095-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN- THỦY TRÚC
C
ô Nguyễn Thị Kim
Phượng, Hiệu trưởng
TrườngTiểu họcNguyễn
Thị MinhKhai, quậnGòVấp,
TP.HCM, với cách quản lý
“đắc nhân tâm” luôn được
học sinh (HS) yêu thương,
đồng nghiệp quý mến, phụ
huynh tin tưởng.
Chơi ô ăn quan
cùng học sinh
Ghé Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh Khai vào
giờ giải lao, chúng tôi rất
bất ngờ trước các trò chơi
mà HS ở đây tham gia. Đó
là những trò chơi dân gian
không còn thấy nhiều ở trẻ
em TP hiện nay như ô ăn
quan, nhảy lò cò, bịt mắt bắt
dê... Các em không chỉ chơi
cùng nhau mà còn chơi cùng
giáo viên và cô hiệu trưởng.
Trong trang phục áo dài,
cô Phượng hướng dẫn HS
chơi ô ăn quan một cách vui
vẻ. Khi HS mải chơi, tóc tai
bù xù, cô vội chải đầu, buộc
lại tóc cho các em.
Nhắc đến cô hiệu trưởng,
ánh mắt Trần Hoán My, HS
lớp 5/4, lấp lánh tình yêu
thương. Em chia sẻ: “Chúng
em biết chơi trò ô ăn quan
cũng nhờ cô Phượng dạy
và chơi cùng. Cô chơi siêu
lắm đó”.
Hoán My cho biết thêm
cô hiệu trưởng hiểu rất rõ
tâm lý HS. Hồi đội tuyển
Việt Nam giành chiến thắng
thuyết phục trước đội tuyển
Jordan để vào vòng tứ kết
Asian Cup, biết HS mê bóng
đá và muốn gửi lời chúc tới
đội tuyển, cô đã tổ chức một
buổi cổ vũ để HS tham gia.
Trong màn cổ vũ đó, các HS
được mặc áo đỏ, dán cờ đỏ
lên má và cùng nhau nhảy
múa bài
Việt Nam ơi
vui ơi
là vui.
“Đặc biệt, cứ vào dịp đầu
năm mới, cô Phượng lại lì
xì cho chúng em. Đây là
tiết mục khiến chúng em
hào hứng nhất khi quay trở
lại trường sau kỳ nghỉ Tết.
Bên cạnh lì xì, cô còn trao
gửi những lời chúc đầy yêu
thương. Em quý cô cũng vì
những điều đó” - Hoán My
cho hay.
EmTrầnVõ Thảo Nguyên,
HS lớp 3/3, góp lời: “Vào
mùa nóng, trời oi bức, cô treo
thêm các chậu hoa trước lớp
để tăng bóng mát. Cô còn
bảo nhà bếp nấu nhiều thức
uống mát cho chúng em.
Còn khi thấy chúng em mệt
mỏi với những bài thể dục
giữa giờ khô cứng, cô đưa
nhạc võ Vovinam hay nhảy
chachacha về tập. Chính
những điều đó khiến chúng
em hứng thú hơn trong tiết
học, thấy yêu ngôi trường
này hơn”.
Căn phòng vị hiệu trưởng
nhà trường có diện tích khá
khiêm tốn. Nó chỉ đủ để
chứa chiếc bàn làm việc
với kệ sách nhưng được cô
Phượng sắp xếp ngăn nắp
khiến mọi người bước vào
có cảm giác ấm áp. Đây là
nơi HS thường xuyên lui tới
bởi có một người sẵn sàng
ngồi lắng nghe HS tâm sự.
Các em hầu như gặp bất kỳ
chuyện gì cũng chạy xuống
phòng cô hiệu trưởng để
“méc” thay vì “méc” thầy
cô chủ nhiệm hay cô giáo
tổng phụ trách đội. “Từ
chuyện bị bạn bắt nạt lấy
kẹo đến chuyện được điểm
cao trong kỳ thi hay bị đau
ốm, các con đều đến tìm tôi.
Tôi thấy vui khi được học
trò chia sẻ những chuyện
như thế” - cô Phượng vui
vẻ cho hay.
Xem tập thể như
người thân của mình
Không chỉ là một người
luôn yêu thương HS, cô
Phượng còn là người luôn
quan tâm đến đời sống của
giáo viên, nhân viên trong
trường.
Nhắc đến hiệu trưởng
nhà trường, cô Nguyễn Thị
Nguyệt, giáo viên tổng phụ
trách đội, cho biết: “Là hiệu
trưởng nhưng cô Phượng
Sự quan tâmchân thành, ấmáp của cô Phượng dành cho học sinhmỗi ngày. Ảnh: THỦY TRÚC
Chào hiệu trưởng kiểu... hoa hậu
đăng quang
Cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên tổng phụ trách đội của
nhà trường, hào hứng cho hay:“Tại đây, mỗi ngày chúng tôi
đến trường là một ngày vui. Mọi chuyện khó khăn, vướng
mắc trong cuộc sống, chúng tôi đều có thể chia sẻ với cô
hiệu trưởng một cách thoải mái. Hằng ngày giáo viên gặp
hiệu trưởng còn chào theo kiểu đội viên chào nhau hay
chào như kiểu… hoa hậu đăng quang vậy”.
Họ đã nói
Cô Phượng xóa
nhòa khoảng cách
nhà quản lý với giáo
viên và HS. Cô thực
sự đem lại luồng
sinh khí mới cho
ngôi trường.
An tâm khi con học ở
trường này
CôPhượngđặcbiệtquantâm
đếnHS từchuyệnhọchành, vui
chơi, bữa ăn đến giấc ngủ. Mọi
hoạtđộngcủatrườngluônđược
cô công khai và có sự giám sát
của phụ huynh. Chúng tôi cảm
thấyrấtantâmkhiconemmình
được học ở ngôi trường này.
Ông
ĐÀO HẢI
,
trưởng ban đại diện
phụ huynh Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh Khai, quận Gò Vấp
Đời sống xã hội -
ThứNăm2-5-2019
Cô Phượng
hiệu trưởng
gây thươngnhớ
cho học trò
Sáu năm làmhiệu trưởng, cô Phượng xóa nhòa
khoảng cách nhà quản lý với giáo viên và
học sinh. Cô thực sự đem lại luồng sinh khí mới
cho ngôi trường.
không có sự xa cách. Sự cởi
mở, quan tâm chân thành
của cô đã khiến mọi người
trở nên gần gũi. Mỗi dịp nhà
trường tổ chức liên hoan, cô
Phượng đều ngồi chung với
bảo vệ và các cô lao công.
Còn hễ nhà ai có khó khăn
hay gặp chuyện buồn, cô đều
có mặt từ sớm, thăm hỏi,
động viên kịp thời. Mọi công
việc, chi tiêu trong trường
đều được cô Phượng công
khai một cách minh bạch.
Đã sáu năm giữ cương vị
hiệu trưởng mà chưa từng
có điều tiếng gì về cô. Đặc
biệt, cứ mỗi khi cô đi họp
hay dự hội nghị về thì từ giáo
viên đến nhân viên đều có
quà. Đó là món bánh tiêu.
Một món bánh bình dân
nhưng chứa chan tình cảm
của một vị quản lý đối với
đồng nghiệp. Mọi người cứ
trêu hễ cô Phượng đi họp về
là có bánh tiêu ăn”.
Làm việc tại Trường Tiểu
học Nguyễn Thị Minh Khai
đã 22 năm, qua bốn nhiệm
kỳ hiệu trưởng, khi nói về
cô Phượng, cô Nguyễn Thị
Nhân, tổ trưởng tổ cấp dưỡng,
bày tỏ một tình cảm đặc biệt:
“Là hiệu trưởng nhưng cô
Phượng không nề hà bất cứ
việc gì. Nhiều khi cô rảnh, cô
thường ghé phòng bếp xem
chị em làm việc. Thấy mọi
người bận rộn, cô cũng xắn
tay áo vào làm. Cô thường
xuyên góp ý nhà bếp, thay
đổi thực đơn sao cho phong
phú để các bé ăn ngon. Vào
mùa hè, cô lại cùng nhà bếp
thảo luận đưa ra những thức
uống bổ dưỡng, giải nhiệt.
Trong bất cứ chuyện gì, cô
đều lắng nghe sự góp ý của
mọi người”.
Còn bản thân cô Phượng
lại chia sẻ giản dị về điều
này: “Tôi đối xử công bằng
với mọi người vì tôi xem
các nhân viên hay giáo viên
đều không khác người thân
của tôi”.•
Mới đây, UBND TP Cần Thơ có tờ trình gửi Ban
Thường vụ Thành ủy TP Cần Thơ xin ý kiến về đề án phát
triển Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Trường chuyên
Lý Tự Trọng) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu đề án là xây dựng Trường chuyên Lý Tự
Trọng trở thành trường trọng điểm thực hiện nhiệm vụ
phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng lực của học sinh
(HS) có năng khiếu ở các môn văn hóa, làm cơ sở đào tạo
nhân tài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục phổ
thông.
Nguồn vốn dự kiến thực hiện đề án bao gồm các nguồn
ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục theo phân
cấp về ngân sách; nguồn ngân sách đầu tư phát triển;
nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án
đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu của
cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội
hóa hợp pháp khác. Tổng mức đầu tư dự kiến cho đề án
này là 113,88 tỉ đồng.
Cụ thể, giai đoạn 2019-2020, mở rộng quy mô về số
lớp, số HS với 32 lớp, 870 HS. Chuẩn bị tốt công tác
tuyển sinh, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng kỹ năng tin học và ngoại ngữ cho giáo viên. Thực
hiện dạy học các môn toán và khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh ở mức độ 2…
Giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025, quy mô số lớp là
35 lớp chuyên (10 môn chuyên) với khoảng 1.110 HS.
Xây dựng Trường chuyên Lý Tự Trọng thành trường
THPT đạt chuẩn ở mức độ cao, ngang tầm với các trường
THPT chuyên của các TP lớn trong nước, thu hút sự quan
tâm của các trường ĐH quốc tế. Nâng cao chất lượng dạy
học ngoại ngữ, tin học, dạy học môn toán và các môn
khoa học bằng tiếng Anh ở mức độ 3…
Giai đoạn 2026-2030, ổn định về cơ sở hạ tầng, tạo
dựng môi trường học đường sạch đẹp, văn minh, thân
thiện. Xây dựng Trường chuyên Lý Tự Trọng có vị thế
cao trong cả nước, trở thành một trong những trường
thu hút sự hợp tác của các trường THPT ngoài nước và
sự quan tâm của các trường ĐH quốc tế. Tiếp tục đầu tư
cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài, hợp
tác trao đổi giáo viên với các trường nước ngoài. Tỉ lệ
HS giỏi quốc gia đạt 70% số lượng HS tham gia, có HS
dự thi nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, có HS đoạt giải
Olympic quốc tế…
NHẪN NAM
CầnThơ:Hơn113 tỉ đồngphát triểnTrường chuyênLýTựTrọng
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook