầy rác”
Đó là thông tin từ ôngHuỳnh
Đức Thơ khi nói về bãi rác
Khánh Sơn của TP. Theo ông
Thơ: “Không có chỗ chứa mới
là TPsẽ ngập rác, sẽ biến thành
TP chết. Thế mà lùng nhùng
thủ tục bao nhiêu tháng nay
làm không xong, trong đó có
việc vướng đất quốc phòng.
TP mới họp xong với Quân
khu 5, họ thống nhất giao 4
ha đất mở rộng bãi rác”.
Ông Thơ cũng cho rằng Đà
Nẵng đã phát triển rất nhanh, rất
nhiều vấn đề bức xúc gia tăng,
xuất hiện khắp nơi. “Việc quản
lý yếu kém của chính quyền
các cấp sẽ trả giá đắt lắm…TP
quy hoạch bao nhiêu năm mà
không kiếm được chỗ nào tập
kết rác. Nhà hàng, quán nhậu
tràn lan, rác thải, nước thải đi
đâu, rồi họ nộp thuế được bao
nhiêu? Trách nhiệm chính là
tư lệnh ngành TN&MT nhưng
cũng có những cái bất cập, lãnh
đạo thiếu, cán bộ thiếu” - ông
Thơ thẳng thắn.
Nói về trật tự giao thông đô
thị, ôngNguyễnĐăngHuy, Phó
Giám đốc Sở GTVT, khẳng
định đơn vị đã tham mưu TP
và trực tiếp thực hiện nhiều
đầu việc để chấn chỉnh, trong
đó có quy hoạch bãi đỗ xe.
Nêu bất cập về quản lý vỉa
hè, ông Huy đề nghị UBND
quận, huyện chỉ đạo UBND
các phường yêu cầu các hộ
kinh doanh ký cam kết theo
hướng chịu trách nhiệm với
chỗ đỗ xe; hướng dẫn khách
để xe và chịu các hình thức
xử lý với các ràng buộc theo
số lần vi phạm.
Đồng thời, ông Huy cũng
đề nghị kiểm tra, xử lý các
hộ kinh doanh hàng rong theo
hướng không để phát sinh hộ
kinh doanh hàng rong mới
trên vỉa hè. Sắp xếp vào các
khu vực cho phép, xóa bỏ các
hộ kinh doanh cũ để đảm bảo
chủ trương chăm lo, tiến đến
xóa hộ nghèo của TP.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook