118-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư29-5-2019
Cựu lãnh đạo DAB khai gì?
Bị cáo Bình thừa nhận việc DAB không được phép kinh doanh vàng tài
khoản, chi lãi ngoài. Ông Bình cũng xác định lại là chỉ chịu trách nhiệm
dân sự cho các thuộc cấp, không chịu thay cho một số người liên quan. Vì
theo bị cáo này, nếu không có người làm thì không thể thực hiện các chủ
trương của mình. Trả lời câu hỏi của các luật sư, ông Bình nói rằng việc chi
lãi suất ngoài vượt quá quy định, nếu không chi lãi này (486 tỉ đồng) thì
không giữ vững được sự ổn định thanh khoản và sự phát triển của ngân
hàng, ngân hàng có thể bị sụp đổ.
Khi được hỏi về hai pháp nhân đứng ra vay 197 tỉ đồng cho ông Bình,
cựu phó tổng giám đốc DAB Nguyễn Thị Kim Xuyến cho biết tiền vay do
ông Bình sử dụng, sau đó ông Bình chỉ đạo phòng ngân quỹ hội sở và sở
giao dịch lập chứng từ thu khống để hoàn trả cho hai công ty. Bà Xuyến
cho rằng bị cáo hiểu đại để công ty sân sau thường khôngmang nghĩa tích
cực.Tuy nhiên, hai công ty này hoạt động lâu năm, có uy tín trên thị trường,
theo đúng giấy phép thì không thể là công ty sân sau. Bị cáo Xuyến kêu
oan rằng tuy cho ông Bình mượn pháp nhân của các công ty này nhưng
bà không theo dõi việc chuyển tiền, không hưởng lợi... Do đó, bà không
phạm tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của DAB...
200 tỉ Vũ “nhôm”
nộp là tiền gì?
Vũ “nhôm” một mực kêu oan trong khi Trần Phương Bình
tự nguyện chịu trách nhiệmphần dân sự cho các thuộc cấp.
P.LOAN-M.CHUNG
N
gày 28-5, HĐXXTAND Cấp
cao tại TP.HCM tiếp tục phiên
tòa phúc thẩmvụ gây thất thoát
hơn 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đông
Á (DAB). Tháng 12-2018, TAND
TP.HCM đã tuyên án đối với 26
bị cáo và 18 người đã kháng cáo
(riêng Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ
“nhôm” kêu oan).
Tại tòa, nhiều lần VKS ngắt
lời, không cho bị cáo Vũ (chủ tịch
HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng
Bắc Nam 79) trình bày về việc đã ký
vào hai giấy nộp tiền 200 tỉ đồng vì
phiên tòa đang ở phần hỏi. Vũ nói:
“VKS bình tĩnh, bị cáo tha thiết được
trình bày bởi cấp sơ thẩm không cho
bị cáo nói. Bất cứ điều gì phải có
lý do, nguyên nhân của nó, phải để
bị cáo nói mới hiểu rõ sự tình chứ
không thể trả lời có hoặc không”.
Vũ tiếp: “Bị cáo và anh Bình có
mối quan hệ thân tình nên hoàn
toàn tin tưởng vào anh Bình. Anh
Bình là giám đốc của DAB chứ
không phải là nhân viên bảo vệ.
Việc mượn tiền đã diễn ra cả chục
lần với số tiền hàng triệu USD. Là
chủ tịch của công ty nên việc kế
toán bị cáo không quan tâm nên
không biết số tiền 600 tỉ đồng sau
khi nâng vốn cho DAB giúp anh
Bình không thành được hoàn trả
và có tính lãi. HĐXX nhớ giùm bị
cáo, bị cáo nộp vào tài khoản công
ty bị cáo chứ bị cáo không nộp tiền
vào tài khoản của DAB”.
Vũ tái khẳng định việc ông Bình
mời công ty Vũ mua cổ phần trị giá
600 tỉ đồng nhưng công tyVũ chỉ có
400 tỉ đồng, ông Bình mới nói cho
Vũ vay 200 tỉ đồng còn lại. Như vậy,
ông Bình cho Vũ vay 200 tỉ đồng,
Vũ “nhôm” tại tòa phúc thẩm. Ảnh: HTG
Trả lời câu hỏi về việc
nếu cho 200 tỉ đồng là
tiền mượn của ông Bình
thì đến nay đã trả chưa,
Vũ “nhôm” nói không
biết đó là tiền của DAB.
Ngày 28-5, TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt
Trần Hoài Nam 16 năm tù về tội giết người, Dương Văn
Lịnh 12 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng. Tòa còn
buộc Nam phải bồi thường cho gia đình nạn nhân gần 180
triệu đồng.
Đêm 7-12-2018, tại nhà chị T. (31 tuổi, trú huyện Quỳnh
Lưu) xảy ra vụ án mạng khiến anh Nguyễn Văn Trinh bị thiệt
mạng. Theo hồ sơ, vợ chồng anh Trinh mâu thuẫn nên vợ
anh bỏ đi nơi khác làm thuê. Anh Trinh ở nhà qua lại với chị
Bênh bạn, sát hại người khác
T. và nhận đứa con thứ hai của chị T. sinh ra là con mình.
Một lần anh Trinh đến nhà chị T. thì thấy anh Nguyễn
Văn Tiếp đang ngồi trên giường của chị T., anh Trinh ghen
và đánh anh Tiếp. Bị đánh đau, anh Tiếp đi nhậu cùng Nam,
Lịnh và kể lại câu chuyện rồi Lịnh nói cả nhóm đến nhà chị
T. để gặp anh Trinh.
Anh Tiếp đứng ngoài cổng, còn Nam và Lịnh đi vào trong,
hai bên xảy ra xô xát. Lịnh ôm đẩy và bóp cổ, khi anh Trinh
thoát thân chạy về hướng Nam thì bị Nam rút dao đâm trúng
ngực, gục tại chỗ. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng do vết
thương quá nặng, anh Trinh đã tử vong.
Sau đó Nam và Lịnh đã đến ngay cơ quan Công an huyện
Quỳnh Lưu đầu thú. Do Lịnh không có ý định sát hại anh
Trinh và không bàn bạc, không biết Nam mang theo dao
trong người nên chỉ bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Nam và Lịnh thành khẩn khai báo,
thể hiện ăn năn hối cải, xin được giảm nhẹ hình phạt.
Đ.LAM
Vũ cho ngược lại công ty Vũ vay
nên Vũ mới phải ký vào hai tờ giấy
để nộp tiền vào tài khoản công ty.
Lúc đó, tài khoản công ty Vũ có
hai nguồn tiền, một là tiền thế chấp
tài sản vay 400 tỉ đồng tại DAB và
200 tỉ đồng là nguồn tiền cá nhânVũ
vay cá nhân ông Bình. Công ty Vũ
đã chuyển 600 tỉ đồng này để mua
60 triệu cổ phần tại DAB. Sau khi
tăng vốn điều lệ không thành công,
DAB trả lại cho công ty Vũ. “Chính
vì oan bị cáo mới kêu oan, còn như
các bị cáo khác bị cáo đã xin giảm
nhẹ hình phạt” - Vũ “nhôm” nói.
Trả lời câu hỏi về việc nếu cho 200
tỉ đồng là tiền mượn của ông Bình thì
đếnnayđã trảchưa,Vũ“nhôm”khẳng
địnhkhôngbiếtđólàtiềncủaDAB.Vũ
cho rằng đây là tiền của cá nhân ông
Bình và đã chủ động trả lại. Trong quá
trình tòa xét xử sơ thẩm vụ án, Vũ đã
nộp toànbộ số tiềnnày, theoVũkhông
phải là để khắc phục hậu quảmà là để
trả tiền đã mượn cho ông Bình.
Trần Phương Bình (cựu tổng giám
đốc DAB) thì cho biết trong đợt tăng
vốn điều lệ của DAB năm 2014, do
tình trạng ngân hàng thua lỗ nên chào
mờiVũ vàCông tyBắcNam79 tham
gia. Ông Bình khẳng định không nói
cho Vũ biết số tiền 200 tỉ đồng là của
ngân hàng và cũng không choVũ vay.
Còn việc Vũ có biết đây là thu khống
không thì ông không biết.
Hôm nay, tòa tiếp tục làm việc.•
Không“chạy”được giấy
phépkaraoke vẫnphạmtội
Ngày 28-5, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên
án Trần Phi Long và đồng phạm. Đây là lần xét xử sơ thẩm lần
hai sau khi án sơ thẩm lần đầu bị hủy do có tranh cãi pháp lý.
Cụ thể là nhiều người ban đầu được cho là nạn nhân của vụ lừa
đảo, sau đó bị truy tố về tội đưa hối lộ. Ngoài ra, vụ án chưa
xác định được người bị hại, người nhận hối lộ nên chưa đủ căn
cứ cấu thành tội của các bị cáo như án sơ thẩm đã tuyên…
Theo cáo trạng, Long và đồng phạm có hành vi gian dối khi
làm bốn giấy phép kinh doanh quán karaoke trái quy định và
nhận hơn 1 tỉ đồng từ khách hàng. Cụ thể, Lê Văn Tha và Đặng
Đức Tiến thỏa thuận làm giấy phép kinh doanh karaoke cho
và thiết kế nội thất nhà hàng với giá 32.000 USD (giấy phép
là 450 triệu đồng). Tha biết chính quyền không cấp mới giấy
phép kinh doanh karaoke nữa nhưng nghĩ Đức quen biết nhiều,
có thể “chạy” được nên đã đưa tiền cho Đức.
Đức thỏa thuận với Long “chạy” giấy phép giá 350 triệu
đồng để hưởng chênh lệch. Đức đưa cho Long 240 triệu đồng,
Long lại đưa cho Trần Văn Tuyền 120 triệu đồng. Khi biết
giấy phép là giả Long tìm Tuyền để hỏi nhưng không gặp nên
trình báo công an. Đức, Tha và Long thay đổi lời khai, cho
rằng việc đưa tiền dựa trên hợp đồng dịch vụ xin cấp giấy phép
kinh doanh. Theo cơ quan tố tụng, việc thay đổi lời khai này là
nhằm trốn trách nhiệm. Tha đã đưa tiền cho Đức với mục đích
hối lộ người có thẩm quyền, Đức làm trung gian, môi giới thỏa
thuận với Long “chạy” giấy phép trái quy định. Còn Long nhận
tiền từ Đức và thỏa thuận với Tuyền “chạy” giấy phép. Tuyền
và một bị cáo khác nhận giấy tờ và tiền để làm giả.
Ngoài ra, nhóm bị cáo này còn làm bằng giả. Cụ thể, chị T.
muốn thi vào lớp sau đại học chuyên khoa 1 của BV Chợ Rẫy
nhưng không đủ điều kiện. Tháng 7-2011, qua giới thiệu của Đức,
chị T. nhờ Long “chạy” xin giấy dự thi với giá 100 triệu đồng.
Long cam kết sau một tuần sẽ hoàn tất nhưng khi bệnh viện công
bố danh sách dự thi không có tên chị T. thì Long biến mất.
Kết thúc phiên xử, HĐXX đã tuyên phạt Long 15 năm tù về
các tội môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Bị cáo Tuyền bị phạt 12 năm
tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài
liệu; Lê Thanh Hùng bị phạt bốn năm tù về tội môi giới hối lộ và
làm giả con dấu, tài liệu. 11 bị cáo còn lại bị phạt từ một năm án
treo đến năm năm tù về một trong các tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, môi giới hối lộ, đưa hối lộ hoặc làm giả tài liệu.
Tại tòa, luật sư không đồng ý với truy tố các bị cáo tội đưa
hối lộ và môi giới hối lộ. Vì hồ sơ không thể hiện việc có ai
nhận giúp làm giấy phép nên không có căn cứ để truy tố. Tuy
nhiên, HĐXX nhận định dù không được nhưng các bị cáo đã
đưa tiền để tác động đến người có thẩm quyền cấp giấy phép
karaoke và vào lớp sau đại học thông qua trung gian. Sau khi
đưa tiền cho người trung gian để thực hiện ý định thì tội phạm
đã hoàn thành, không cần việc có kết nối được hay không.
Ngoài ra, khi các bị cáo nhờ làm giấy phép kinh doanh
karaoke là lúc cơ quan có thẩm quyền có chủ trương không
cấp mới loại giấy phép này. Như vậy, không thể nói đây chỉ là
giao dịch dịch vụ bình thường vì nếu chỉ là dịch vụ thì phải có
ủy quyền thực hiện, còn đây là bằng con đường không chính
thức…
Các bị cáo.
Ảnh: HY
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook