134-2019 - page 9

9
TP Vinh xôn xao tin lấy nước sông
ô nhiễm làm nước máy
ĐẮC LAM
N
hững ngày qua, dư luận
ở TP Vinh xôn xao bởi
thông tin Công ty CP
Cấp nước Nghệ An vào ban
đêm lén lút bơm nước sông
Đào (một nhánh của sông
Lam, Nghệ An) để sản xuất
nước sạch (nước máy) bán cho
người dân TP Vinh và vùng
phụ cận. Người dân lo ngại
nước sông Đào ô nhiễm dẫn
đến chất lượng nước máy sử
dụng không đảm bảo. Trong
khi đó, Công ty CP Cấp nước
NghệAn cho rằng nguồn nước
sông Đào đảm bảo và việc sử
dụng nguồn nước này sẽ hạ
giá bán cho người dân.
“Chúng tôi không
lén lút”
Trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
, ông HoàngVăn Hải,
Tổng Giám đốc Công ty CP
Cấp nước Nghệ An, cho biết:
“Chúng tôi không phải bơm lén
lút mà có quyền được bơm. Từ
cuối năm 2018, trong khoảng
thời gian từ 22 giờ đêm đến 6
giờ sáng, chúng tôi bơm lấy
nước sông Đào để súc rửa
đường ống, vệ
sinh trong Nhà
máyHưngVĩnh.
Vàdo tronggiờ
thấp điểm (nửa
đêm), Công ty
CấpnướcSông
Lamkhôngcấp
được nước thô
đầu vào nên kể
từ ngày 26-4,
chúng tôi bơm
nước sôngĐào
đểsảnxuấtnước
sạchởNhàmáyCầuBạch.Việc
này đã có văn bản thông báo
cho phía Công ty Cấp nước
Sông Lam”.
Để hiểu rõ về quy trình sản
xuất nước sạch ở TPVinh, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã gặp ông
Trần Việt Dũng, Phó Giám
đốc Sở Tài chính tỉnh Nghệ
An, thành viên Ban chỉ đạo
sản xuất nước sạch tỉnh Nghệ
An. Ông Dũng cho biết nguồn
nước sạch của tỉnh được cung
cấp bởi Công ty CPCấp nước
Nghệ An. Theo đó, Công ty
CP Cấp nước Nghệ An mua
nước thô về để sản xuất nước
sạch từ hai nguồn: Bơm trực
tiếp từ sông Đào (phải trả 900
đồng/m
3
nước thô cho Công
ty Thủy lợi
NamNghệAn);
muatừCôngty
TNHH MTV
CấpnướcSông
Lam ( công
ty này đầu tư
đườngốngbơm
dẫn nước sông
Lam về bán
với giá 1.950
đồng/m
3
nước
thô).
V ề c h ấ t
lượng nguồn nước sông Đào,
Tổng Giám đốc Công ty CP
Cấp nướcNghệAnHoàngVăn
Hải khẳng định: “Nước thô đầu
vào do Sở TN&MT tỉnh Nghệ
An quản lý. Đến thời điểmnày,
chúng tôi không nhận được văn
bản khuyến cáo nào về vấn đề
nước sông Đào bị ô nhiễm.
Chúng tôi thuê Trung tâmY tế
dự phòng Nghệ An thực hiện
lấy mẫu nước thô đầu vào tại
một số vị trí ở sông Đào và
sông Lam. Kết quả cho chất
lượng ngang nhau”.
“Lệnh” của tỉnh
không có giá trị?
Trong khi đó, Phó Giám
đốc Sở Tài chính Trần Việt
Dũng khẳng định nước từ sông
Đào ô nhiễm, không đảm bảo
chất lượng. Từ tháng 9-2017,
UBND tỉnh NghệAn có Công
văn số 6923 yêu cầu Công ty
CPCấp nước NghệAn ngừng
hoàn toàn bơm nước thô từ
sông Đào mà sử dụng toàn
bộ nguồn nước thô từ sông
Lam trong sản xuất nước sạch
phục vụ nhân dân TP Vinh
và các vùng phụ cận. Công
văn cũng yêu cầu công ty này
tháo, cắt điện vận hành các
trạm bơm trước ngày 15-9-
2017 để người dân tiêu thụ
nước sạch trên địa bàn yên
tâm sử dụng nước theo đúng
cam kết.
Như vậy, yêu cầu củaUBND
tỉnh Nghệ An đã không được
Công ty CP Cấp nước Nghệ
An chấp hành. Giải thích việc
này, ông Lê Đình Hoan, thành
viên HĐQT Công ty CP Cấp
nước NghệAn, cho biết đây là
công ty cổ phần, không phải
của Nhà nước mà phải chấp
hành. “Công văn chỉ đạo của
UBNDtỉnhNghệAnmang tính
chất định hướng chứ không có
giá trị pháp lý bắt buộc thực
hiện. Nó là quyết định hành
chính mà quyết định muốn có
giá trị thì phải có căn cứ nghị
định nào, phải có căn cứ pháp
luật, ý kiến đề xuất của bộ phận
nào…” - ông Hoan lập luận.
Để làm sáng tỏ vấn đề, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã tìmgặp
ông Võ Văn Ngọc, Phó Giám
đốc Sở TN&MT, ông Ngọc
cũng xác nhận: “Trên cơ sở
chỉ đạo của UBND tỉnh tại
công văn nói trên, chúng tôi
đã có văn bản yêu cầu Công
ty CP Cấp nước Nghệ An
không bơm nước sông Đào
bị ô nhiễm để sản xuất nước
sạch nữa”.
Giải thích việc tại sao không
thu hồi giấy phép khai thác
nguồn nước sông Đào khi
Công tyCPCấp nướcNghệAn
không chấp hành chỉ đạo của
tỉnh, ông Ngọc nói là không
thể vì trong trường hợp đường
ống của Công ty CPCấp nước
Sông Lam gặp sự cố thì phải
sử dụng trạm bơm của Công
ty CPCấp nước NghệAn bơm
nước sông Đào để sản xuất
nước sạch tạm thời phục vụ
người dân.
Cũng theo ông Ngọc, để giải
quyết dứt điểm vụ việc này,
Ban chỉ đạo sản xuất nước
sạch tỉnh Nghệ An giao Sở
Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Sở TN&MT, Sở Tài chính
và các đơn vị liên quan đã lập
đoàn công tác để làm rõ chất
lượng nguồn nước sông Đào.
“Chúng tôi sẽ sớm thông tin
cho báo chí ngay khi có kết
quả” - ông Ngọc nói.•
TỉnhNghệ An ra công văn yêu cầu ngưng lấy nước sông ô nhiễmnhưng Công ty CP Cấp nước Nghệ An
nói công văn không có giá trị pháp lý…
Ban chỉ đạo sản xuất
nước sạch tỉnh Nghệ
An giao Sở Xây dựng
chủ trì, phối hợp với
Sở TN&MT, Sở Tài
chính và các đơn
vị liên quan đã lập
đoàn công tác để làm
rõ chất lượng nguồn
nước sông Đào.
Tiêu điểm
TPVinhhiệncókhoảng550.000
dân (điều tra dân số năm2018).
Theo đề án “Phát triển TP Vinh
trở thành trung tâm kinh tế,
văn hóa vùng Bắc Trung bộ”đã
đượcThủ tướng Chính phủ phê
duyệt, từ nay đến năm2020, TP
Vinh sẽ mở rộng địa giới hành
chính lên 250 km² với dân số
800.000-1 triệu người. Hiện nay,
việc cung cấp nước sạch cho
người dân TP Vinh phụ thuộc
vào Công ty CP Cấp nước Nghệ
An (Nhà nước chỉ nắmhơn 38%
cổ phần). Năm 2014, thực hiện
kêu gọi đầu tư của tỉnh, Công ty
TNHHMTV Cấp nước Sông Lam
được xâydựngvàđếnnăm2015
hoàn thành giai đoạn 1, công
suất 200.000m
3
nước thô/ngày
đêm cung cấp cho Công ty CP
Cấp nước Nghệ An.
Trao đổi với PV về việc người dân Nghệ An
đangphải trả giá nướcmáy quá cao, trungbình
11.200đồng/m
3
, ôngHoàngVănHải,TổngGiám
đốc Công ty CP Cấp nước Nghệ An, cho biết
mức giá trên là do UBND tỉnh Nghệ An đưa ra.
“Cũng như UBND tỉnh Nghệ An quyết định giá
nước thô mà Công ty CP Cấp nước Sông Lam
bán cho chúng tôi là 1.950 đồng/m
3
. Trong khi
nếu cho chúng tôi bơmnước sông Đào thì giá
nước thô hạ xuống chỉ còn 700-900 đồng/m
3
.
Hiện chúng tôi đang đàm phán với Công ty
CP Cấp nước Sông Lam để có giá nước hợp lý.
Sau đó sẽ có văn bản đề xuất UBND tỉnh điều
chỉnh giá nước sạch cho người dân phù hợp
mặt bằng chung, không để tiền này rơi vào
một tổ chức hay nhómnào khác”- ôngHải nói.
Giải thích về quy định giá nước thô bán cho
Công ty CP Cấp nước Nghệ An, ông Trần Việt
Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết:
“Khi kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An đưa
ra giá cam kết với Công ty CP Cấp nước Sông
Lam là 1.950 đồng/m
3
nước thô. Hiện UBND
tỉnh Nghệ An đã hủy bỏ cam kết trên và đang
giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Công ty
CP Cấp nước Sông Lam và các sở, ngành, đơn
vị liên quan thống nhất dự thảo, thỏa thuận
giá nước thô mới để ký kết”.
PV cũng đã tìm gặp ông Nguyễn Thế Tiến,
Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Sông
Lam, để xác minh năng lực cung cấp nguồn
nước thô của công ty này. Ông Tiến khẳng
định:“Trong quá trình vận hành, thời điểmcao
nhất thì họ mới mua chưa đủ 50% công suất
của chúng tôi. Cho nên bên Công ty CP Cấp
nước Nghệ An cho rằng giờ thấp điểm chúng
tôi không cung cấp đủ nước là không đúng”.
Giá nước máy sẽ hạ khi dùng nguồn sông Đào?
Trước thực trạng người dân TP.HCM sử dụng lượng
nước ngầm tràn lan, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
(Sawaco) vừa kết hợp với UBND quận Bình Thạnh tổ
chức tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức giảm
khai thác nước dưới đất; trám, lấp giếng trên địa bàn quận
Bình Thạnh.
Ông Hồ Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Bình
Thạnh, cho biết hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng
100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm có đường kính
và độ sâu khác nhau, phân bố không đều trên các khu
vực. Tầng chứa nước tốt (pleistocen) tập trung gần 79.000
giếng khoan, trong khi tầng trung bình (pliocen) có hơn
17.000 giếng. Tổng lượng nước ngầm đang được khai thác
trên 680.000 m
3
/ngày/đêm (theo thống kê của Phòng Quản
lý tài nguyên nước và khoáng sản năm 2017). Riêng quận
Bình Thạnh còn 33 tổ chức, 273 hộ dân sử dụng nước
ngầm với tổng lượng khai thác khoảng 366,8 m
3
/ngày đêm
(năm 2018).
Theo Sawaco, đây là nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ
sụt giảm nguồn nước ngầm, dẫn đến nhiều hệ lụy khác như
sụt lún mặt đất, gia tăng nguy cơ ngập nước trên địa bàn TP.
Ngoài ra, việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bởi các chất độc tồn
tại trong nước giếng ngầm nếu ở mức độ nhẹ có thể gây dị
ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy; nếu
tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử
vong. Ngoài tổ chức vận động người dân, các lực lượng trật
tự đô thị đã thực hiện việc trám, lấp giếng tại nhà một số hộ
dân trên địa bàn phường 11, quận Bình Thạnh.
ĐÀO TRANG
Trạmbơmnước thô từ sôngĐào (thuộc xãNamGiang, huyệnNamĐàn, Nghệ An) của
Công ty CP Cấp nước Nghệ An. Ảnh: ĐẮC LAM
TP.HCM tổ chức trám, lấp giếng khoan ở nhà dân
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook