075-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy6-4-2019
Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng từ
chối làm chế độ chất độc da cam
Dù có kết quả xét nghiệm chứngminhmình nhiễm chất độc da camnhưng tướng Đồng Sỹ Nguyên
vẫn không làmhồ sơ công nhận.
VIẾT THỊNH
“V
ị tướng ít nói nhưng
vô cùng sâu sắc”,
đó là cảm nhận của
Thiếu tướngHoàngAnhTuấn
(Phó Chủ tịch Thường trực
Hội truyền thống Trường
Sơn - đường Hồ Chí Minh)
về tướng Đồng Sỹ Nguyên,
người được ông và đồng đội
coi như cha, như chú, như
anh ruột của mình.
Lòng thương lính
Năm 1961, Thiếu tướng
Hoàng Anh Tuấn lúc đó 17
tuổi đã tòng quân lên đường
vào Trường Sơn và ở đó đến
hết cuộc chiến. Cảm nhận
về vị tư lệnh đường Trường
Sơn huyền thoại, người thủ
trưởng của mình, ông nói:
“Những ai gần ông, làm việc
với ông, chứng kiến tư cách
vị tư lệnh bằng mưu lược và
trí tuệ thiên bẩm của mình
vượt qua những khó khăn,
thử thách vô bờ bến ở Trường
Sơn càng thấy được vẻ đẹp
của người chiến sĩ ta nơi
chiến trường”.
Theo Thiếu tướng Hoàng
Anh Tuấn, tướng Đồng Sỹ
Nguyên là người luôn quan
tâmkể cả vật chất và tinh thần
của cán bộ, chiến sĩ. “Chiến
tranh ác liệt như thế, Trường
Sơn có các binh chủng bộ
binh để đánh địch, giữ gìn
khu vực phòng thủ, có binh
chủng phòng không để bắn
máy bay, binh chủng vận tải
là đơn vị lái xe, binh chủng
công binh để mở đường…
còn có một binh chủng nữa
là binh chủng văn nghệ sĩ.
Lúc bấy giờ cả chiến trường
không có đoàn văn công nào
nhưng vẫn có các lều thơ cho
nghệ sĩ sáng tác” - ông kể.
Trưởng thành từ một người
lính lái xe, Thiếu tướngHoàng
Anh Tuấn cảm nhận được sự
quan tâm của tư lệnh Trường
Sơn đối với chiến sĩ ngồi sau
vô lăng, đầu tiên là bảo vệ
tính mạng cho chiến sĩ.
“Chiến sĩ lái xe lúc bấy giờ
có thể chạy suốt đêm nên ông
rất quan tâm đến chế độ ăn
uống, túi băng bó thương binh
hay thuốc tăng lực chống buồn
ngủ. Người lái xe có chế độ
ăn cao nhất Trường Sơn, chỉ
sau phi công. Thứ hai là quan
tâm trang bị kỹ thuật cho xe.
Tướng Nguyên nghĩ ra nhiều
cách. Ví dụ như không dùng
đèn pha, dùng đèn rùa - tức là
đèn tối mà địch không nhìn
thấy, không phát hiện được
để địch khỏi bắn. Tiếp đó lắp
trên cabin một lớp nứa dày
cả gang tay để chống bom bi,
hạn chế mức sát thương đến
tài xế” - Thiếu tướng Hoàng
Anh Tuấn kể.
Có thời điểm địch đánh rất
ác liệt, thả chất độc hóa học
làm trơ trụi cây, rồi máy bay
đánh theo đội hình không cho
ta đưa hàng về phía trước,
có khi xe phía trước cháy ta
không biết phải làm sao. Lúc
đó tướng Đồng Sỹ Nguyên
là người nghĩ ra cách mở
đường kín.
“Ôngnói chúng ta phải ngụy
trang toàn tuyến. Chúng tôi băn
khoăn không biết ngụy trang
như thế nào, vì nếu chặt cành
lá thì chỉ khoảng hai tiếng là
héo, mà trời nắng chang chang
làm thế nào ngụy trang được.
Vậy mà ông Nguyên cho mở
đường kín. Đường chính ta
vẫn đi và giặc vẫn cho đánh
vào đường đó, còn số đông
đi vào đường kín. Ông dùng
chiến thuật đi đội hình tập
trung để bảo vệ lẫn nhau,
giúp đỡ lẫn nhau và chỉ huy
được” - Thiếu tướng Hoàng
Anh Tuấn kể lại.
“Người tư lệnh của
đường Trường Sơn,
người sống chết với
chúng tôi trên cung
đường đó không
chờ được ngày kỷ
niệm 60 năm đường
Trường Sơn - đường
Hồ Chí Minh.”
Thiếu tướngHoàngAnh Tuấn và bức ảnh cuối cùng chụp với người thủ trưởng, tư lệnh
của đường Trường Sơn huyền thoại.
Ông đã không chờ
được ngày kỷ niệm…
Nhìn lại hành trình bên
cạnh người thủ trưởng mình
tôn kính và thần tượng, Thiếu
tướng Hoàng Anh Tuấn cho
hay tính đến nay ông đã có
hơn 50 năm gặp và làm việc
với tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Nhớ về tướng Đồng Sỹ
Nguyên, Thiếu tướng Hoàng
Anh Tuấn kể lại lần vận động
ông làm chế độ chất độc da
cam. “Ông bảo đã có chế độ
và sự chăm sóc của Nhà nước
nên không cần làm thêm chế
độ nữa nhưng tôi nói: “Thủ
trưởng phải làm, không phải
vì chế độ mà để chứng minh
rằng không chỉ lính Trường
Sơn mới nhiễm chất độc da
cam mà tư lệnh của đường
Trường Sơn cũng vậy””.
Dù có kết quả xét nghiệm
chứng minh mình nhiễm chất
độc da cam, tuy nhiên tướng
Đồng Sỹ Nguyên vẫn không
làm hồ sơ công nhận. Sau này
gia đình phải thay mặt ông
làm hồ sơ chế độ chất độc
da cam cho tư lệnh đường
Trường Sơn.
Thiếu tướng Hoàng Anh
Tuấn ngậm ngùi, chỉ cách
đây hơn 20 ngày, đạo diễn
bộ phim tài liệu về Trường
Sơn có đề nghị ông bố trí để
gặp tướng Đồng Sỹ Nguyên
để ghi hình, không ngờ đó
cũng là lần cuối cùng ông
xuất hiện trước công chúng.
“Ngày 19-5-2019 là lễ kỷ
niệm 60 năm ngày mở đường
Hồ Chí Minh, Ngày truyền
thống bộ đội Trường Sơn.
Chúng tôi cũng đang ráo
riết chuẩn bị cho sự kiện này
nhưngngười tư lệnhcủađường
Trường Sơn, người sống chết
với chúng tôi trên cung đường
đó không chờ được ngày kỷ
niệm...” - Thiếu tướng Hoàng
Anh Tuấn ngậm ngùi.•
Ưu đãi đặc biệt nhà thơ Phạm Tiến Duật
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đặc biệt quan tâm đến
văn nghệ sĩ. Nhà thơ chiến trường tiêu biểu củaTrường Sơn
là nhà thơ Phạm Tiến Duật, tính ông Duật nhiều khi cũng
thiếu kỷ luật, đi không báo cáo, ông vẫn nhẹ nhàng nhắc
nhở. Biết Phạm Tiến Duật nghiện thuốc, ông chỉ đạo hậu
cầnmỗi tháng cấp cho PhạmTiến Duật một tút thuốc lá, ba
gói chè. Chính sự quan tâm như thế đã tạo nên Phạm Tiến
Duật và nhiều văn nghệ sĩ của Trường Sơn.
Đại tá -TS
VŨTANGBỒNG
,
nguyêncánbộViệnLịchsửquânsựViệtNam
Dùng đèn xe chiếu sáng cứu sản phụ
đẻ rơi giữa rừng
Ngày 5-4, bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Chung, Giám đốc
Bệnh viện (BV) đa khoa huyện Bắc Mê (Hà Giang), cho biết
đêm 4-4, các BS của BV đã thực hiện thành công một ca đỡ
đẻ giữa rừng. Sản phụ là chị Nguyễn Thị Tiên (21 tuổi, trú tại
Nà Phia, Yên Phú, Bắc Mê, Hà Giang), mang thai lần đầu.
Vào khoảng 22 giờ 30 ngày 4-4, chị Tiên đang trên
đường đến BV vì trước đó thấy đau bụng. Nhưng chưa kịp
đến BV chị đã chuyển dạ ngay trong rừng. Nhận được tin
nhắn của người nhà chị Tiên, ban giám đốc BV đã cử êkíp
gồm BS Phan Văn Thu, điều dưỡng Đào Xuân Huy và
điều dưỡng Nguyễn Thị Mẫn đến ngay hiện trường cách
BV khoảng 4 km hỗ trợ sản phụ.
“Lúc BS có mặt thì sản phụ Tiên đã sinh con trên nền
đất, nhau chưa sổ, máu chảy nhiều. Do bị sinh non nên em
bé chỉ nặng 1.600 g, khóc yếu, tím tái, hạ thân nhiệt. Lúc
đó trời tối, nên để có ánh sáng làm việc các BS phải tận
dụng tất cả nguồn sáng hiện có như đèn pha ô tô, đèn pin
và cả ánh đèn phát ra từ điện thoại” - BS Huy, người trực
tiếp đỡ đẻ cho sản phụ Tiên, kể lại.
Sau khi được các BS xử trí tại chỗ, mẹ con sản phụ Tiên
được đưa về BV để cháu bé nằm lồng ấp. Do sinh non nên
bé khá yếu, chưa tự bú được và phải ăn qua sonde dạ dày.
“Hiện sức khỏe hai mẹ con sản phụ Tiên đã ổn định” - BS
Chung nói.
HÀ PHƯỢNG
Tưởng đau cổ chân kéo dài hóa ra
mắc bệnh hiếm
Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt
Đức, Hà Nội cho biết mới đây BV đã điều trị thành công
cho một bệnh nhân 27 tuổi bị nang xương phình mạch
thân xương sên. Đây là một tổn thương hiếm gặp, ít dấu
hiệu đặc trưng nên thường khó được phát hiện và điều trị.
Trước đó, bệnh nhân đến BV tỉnh khám do bị đau cổ
chân khoảng một năm không rõ nguyên nhân. Kết quả
thăm khám, chụp X-quang tại BV tỉnh cho thấy bệnh nhân
bị ổ khuyết xương lớn thân xương sên và chuyển đến BV
Hữu nghị Việt Đức với tình trạng đau cổ chân trái, vận
động khó khăn.
Tại BV Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ phát hiện bệnh
nhân đau cổ chân trái khi tì đè, không sưng, nóng, đỏ.
Hình ảnh X-quang cho thấy ổ khuyết xương lớn chiếm
gần toàn bộ thân xương sên trái. Sau khi được chỉ định
chụp cắt lớp vi tính nhằm đánh giá mức độ phá hủy vỏ
xương, kết quả cho thấy nang xương lớn chiếm toàn bộ
thân xương sên, chưa phá hủy vỏ xương. Đồng thời bệnh
nhân cũng được chụp cộng hưởng từ đánh giá tính chất u.
Bệnh nhân sau đó được phẫu thuật lấy u, ghép xương
tự thân qua nội soi khớp cổ chân sử dụng ngõ vào phía
sau. Sức khỏe bệnh nhân sau mổ ổn định, được ra viện
sau ba ngày. Hiện đã 10 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân
đi lại bình thường, xương ghép liền tốt, không có dấu
hiệu tái phát.
Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh, Trưởng khoa
Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, BV Hữu nghị Việt
Đức, nang xương phình mạch thân xương sên là tổn
thương hiếm gặp. Hầu hết bệnh nhân đau cổ chân kéo
dài khi vận động, đi khám lại không phát hiện bất thường
nơi cổ chân nên thường khó phát hiện. “Nang xương
phình mạch là u lành tính, cơ chế sinh bệnh chưa rõ. Tuy
nhiên, nó chỉ chiếm tỉ lệ hơn 1% tổng số u xương” - ông
Khánh cho biết thêm.
HX
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook