118-2019 - page 14

14
TUYẾNPHAN
V
i phạm về nồng độ cồn
luôn là một trong những
chuyên đề được lực
lượng CSGT tập trung xử lý
nghiêm. Đây cũng là nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới hàng
loạt vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng thời gian qua.
Ghi nhận thực tế quá trình
xử lý lỗi vi phạm trên, CSGT
gặp rất nhiều tình huống khó
xử. Bởi bên cạnh những tài xế
chấp hành hiệu lệnh, không ít
ma men luôn tìm cách chống
đối lực lượng chức năng.
Đủ chiêu trò đối phó
Chiêu trò phổ biến nhất
các tài xế thường đối phó với
cảnh sát khi bị kiểm tra nồng
độ cồn là để lại xe rồi bỏ đi.
Mở đầu cho việc này là thái
độ bất hợp tác, né tránh khi
bị lực lượng CSGT yêu cầu
dừng xe để kiểm tra.
Điển hình là tối 22-5 vừa
qua, tổ công tác của Đội
CSGT số 6 (Phòng CSGT
Hà Nội) phát hiện một chiếc
ô tô có nhiều biểu hiện nghi
vấn. Bước xuống xe, tài xế
nồng nặc mùi rượu bia nhưng
lại cương quyết không chịu
làm việc.
Dù được CSGT nhiều lần
giải thích, người này vẫn bỏ lại
xe rồi rời đi khiến lực lượng
chức năng phải lập biên bản
tạm giữ phương tiện.
Tương tự, trước đó một
ngày, tại đường Hoàng Quốc
Việt (quận Cầu Giấy, Hà
Nội), một người đàn ông đã
rút chìa khóa, vứt xe lại rồi
đi thẳng vào cơ quan gần đó.
Khi được CSGT yêu cầu ra
làm việc, người này chống
đối vì cho rằng không có vi
phạm gì nên không thực hiện
theo yêu cầu.
Chiêu trò tiếp theo các ma
men sử dụng là nhất quyết
không chịu thổi vào máy đo
nồng độ cồn. Rất nhiều trường
hợp từ chối thổi vì cho rằng
mình không hề uống rượu
bia, không say. Có người
thổi nhưng chỉ lấy một ít hơi
nên máy không thể đo chỉ số.
Không ít người chỉ ghé miệng
vào ống chứ không chịu thổi.
Ngoài ra, các tài xếcũngnghĩ
ra nhiều cách đối phó khác như
dắt xe qua chốt CSGT, đổi tài
xế khi nhìn thấy cảnh sát từ
xa, viện cớ đang uống thuốc
nên có nồng độ cồn cao…
Đều bị xử lý nghiêm
Tình trạng các tài xế tìm
cách đối phó khi bị kiểm
tra nồng độ cồn không phải
hiếm gặp. Tuy nhiên, trong
những tình huống như vậy,
lực lượng chức năng vẫn luôn
xử lý nghiêm theo quy định.
Đơn cử như việc để lại
phương tiện rồi bỏ đi, tài xế
vẫn sẽ bị xử phạt với hành
vi không chấp hành kiểm tra
nồng độ cồn.
ThượngúyChuMạnhDũng,
Đội CSGTsố 6 (PhòngCSGT
HàNội), cho biết: TheoĐiều 5
Nghị định 46/2016, nếu không
chấp hành yêu cầu kiểm tra
về nồng độ cồn của người thi
hành công vụ, tài xế ô tô và
các loại xe tương tự sẽ bị xử
phạt 16-18 triệu đồng, ngoài
ra còn bị tước giấy phép lái
xe (GPLX) 4-6 tháng.
Sẽ tăng nặng mức phạt
Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 46/2016 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt.
Theo dự thảo, đối với tài xế ô tô không chấp hành yêu
cầu kiểm tra nồng độ cồn, mức phạt tiền sẽ lên tới 26-30
triệu đồng và tước GPLX 10-12 tháng, thay vì mức phạt tiền
16-18 triệu đồng và tước GPLX 4-6 tháng như hiện nay.
Đối với người điều khiển mô tô, xe máy, hành vi trên sẽ
bị xử phạt ở mức 7-8 triệu đồng, tước GPLX 10-12 tháng,
thay vì mức phạt tiền 3-4 triệu đồng và tước GPLX 3-5 tháng
như hiện nay.
Bạn đọc -
Thứ Tư29-5-2019
Với trường hợp cụ
thể của tài xế ô tô
không chấp hành
yêu cầu kiểm tra
nồng độ cồn, tổ công
tác của Đội 6 đã ra
quyết định xử phạt
17 triệu đồng, tước
GPLX năm tháng.
Tài xế có được từ chối khi CSGT
đo nồng độ cồn?
Vứt xe rồi bỏ đi, cương quyết không thổi vàomáy đo, dắt bộ qua chốt… là những chiêu trò thường được
các mamen sử dụng để đối phó với CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn.
Với trường hợp cụ thể của
tài xế ô tô đã nói ở trên (không
chấp hành yêu cầu kiểm tra
nồng độ cồn), tổ công tác
của Đội 6 đã ra quyết định
xử phạt 17 triệu đồng, tước
GPLX năm tháng.
Tương tự, cũng theo Điều
6 nghị định này, tài xế mô
tô, xe gắn máy và các loại
xe tương tự sẽ bị xử phạt
3-4 triệu đồng, ngoài ra còn
bị tước GPLX 3-5 tháng nếu
không chấp hành kiểm tra
nồng độ cồn.
Như vậy, nếu không chịu
thổi vào máy đo, dù chưa cần
biết nồng độ cồn trong hơi
thở là bao nhiêu, tài xế vẫn
sẽ bị xử phạt ở khung cao
nhất của hành vi vi phạm
này. Việc bỏ lại phương tiện
hoặc cố tình không kiểm tra
nồng độ cồn rõ ràng không
có lợi gì.
Một lãnh đạo cấp phòng
của Cục CSGT nhận định:
Việc các tài xế đối phó khi
bị kiểm tra càng đòi hỏi kỹ
năng xử lý của chính lực lượng
CSGT. Cán bộ, chiến sĩ làm
nhiệm vụ cần linh hoạt, khéo
léo, mềm mỏng hoặc cương
quyết đúng thời điểm.
Theo vị này, việc dắt xe qua
chốt nhằm né bị phạt chính
là một hình thức chống đối.
Để có thể xử phạt, CSGTphải
chứng minh tài xế vi phạm
khi đang điều khiển phương
tiện giao thông, bởi thực tế
lúc đó họ đang dắt xe chứ
không điều khiển phương
tiện. Cách chứng minh có
thể bằng camera nghiệp vụ,
người làm chứng…
Dù vậy, nếu hành vi dắt
xe gây cản trở giao thông (ví
dụ dắt ra giữa đường) thì tùy
tính chất, mức độ, CSGT sẽ
nhắc nhở, tuyên truyền hoặc
có thể xử phạt.
“Họ đối phó để tránh việc
bị phạt nhưng hành vi sử
dụng rượu bia khi lái xe là
rất nguy hiểm cho cộng đồng.
Việc xử phạt nhằm nâng cao
ý thức của chính tài xế chứ
không ai khác” - vị CSGT
nhấn mạnh. •
Một tài xế cương quyết không chịu kiểmtra nồng độ cồn, bỏ xe lại rồi rời đi. Ảnh: TUYẾNPHAN
Góc ảnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2019 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thể thao. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày
1-8.
Theo đó, phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng
đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc danh
mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao; hình
thức phạt bổ sung là đình chỉ việc tham dự giải thi
đấu thể thao có thời hạn từ một đến ba tháng.
Hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử
dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong
tập luyện, thi đấu thể thao sẽ bị phạt tiền từ 15
triệu đến 20 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung
là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có
thời hạn từ ba đến sáu tháng.
Ngoài ra, Nghị định 46/2019 còn quy định phạt
tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi
chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự;
đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng
không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục,
truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt
động thể thao.
Đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn
thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao
sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt với vi
phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động
thể thao. Cụ thể, phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu
đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới
tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển
thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham
gia thi đấu thể thao.
Đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người
khác gian lận trong hoạt động thể thao sẽ bị phạt
tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; làm sai lệch kết
quả thi đấu thể thao bị phạt tiền từ 15 triệu đến 20
triệu đồng.
NGUYỄN HIỀN
Phạt nặngngười chơi thô bạo trong
thi đấu thể thao
Chân trụ đèn trơ xương nguy hiểm
Trên xa lộ Hà Nội
đoạn qua khu phố Hiệp
Thắng, phường Bình
Thắng, thị xã Dĩ An,
Bình Dương có chân
trụ đèn chiếu sáng để
trơ khung sắt rất nguy
hiểm đối với người
đi bộ và xe hai bánh.
Trước đó, xe tải, xe
container thường ra
vào nên nhiều lần húc
trụ đèn gãy nhưng cơ
quan chức năng chưa
thay trụ đèn mới. Chân
trụ tồn tại từ tháng này
qua tháng khác và nay lòi những cọng sắt. Mối nguy đang chực chờ
người tham gia giao thông.
THÁI HOÀNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook