134-2019 - page 14

14
Thể thao -
ThứHai 17-6-2019
Quang Hải có đủ sức
chơi bóng ở châu Âu?
Có sáu cái tên nổi bật ở làng bóng châu Á được nhận định sẽ đến châu
Âu chơi bóngmùa hè này, trong đó có Quang Hải của tuyển Việt Nam.
Với Quang Hải,
dẫu có nhiều ý kiến
tiếc rẻ không nhận
lời ra nước ngoài
chơi bóng để phát
triển bản thân tốt
hơn nhưng mọi thứ
dừng ở đồn đoán
nhiều hơn.
QuangHải có
khả năng thi
đấu ở châu
Âu nhưng
chưa phải
thời điểm
này. Ảnh:
NGỌCDUNG
• Takefusa Kubo
(Nhật Bản): Chân sút
mới 18 tuổi có biệt danh “Messi Nhật” từng
có thời gian du học bóng đá tại Học viện La
Masia nức tiếng của Barcelona có lời đồn đại
sẽ trở lạiTây BanNha. Cầu thủ này đã ghi bốn
bàn cho FCTokyo ở sân chơi J-League sau 12
lần ra sân và hiện khoác áo tuyển Nhật chơi
Copa America. Cả hai CLB khổng lồ Barca và
Real đềumuốn có Kubo trongmùa bóng tới.
• Alireza Beiranvand
(Iran): Sự kiện đáng
nhớ của thủmônAlireza 26 tuổi là khi anhphá
được cú sút phạt đền của Cristiano Ronaldo
tại cúp thế giới 2018 và sắc sảo với khả năng
phát động tấn công. Có tin Alireza có nhiều
lời mời từ châu Âu nhưng anh không đi mà
chọn ở lại CLB Persepolis, nơi thủ môn cao
1,94mnày cùng đồng đội vào trận chung kết
AFC Champions League năm ngoái.
• Almoez Ali
(Qatar): Chân sút 22 tuổi này
là một trong những triển vọng sáng giá nhất
của nền bóng đá nước nhà. Almoez Ali đóng
vai trò nòng cốt của Qatar giành ngôi vô địch
Asian Cup đầu tiên của họ. Tiền đạo của CLB
Al Duhail SC đã đoạt cú đúp giải thưởng Cầu
thủ xuất sắc nhất vàVua phá lưới với chín lần
lập công cho Qatar. Có tin AC Milan đang để
mắt đến Almoez Ali.
• Jo Hyeon-woo
(Hàn Quốc): Chơi nổi bật
tại World Cup năm ngoái, Jo Hyeon-woo 27
tuổi có ý định lập nghiệp ở châu Âu vàomùa
hè này với một CLB của Đức. Sau khi trở về từ
Nga, Jo tiếp tục thể hiện phong độ tốt ở cấp
CLB khi dẫn dắt Daegu FC vô địch cúp quốc
gia Hàn Quốc.
TT
Các tên tuổi châu Á hứa hẹn sang châu Âu chơi bóng
ĐĂNGHUY
C
LB Hà Nội từng đưa ra
nhiều nguồn tin cho rằng
có một số CLB châu Âu
quantâmđếnQuangHảinhưng
thời điểm này chưa phải là
lúc cho tiền vệ có cái chân
trái lắt léo xuất ngoại. Mới
nhất, giới chuyên môn châu
Á cũng có góc nhìn Quang
Hải có thể là một trong sáu
gương mặt xuất sắc sẽ chơi
bóng ở châu Âu nếu có lời
mời phù hợp.
Quang Hải và “Messi
Thái” Chanathip
Ở khu vực Đông Nam Á
bên cạnh Quang Hải 22 tuổi
còn có Chanathip 26 tuổi với
biệt danh “Messi Thái” hiện
rất thành công tại J-League và
năm ngoái đoạt giải xuất sắc
nhất CLBConsadole Sapporo
cùng một chỗ trong đội hình
tiêu biểu toàn giải. Dẫn chứng
gần gũi nhất là sự gắn bó của
ông chủ người Thái Lan với
đội Leicester City dễ dàng
giúp Chanathip về chơi ở
Premier League hoặc trong
môi trường kỹ thuật hơn như
La Liga.
Riêng với Quang Hải, dẫu
có nhiều ý kiến tiếc rẻ không
nhận lời ra nước ngoài chơi
bóng để phát triển bản thân
tốt hơn nhưngmọi thứ dừng ở
đồn đoán nhiều hơn. Báo chí
ngoại cũng loan tinQuangHải
từng có một số CLB ở châu Á
ngắm nghía, chủ yếu từ Thái
Lan và Hàn Quốc nhưng có
thể cầu thủ này lẫn CLB chủ
quản Hà Nội chưa sẵn sàng
hoặc không muốn.
Như cái tin CLB Incheon
United (Hàn Quốc) ngỏ lời
với Quang Hải trước không
được nên mới chuyển hướng
sang Công Phượng. Còn việc
CLB DeportivoAlaves đang
chơi La Liga có lời mời Quang
Hải thật hay không chưa thể
kiểm chứng rõ ràng.
Cầu thủ quan
trọng nhất dưới
thời thầy Park
Năng lực của tiền vệ đội
Hà Nội đã thử lửa nhiều và
không phải bàn cãi. Nhớ
hồi U-19 Việt Nam hầu hết
của lò HA Gia Lai JMG đá
các giải quốc tế vẫn không
thể thiếu sự tăng cường của
Quang Hải. Hay trong đội
tuyển quốc gia hiện tại như
mới nhất ở King’s Cup, ông
Park Hang-seo có xào xáo
và thay đổi con người kiểu
gì cũng không rút Quang
Hải ra, bất chấp anh chưa
thể hiện đúng phong độ cao
như kỳ vọng.
Hơn 15 tháng qua, Quang
Hải luôn là một cái tên yêu
thích và biết tạo đột biến cho
các đội tuyển quốc gia dưới
thời ông Park, từ ngôi á quân
U-23 châu Á 2018, bán kết
Asiad 18, vô địch AFF Cup
2018, tứ kếtAsian Cup 2019,
nhất bảng vòng loại U-23
châu Á 2020.
Chưa kể các giải đấu châu
ÁcấpCLBvàV-League trong
màu áo Hà Nội, chân sút trẻ
Quang Hải đã chơi quá nhiều
nên có dấu hiệu quá tải. Nó
dẫn đến hiệu suất thi đấu của
anh mờ nhạt dần.
Bên cạnh đó, có thể nguyên
nhân lớn nhất khiến Quang
Hải khó lòng sang châu Âu
đá bóng là do thể hình khiêm
tốn, thể lực và khả năng hòa
nhập ở môi trường mới còn
hạn chế.
Thương vụ Quang Hải đầu
quân cho một CLB châu Âu
dễ trở thành hiện thực hơn
nếu có một đội bóng nào
đó muốn nuôi dưỡng các tài
năng trẻ có triển vọng và nổi
bật tiếng tăm trong khu vực
cho những toan tính thương
mại khác.
Không biết bao giờ Quang
Hải mới sang châu Âu chơi
bóngnhưngchưaphải bâygiờ.•
Cầu thủHAGiaLai
dễ xuất ngoại đábóng
Cầu thủ Việt Nam (VN) ra nước ngoài chơi bóng từ
20 năm qua vẫn còn ít ỏi và đếm chưa hết số ngón của
hai bàn tay. Dĩ nhiên khả năng của hầu hết cầu thủ chỉ
đủ sức chơi các hạng thấp của châu Âu và chỉ một số
giải vô địch của châu Á.
Bóng đá VN trước đây có Lê Huỳnh Đức đầu tiên
sang Lifan (Trung Quốc) đá bóng theo dạng hợp tác
chiến lược giữa các đơn vị chủ quản. Sau đó, Lương
Trung Tuấn đá giải Thái Lan, hay tiền đạo Việt Thắng
sang chơi cho Porto B duy trì phong độ trong thời gian
thụ án kỷ luật...
Bây giờ, giới chuyên môn chỉ ra CLB Hà Nội có vài
cầu thủ giỏi như Quang Hải, Văn Hậu có thể ra nước
ngoài thi đấu nhưng quan trọng là ngoài bản thân có
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tác còn là chủ trương
của bầu Hiển.
HA Gia Lai đến nay vẫn là CLB xuất khẩu nhiều cầu
thủ xuất ngoại đá bóng nhất. Chính bầu Đức khi khai
sinh ra học viện bóng đá cách đây 12 năm từng ấp ủ
khát vọng cho cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, với thị
trường chủ yếu ở châu Âu như cam kết của JMG. Tuy
nhiên, mộng ước của HA Gia Lai bất thành vì nhiều
nguyên nhân, trong đó đẳng cấp và thể trạng có tính
quyết định lớn nhất.
Bầu Đức không bỏ
cuộc với những lần
cho đồng loạt Tuấn
Anh, Xuân Trường,
Công Phượng đi thi
đấu ở các giải Hàn,
Nhật hoặc một số cầu
thủ trẻ khác đá hạng
thấp nhưng vẫn chưa
gặt hái thành công. Dù
vậy, cách tiên phong
chọn con đường tiếp
cận với các nền bóng
đá mạnh để học hỏi,
trở về phục vụ CLB
và đội tuyển quốc gia
của đội bóng phố núi
không phải ai cũng
làm được.
Phải thừa nhận HA
Gia Lai táo bạo thử
thách cầu thủ của
mình ở nước ngoài bởi
tin tưởng vào sự vượt
trội của mình trong
môi trường giáo dục.
Đó là bên cạnh trình
độ chuyên môn đạt
yêu cầu, cầu thủ VN
du học bóng đá hoặc chơi bóng mưu sinh và phát triển
bản thân luôn rất cần một nền tảng ngoại ngữ nhất định.
Cầu thủ ở HAGia Lai ngay từ nhỏ đã học song ngữ
Anh, Pháp và thậm chí còn là sinh viên ĐH Sư phạm
TDTT TP.HCM. Họ giao tiếp nhuần nhuyễn với đồng đội
ngoại cả trên sân bóng và sinh hoạt đời thường dễ dàng.
Làng bóng VN từng có Công Vinh đá bóng ở Bồ Đào
Nha, Nhật Bản cũng nhờ vốn kiến thức ngoại ngữ, văn
hóa ổn định. Tương tự, thủ môn Đặng Văn Lâm hiện
tại hòa nhập nhanh ở Muangthong United, tiền vệ Xuân
Trường gắn bó với Thai-League trong màu áo Buriram,
hay sắp sửa Công Phượng thử việc ở Pháp không khó
như nhiều đồng nghiệp khác.
GIAHUY
Một nguyên nhân
khác của cầu thủ
HA Gia Lai
Nếu các cầu thủ của các lò
đào tạo khác tuân theo đúng
luật FIFA là lò đào tạo được sở
hữu đến tuổi 23 thì các cầu thủ
được đào tạoởHọc việnHAGia
Lai JMG chịu sở hữu bởi hợp
đồng dài hơi hơn rất nhiều do
chính chamẹ các cầu thủ ký từ
khi chấp nhận cho con mình
học bóng đá.
Cũng vì hợp đồng dài hơi
đó mà các cầu thủ HA Gia Lai
“được” đi rất nhiều theo mục
tiêu và hướng đi của CLB. Đa
phần việc xuất ngoại của cầu
thủHAGia Lai là hợp đồng cho
mượnnhưnghaybịhiểulà“hợp
đồng thương mại”.
Với những hợp đồng cho
mượn đó, các cầu thủ hay xuất
ngoại kiểu thử việc mà rõ nhất
là các hợp đồng đi Nhật, Hàn
Quốc thường“quá hớp”với các
cầu thủ HA Gia Lai.
Đ.TR
CôngPhượngmệtmỏi tìmchỗđứngở IncheonUtdvàđược trả
về, cònXuânTrườngđang thíchnghi ởBuriramUtd. Ảnh: CTV
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook