134-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 17-6-2019
Họ đã nói
3
phải đổi giấy tờ?
Người dân tại 16 phường thuộc diện sáp nhập
lo về thời gian, thủ tục đi đổi, làm lại các giấy
tờ về hộ tịch, hộ khẩu, nhà, đất...
Đừngđể dân“bơi”
trongbiểngiấy tờ
Tại hai phường thuộc diện sáp nhập của quận 4 là
phường 5 và phường 12, nhiều người dân cho biết đã
nghe thông tin này qua báo, đài và không khỏi băn
khoăn, lo lắng khi tới đây sẽ phải đi làm lại, làm mới
các giấy tờ về hộ tịch, hộ khẩu, nhà, đất...
Ông Đức (ngụ phường 5, quận 4) nói: “Tôi thấy
chắc sẽ rất khó để làm vì bao nhiêu con người sống ở
hai phường giờ nhập lại, phải đi làm lại toàn bộ giấy
tờ liên quan đến cá nhân và gia đình thì sẽ rất mất thời
gian, công sức. Việc sáp nhập sẽ mang lại điều tốt hơn
nên tôi hoan nghênh nhưng TP cũng cần có cách làm
sao để người dân chúng tôi không phải thấy nặng nhọc
khi đi làm lại giấy tờ”.
Ông Đức kể mỗi khi đụng đến thủ tục, giấy tờ đã
thấy nhiều thứ rắc rối vì phải đi tới đi lui nhiều lần.
Vậy nên bây giờ nghĩ đến cảnh mỗi thành viên trong
nhà phải làm lại hết số giấy tờ liên quan, rồi khai báo
theo địa chỉ mới, làm khai sinh mới… thôi cũng đã
thấy mệt. “Mong chính quyền tính toán sao cho hợp lý
ở điểm này để không phải mất công sức, thời gian của
người dân” - ông Đức nói thêm.
Vợ chồng ông Hùng (ngụ phường 12, quận 4) cũng
bày tỏ mối bận tâm của mình về vấn đề giấy tờ sau khi
sáp nhập phường. “Chính quyền cần tính toán làm
sao để không xảy ra tình trạng giấy tờ cũ bị chồng lấn
với giấy tờ mới. Đơn giản như vừa rồi tôi đã làm lại
căn cước công dân, đến lúc đi làm giao dịch khác như
mua bán xe, nhà, đất thì có nơi lại yêu cầu tôi phải
trình giấy xác nhận về số (sêri) chứng minh nhân dân
(CMND) cũ để đối chiếu với số CMND ghi trên cà
vẹt hoặc sổ nhà, đất... Chưa hết, tờ giấy xác nhận số
CMND và số thẻ căn cước, giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân chỉ có giá trị sáu tháng. Tới đây, việc sáp
nhập các phường sẽ diễn ra trong bao lâu? Trong thời
gian chuyển giao phường cũ, mới thì các loại giấy tờ
được sử dụng hoặc được xác thực, chứng thực như thế
nào…” - ông Hùng nói.
Về vấn đề làm lại giấy tờ theo phường mới, bà Năm
ngụ phường 12, quận 4 cho hay bà không thấy phiền
hay lo ngại gì về việc này. “Tôi nghĩ đó không phải là
vấn đề vì hiện nay chính quyền cũng đã trở nên hiện
đại hơn, họ áp dụng công nghệ để giải quyết thủ tục
nên chắc sẽ không quá khó khăn. Điều tôi quan tâm
thật sự là lộ trình của việc sáp nhập như thế nào?
Khi nào thực hiện, mất bao lâu để hoàn thành? Toàn
bộ số giấy tờ, thủ tục liên quan mà người dân chúng
tôi phải làm lại có những quy định nào cụ thể, cả về
mặt thời gian. Làm sao để người dân có thể nhận lại
được giấy tờ trong thời gian sớm nhất, không gây ảnh
hưởng đến các hoạt động khác trong đời sống hằng
ngày khi cần đến giấy tờ cá nhân” - bà Năm bày tỏ.
Ở quận Phú Nhuận, bà Nguyễn Thị Hòa (ngụ
phường 14, quận Phú Nhuận) cho hay bản thân đã
nghe vấn đề này từ lâu. “Hai phường gần nhau thì
sáp nhập lại cũng được. Đường Huỳnh Văn Bánh nhà
tôi nhỏ hẹp mà bên này phường 14, bên kia phường
13 thì cũng lằng nhằng. Nhập lại có khi tiện hơn cho
Nhà nước trong việc quản lý. Nhưng thay đổi địa giới
hành chính, tên phường thì chắc giấy tờ nhà, giấy tờ
đi học của con cũng thay đổi. Bình thường làm sai
giấy tờ một tí thôi đi sửa đã mệt rồi. Nếu thay đổi địa
chỉ thì mong phường hỗ trợ dân làm cho nhanh gọn,
đừng để dân “bơi” trong biển giấy tờ, thủ tục hành
chính là được” - bà Hòa nói.
Cạnh đó, nhiều hộ dân có nhà trên các trục đường
liên phường, đường giáp ranh, trước khác số, khác
phường, tới đây sẽ có số phường mới thì số nhà, số
phường sẽ “đánh” trên các loại giấy tờ, bảng số nhà
ra sao? “Không biết khi phường tôi sáp nhập thì quy
trình, thời gian làm lại, đổi các loại giấy tờ đó ra
sao? Vì chính quyền làm chậm thì việc mua bán, cho
thuê nhà, xe của dân sẽ bị… tắc ngay!” - ông Huy ở
phường 14, quận Phú Nhuận nêu ý kiến.
LÊ THOA - THANH TUYỀN
L.THOA-T.TUYỀN
N
hiều phường thuộc diện
sáp nhập đều cho biết
đã nắm chủ trương và
phương án nhưng chưa có đề
án cụ thể nên lãnh đạo và cán
bộ một số phường dao động.
Ông Nguyễn Thanh
Thiện, Chủ tịch UBND
phường 13 (quận 3), cho
biết chủ trương của quận 3
là từ nay đến cuối năm 2019
sáp nhập phường 13 vào
phường 12 và ông sẽ theo
sự phân công của tổ chức.
“Tôi cũng đã triển khai
chủ trương cho cán bộ,
công chức phường và anh
em cũng sẽ theo sự phân
công của tổ chức. Với cán
bộ không chuyên trách phải
chờ đề án bố trí thế nào
nhưng cơ bản là chất lượng
công việc thực hiện tốt sẽ
được bố trí thôi…” - ông
Thiện cho hay.
Ông Nguyễn Hoàng
Minh, Chủ tịch phường 11
(quận 8), thì cho rằng với
đặc thù địa bàn phường có
hơn 40% là người Hoa và
họ không quan tâm mấy về
vấn đề sáp nhập phường,
miễn là không ảnh hưởng
giao dịch dân sự, giao dịch
hành chính của họ.
Theo ông Minh, năm
2015, quận 8 đã sáp nhập,
từ 22 phường thành 16
phường. “Đợt đó, đời sống
người dân cũng không có gì
xáo trộn, chỉ là vấn đề thủ
tục. Phường sẽ rà bao nhiêu
hộ sáp nhập qua phường
kia để phối hợp với công an
chuyển lại hộ khẩu. Vấn đề
chủ quyền đất đai thì Phòng
TN&MT điều chỉnh lại…
Nói chung chỉ là nội bộ điều
chỉnh. Khi sáp nhập chỉ
thay đổi tên phường, còn số
nhà, tên đường thì vẫn như
vậy. Chỉ có trường hợp ngân
hàng chưa cập nhật nên có
yêu cầu xác nhận hai địa chỉ
là một mà thôi” - ông Minh
thông tin.
Ông cũng cho hay cán
bộ, công chức không quá
lo lắng vì sẽ được tổ chức
phân công nhưng cán bộ
Cánbộkhông chuyên trách
lomất việc
Theo đề án, sẽ có nhiều cán bộ không chuyên trách tại các phường bị tinh giản.
Người dân
cho rằng
đường
Huỳnh Văn
Bánh, quận
PhúNhuận
nhỏ nhưng
một bên là
phường 14,
một bên là
phường 13
nên họ ủng
hộ việc về
chungmột
phường.
Ảnh: LÊ THOA
Các phường mới ở một số quận
Quận 8 đề xuất sáp nhập phường 11 vào phường 10 và
lấy tên mới là phường 10.
Sau khi sáp nhập, phường 10 sẽ có tổng diện tích gần 5,3
km
2
, dân số hơn 22.000 người. Phường mới sau khi sắp xếp
sẽ được bao quanh bởi các tuyến đường Bình Đông, Xóm
Củi, Hưng Phú, Phạm Hùng nên có nhiều thuận lợi trong
việc quản lý địa bàn.
Tại quận 10, dự kiến sẽ nhập nguyên trạng phường 3 vào
phường 2 và phường 6 vào phường 7. Sau khi sáp nhập,
phường 2 (mới) có diện tích đất tự nhiên hơn 30 ha, dân số
gần 24.000 người. Phường 7 (mới) có diện tích đất tự nhiên
gần 33 ha, dân số gần 15.000 người.
Còn Chủ tịch UBND quận 6 Ngô Thành Luông cho hay là
đang lên kế hoạch và phương án dự kiến sáp nhập phường
2 vào phường 1.
Tôi thực sự hy vọng với lần
sáp nhập này, lãnh đạo TP và
chính quyền địa phương cần
tính toán, sắp xếp cán bộ sao
cho hợp lý. Chọn những người
thật sựcónăng lực, tráchnhiệm
và nhiệt tâm. Cần chọn đúng
người, làmđúng và đủ việc chứ
theo tôi thấy thì hiệnnay cónơi
cánbộ chẳng thấy họ làmgì cả.
NĂM
, ngụ phường 12,
quận 4, TP.HCM
không chuyên trách thì khá
hoang mang. “Tôi cũng nắm
tâm tư anh em, nghe họ tâm
sự và họ lo lắng, không biết
có bị tinh giản hay không…
Và dù không có chuyện
sáp nhập thì theo Nghị định
34 cũng phải dần tinh giản
công chức và cán bộ không
chuyên trách ” - ông Minh
nói thêm.
Còn ông Lê Doãn Thăng,
Chủ tịch UBND phường 14
(quận Phú Nhuận), cho biết
đã nhận phương án sáp nhập
phường 14 vào phường 13.
Dự kiến tháng 7-2019 sẽ lấy
ý kiến cử tri về vấn đề này
cũng như đặt tên cơ quan,
đơn vị hành chính.
Ông cho rằng khi sáp
nhập, người dân sẽ bị thay
đổi thông tin trên các loại
giấy tờ, tài sản, sở hữu,
giấy tờ nhà, đất…, địa giới
hành chính cũng phải vẽ lại.
Người dân cũng quen với
cán bộ địa phương rồi, nay
có sự thay đổi cũng gây khó
khăn cho người dân khi cần
hỗ trợ về mọi lĩnh vực kinh
tế, đô thị, an ninh trật tự,
văn hóa xã hội…
Ông cũng cho hay là cán
bộ không chuyên trách đang
rất tâm tư vì không biết họ
sẽ đi đâu về đâu, tâm lý bị
ảnh hưởng. “Tôi đã động
viên anh em là thực hiện tốt
nhiệm vụ, lãnh đạo phường
sẽ đề bạt để bố trí công việc
cho mọi người”.
Theo ông Thăng, phường
hiện có khoảng 15 cán bộ
không chuyên trách. Trong
đó cán bộ trẻ thì thoải mái,
không ngại thay đổi công
việc. Còn nhiều cán bộ đảm
nhiệm phó chủ tịch các hội
đoàn thể lớn tuổi, gắn bó
với phường rất lâu, có người
ở tận Hóc Môn, Củ Chi…
“Còn mình là cán bộ thuộc
diện quy hoạch nên tuân
theo sự sắp xếp của tổ chức,
miễn phục vụ tốt cho người
dân thì cố gắng làm thôi” -
ông Thăng nói thêm.
Theo đề án, một số quận
sau khi sắp xếp sẽ điều động
một số vị trí nhân sự là cán
bộ chủ chốt, công chức dôi
dư về các cơ quan chuyên
môn, đơn vị còn thiếu biên
chế của quận. Đối với cán
bộ không chuyên trách thì
sẽ luân chuyển công tác phù
hợp với trình độ chuyên
môn hoặc giải quyết nghỉ
hưu, nghỉ việc theo nguyện
vọng hoặc tạo điều kiện cho
cán bộ không chuyên trách
đủ điều kiện thi tuyển công
chức phường, quận.
Trong trường hợp không
thể bố trí công tác khác,
quận sẽ tinh giản và giải
quyết chế độ, chính sách
tương xứng.
Các quận sẽ trình phương
án lên Sở Nội vụ xin ý kiến,
sau đó Sở Nội vụ trình
UBND TP và các cấp lãnh
đạo xem xét rồi mới quyết
định.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook