118-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 29-5-2019
Tiêu điểm
“Nữhoàng lục bình” ởSócTrăngđượcminhoan
Ngày 28-5, tại hợp tác xã thủ công mỹ nghệ của mình
ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, bà Huỳnh
Ngọc Bích (54 tuổi) được VKSND tỉnh này tổ chức xin
lỗi công khai vì đã làm oan bà.
Bà Bích được mệnh danh là “nữ hoàng lục bình” ở tỉnh
Sóc Trăng. Tuy nhiên, từ chín năm trước, bà bị khởi tố,
truy tố oan tội tham ô tài sản liên quan số tiền hơn 17 triệu
đồng. 
Theo hồ sơ, năm 2010, Trung tâm Khuyến công tỉnh
Sóc Trăng xảy ra vụ án tham ô tài sản, liên quan việc thực
hiện các dự án dạy nghề các năm 2016-2017. Có năm cán
bộ lãnh đạo của trung tâm này bị bắt giam. Sau đó, bà
Bích cũng bị khởi tố tội tham ô với cáo buộc trong quá
trình thực hiện các dự án dạy nghề, bà đã tham ô hơn 17
triệu đồng. 
Vụ án được đưa ra xét xử nhiều lần không thành vì hồ
sơ, chứng cứ thể hiện
bà không tham ô. Đến
tháng 7-2018, bà Bích
chính thức nhận được
quyết định đình chỉ điều
tra. 
Tại buổi xin lỗi, ông
Nguyễn Hồng Phuông,
Phó Viện trưởng
VKSND tỉnh Sóc Trăng,
đã trực tiếp đọc lời xin
lỗi đối với bà Bích. Ông
thừa nhận việc khởi tố,
truy tố bà Bích tội tham
ô là làm oan bà. Ông cho rằng đây là sai lầm của cơ quan
tố tụng vì đã không đánh giá đầy đủ, toàn diện chứng
cứ… nên đã khởi tố, truy tố oan bà. Những người liên
quan gây oan cho bà Bích đã bị xử lý trách nhiệm đúng
quy định. 
Bà Bích xúc động cho rằng những người tiến hành tố
tụng hãy khách quan hơn để giảm tối đa những người dân
bị khởi tố, truy tố, tù tội oan. 
Ông Phuông cũng thẳng thắn nhìn nhận dù có xin lỗi,
sau này có bồi thường cũng chỉ bù đắp một phần, không
bao giờ là đầy đủ, mong bà Bích nhận lời xin lỗi, cảm
thông, chia sẻ. 
Bà Bích cho biết sẽ tiến hành các thủ tục để đề nghị bồi
thường oan theo quy định của pháp luật. 
TRẦN VŨ 
Bà Huỳnh Ngọc Bích sau khi được
xin lỗi oan. Ảnh: BTV
Triệu tập điều tra viên để đối chất việc ép cung
Tại phiên sơ thẩm ngày 28-5, hai điều tra viên của vụ án cũng được tòa
triệu tập đến phiên xử.
Ngay sau khi đại diệnVKS công bố cáo trạng, NguyễnThị Hồng cho rằng
mình bị vu khống vì không sắp xếp phòng hát, không chứa chấp hành vi
sử dụng ma túy, cũng không nhận tiền từ nhóm thanh niên.
Theo đó, tối 14-9-2017, bị cáo đi vay tiền của người quen về tới quán,
nhóm Đào Văn Ý đã vào hát và sử dụng ma túy rồi. Khi Ý ngỏ lời xin phép
sử dụngma túy, Hồng kiên quyết không cho; bị cáo cũng không nhìn thấy
các dụng cụ sửdụngma túy của nhómnày.Ýđưa tiền, bị cáo vứt xuốngbàn
nhưng nam thanh niên nhét vào áo của bị cáo rồi đẩy ra khỏi phòng. Quá
trình này có xảy ra giằng co. Khi bị cáo đang đi gọi người để xử lý vụ việc
thì thấy một nhóm người (chưa biết là công an - PV) ập vào rồi bắt bị cáo.
Đặc biệt, Hồng khai trước tòa vì lo sợ công an sẽ bắt con mình nên đã
“cắn răng nhận tội”. Cùng với đó, bị cáo còn bị điều tra viên ép cung, đọc
lời khai cho viết, thậm chí là gây khó khi có ý định mời LS.
Chủ tọa hỏi ai là người ép cung, nữ bị cáo nêu đích danh tên bà điều
tra viên. Tuy nhiên, đối chất trực tiếp tại phòng xử, bà điều tra viên này
phủ nhận.
Bỏ lời khai người
bị bắt khỏi hồ sơ
vụ án
Một nhân viên quán karaoke bị công an bắt giữ nhưng trong
hồ sơ lại không hề có lời khai của người này vào thời điểm
bị bắt.
TUYẾNPHAN
N
gày 28-5, TANDTPHạ Long
(Quảng Ninh) mở lại phiên sơ
thẩm lần ba và đã tuyên phạt
bị cáo Nguyễn Thị Hồng (50 tuổi,
trú TP Hạ Long) bảy năm tù về tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất
ma túy. Đáng chú ý, bị cáo này liên
tục kêu oan, vụ án cũng từng bị trả
hồ sơ, hủy án vì có vi phạm tố tụng
nghiêm trọng.
Bắt giữ nhưng không có
lời khai trong hồ sơ
Theo cáo trạng, tối 14-9-2017,
Đào Văn Ý và Đặng Tiến Mạnh rủ
nhau đi mua ma túy đá rồi tới quán
karaoke do Nguyễn Thị Hồng làm
chủ. Tại đây, nhóm của Ý bỏ bộ đồ
sử dụng ma túy ra bàn để sử dụng. Ý
gọi Hồng vào uống một cốc bia, cho
Hồng 300.000 đồng để trả công việc
đồng ý cho nhóm sử dụng ma túy.
21 giờ 30 cùng ngày, Công an TP
Hạ Long ập vào kiểm tra. Hồng bị bắt
khẩn cấp, sau đó bị truy tố về tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy. Kết quả điều tra cũng cho thấy
trước đó một ngày, Hồng từng cho
nhóm trên dùng ma túy tại quán và
được trả 200.000 đồng.
Tại phiên sơ thẩmlầnđầu, tòa tuyên
trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung
nhiều tình tiết. Bốn tháng sau, TAND
TPHạ Longmở lại phiên sơ thẩmvà
phạt Hồng bảy năm tù.
Tháng 9-2018, TAND tỉnh Quảng
Ninh mở phiên phúc thẩm do có
kháng cáo kêu oan của Hồng. Tại
tòa, đại diện VKS cho rằng CQĐT
đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng khi trong hồ sơ không có tài liệu
Riêng câu hỏi vì sao lời
khai của nhân chứng
Nguyễn Danh Hồng
(người ngay từ đầu bị
bắt giữ) bị bỏ ngoài hồ sơ
vụ án và vì sao lại bỏ thì
phiên tòa ngày 28-5 vẫn
còn bỏ ngỏ.
Bị cáoNguyễn Thị Hồng tại tòa ngày 28-5. Ảnh: TUYẾNPHAN
Luật sư nói điều tra viên
“nhắc tuồng” cho
nhân chứng
Có một diễn biến bất ngờ xảy ra
tại phiên xử, đó là khi LS bào chữa
cho bị cáo Hồng đặt các câu hỏi cho
một nhân chứng. LS cho rằng ông Phí
Thanh Ngọc, điều tra viên chính của
vụ án, đã nhắc lời cho nhân chứng
này và đề nghị HĐXXđiềuhànhphiên
tòa theo đúng quy định. Trước tình
huống trên, chủ tọa đã yêu cầu nam
điều tra viên rời vị trí, ngồi sang hàng
ghế bên cạnh.
nào liên quan đến hệ thống camera
của quán, bởi nếu có thì đây sẽ làmột
nguồn chứng cứ của vụ án. Ngoài ra,
VKS cho rằng công an từng bắt giữ
ông Nguyễn Danh Hồng (nhân viên
quán) nhưng sau đó lại không có lời
khai của ông này trong hồ sơ vụ án.
Do vậy, VKS đề nghị HĐXX hủy án
sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Sau khi nghị án, HĐXXphúc thẩm
đã chấp nhận đề nghị của VKS. Tòa
cho rằng vụ án đã có sự vi phạm
nghiêm trọng tố tụng khi bỏ ngoài
hồ sơ lời khai của nhân chứng rất
quan trọng trong vụ án là ôngNguyễn
Danh Hồng; việc khai báo ban đầu
của các nhân chứng là không khách
quan, không đúng với diễn biến thực
tế, mâu thuẫn với nhau và với chính
bị cáo…
Không có câu trả lời
Trong phần tranh luận tại phiên tòa
hômqua, 28-5, đại diệnVKScho rằng
cóđủcơsởcho thấyNguyễnThịHồng
nhiều lần chứa chấp nhiều người sử
dụng ma túy, đề nghị HĐXX tuyên
phạt bị cáo 7-8 năm tù.
Tranh luận lại, luật sư (LS) của bị
cáo khẳng định việc buộc tội thân chủ
mình là không có căn cứ. Theo LS,
cấp phúc thẩm đã tuyên hủy bản án
để làm rõ năm vấn đề, trong đó có
việc bỏ ngoài hồ sơ lời khai của nhân
chứngNguyễnDanhHồng, hệ thống
camera của quán karaoke không còn,
sự mâu thuẫn trong lời khai của các
nhân chứng về việc có hay không
Hồng đồng ý cho nhóm của Ý dùng
ma túy… Tuy vậy, tại kết luận điều
tra bổ sung, CQĐT Công an TP Hạ
Long không giải quyết được các yêu
cầu trên, không chứng minh được
ngày 14-9, bị cáo Hồng là người sắp
xếp phòng hát, đồng ý cho nhóm Ý
dùng ma túy.
LS cho rằng cơ quan tố tụng buộc
tội bị cáo dựa vào lời khai không
khách quan của các nhân chứng.
Trong đó, nhân chứng Hoàng Anh
Thắng ban đầu lấy tên giả là Hoàng
Văn Thành, nhân chứng Đặng Tiến
Mạnh là nhân chứng trongmột vụ án
ma túy khác từng được chínhTAND
TPHạ Long xét xử, còn Đào Văn Ý
lại là nghi can trong một vụ án mua
bán ma túy khác, lợi dụng sơ hở để
bỏ trốn nhưng lại ra làm nhân chứng
trong vụ án này.
Quá trình điều tra ban đầu, một
nhân viên của quán karaoke từng khai
nhóm của Ý vào phòng hát rồi xếp
dụng cụ sử dụngma túy luôn, sau đó
Hồng mới vào. Tuy nhiên, trong các
phiên tòa gần đây, nhân chứng này
đều vắng mặt.
Cũng theo LS, toàn bộ quá trình
điều tra cũng như truy tố, vụ án chỉ
xoay quanh bị cáo và sáu nhân chứng,
trong khi đó người xếp khách vào
phòng hát là ôngNguyễnDanhHồng
không được đề cập tới.
Ngoài ra, LSNga còn cho rằng tội
chứachấpsửdụngma túyphải làhành
vi biết trước, vì hám lợi mà cho phép
sử dụng. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng
chưa chứng minh được Hồng biết
trước và ý thức chủ quan của bị cáo
đồng ý cho nhómÝ sử dụng ma túy.
Vẫn giữ nguyên quan điểm, đại
diện VKS cho rằng việc buộc tội bị
cáo là hoàn toàn có căn cứ, khách
quan và đúng quy trình tố tụng. Cuối
cùng, tòa đồng tình với quan điểm
của VKS và tuyên phạt bị cáo mức
án như trên. Riêng câu hỏi vì sao lời
khai của nhân chứng Nguyễn Danh
Hồng (người ngay từ đầu bị bắt giữ)
bị bỏ ngoài hồ sơ vụ án và vì sao lại
bỏ thì phiên tòa vẫn còn bỏ ngỏ.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook