137-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm20-6-2019
hành nghề LS theo quy định tại Điều
11 Luật LS.
Trước đây, khi Luật LS chưa được
ban hành thì những chủ thể được thực
hiện các dịch vụ pháp lý bao gồm:
LS, LS tập sự và những người có đủ
các tiêu chuẩn đã quy định tại phần
II Thông tư 1119 ngày 24-12-1987
củaBộTưpháp.Những “người khác”
theo quy định tại Thông tư 1119
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
Có tư cách đạo đức; đã tốt nghiệp
đại học pháp lý hoặc đã qua công
tác pháp lý từ năm năm trở lên và
có kiến thức tương đương đại học
pháp lý. Những dịch vụ pháp lý mà
các chủ thể này được thực hiện gần
như y chang LS bây giờ.
Tuy nhiên, sau khi Luật LS được
ban hành thì quy định về chủ thể
được phép kinh doanh các dịch vụ
pháp lý đã có sự thay đổi. Theo
điểm đ Điều 3 Nghị quyết 65/2006
của Quốc hội ban hành ngày 26-6-
2006 về việc thi hành Luật LS thì:
“Kể từ ngày Luật LS có hiệu lực,
trong thời hạn sáu tháng, cá nhân, tổ
chức đang kinh doanh dịch vụ pháp
lý theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 1999 mà tiếp tục kinh
doanh dịch vụ pháp lý thì phải có
đủ các điều kiện hành nghề LS và
phải chuyển đổi hình thức tổ chức
hành nghề theo quy định của luật
này; nếu không chuyển đổi thì phải
chấm dứt hoạt động. Bộ Tư pháp
hướng dẫn việc chuyển đổi đối với
cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch
vụ pháp lý theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 1999”.
Ông
TRẦN VĂN SỸ
,
giảng viên
Học viện Tư pháp
:
Luật Doanh nghiệp đã nói
phải theo luật chuyên ngành
Bộ KH&ĐT có Công văn 1736
hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh
ngành, nghề “Hoạt động pháp luật”
có mã ngành là 6910 được quy định
tại Quyết định 337 của Bộ. Cụ thể,
mã ngành 69101 là “hoạt động đại
diện, tư vấn pháp luật”
,
trong đó
có hoạt động “tư vấn và đại diện
vấn đề dân sự, tư vấn và đại diện
tội phạm hình sự”.
Tôi cho rằng quy định này trái
pháp luật, cụ thể là BLTTHS 2015,
Luật LS và Luật Doanh nghiệp. Bởi
lẽ Luật Doanh nghiệp có quy định
rằng “Trường hợp luật chuyên ngành
có quy định đặc thù về việc thành
lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải
thể và hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp thì áp dụng quy định
của luật đó” (Điều 3). Mà hoạt động
tư vấn pháp luật là một hoạt động
chuyên ngành, hay nói cách khác
là một ngành nghề kinh doanh có
điều kiện đã được quy định trong
Luật LS nên phải hoạt động theo
quy định của Luật LS.
Theo lời cán bộ có thẩm quyền
ở Bộ KH&ĐT thì “hãy để cho thị
trường quyết định, tự do lựa chọn
dịch vụ tư vấn pháp luật, giữa LS và
người không phải LS!”. Thoáng nghe
thì rất rộng mở và tự do kinh doanh.
Tuy nhiên, người không nắm vững
kiến thức pháp luật mà được quyền
treo bảng hiệu và tư vấn pháp luật,
cơ quan nhà nước quản lý không
xuể, tác động xấu đến xã hội. Đồng
thời, việc này tạo ra một sự không
công bằng với những người là LS
đang hoạt động trong lĩnh vực tư
vấn pháp luật. LS là những người
phải trải qua một thời gian dài đào
tạo bài bản, mất nhiều công sức, tiền
bạc để đến với nghề, khi hoạt động
lại phải tuân theo quy định nghiêm
ngặt của Luật LS.
LS
NGUYỄN VĂN HỒNG
,
Đoàn LS TP.HCM:
Dân sẽ hoang mang với
mê trận tư vấn pháp lý
Sở KH&ĐT TP.HCM cho một
công ty đăng ký kinh doanh cho
nhóm ngành nghề hoạt động pháp
luật. Đây là các ngành nghề được
mô tả, đánh mã số trong Quyết định
337 của bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ban
hành năm 2007 về hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam.
Và trong Công văn 1736 ngày
7-3-2017 gửi Sở KH&ĐTHà Tĩnh,
Bộ KH&ĐT cho rằng chỉ có nghề
công chứng, chứng thực là kinh
doanh có điều kiện, phải tuân thủ
theo luật chuyên ngành là Luật Công
chứng. Còn “hoạt động đại diện, tư
vấn pháp luật” thì được tự do kinh
doanh. Căn cứ bộ đưa ra là Quyết
định 337, Luật LS và Luật Đầu tư.
PHƯƠNG LOAN-MINHCHUNG
T
rước vấn đề một công ty đăng
ký bổ sung hai ngành nghề
“dịch vụ điều tra” và “hoạt
động đại diện, tư vấn pháp luật”
thì hai cơ quan quản lý nhà nước
về lĩnh vực này đã có những xung
đột trong quan điểm. Bộ KH&ĐT
cho rằng Luật Luật sư (LS) quy
định LS, tổ chức hành nghề LS
được thực hiện dịch vụ tư vấn pháp
luật nhưng không quy định cứng là
chỉ LS mới được hành nghề này.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp lại cho
rằng hai ngành nghề trên được điều
chỉnh theo luật chuyên ngành là
Luật LS và Luật Tổ chức cơ quan
điều tra hình sự.
Trước hai quan điểm trái nhau này,
cả hai đang chuẩn bị văn bản báo
cáo Thủ tướng. Trong khi chờ Thủ
tướng phân xử,
Pháp Luật TP.HCM
tạm gút chủ đề gây tranh cãi này
bằng ý kiến của một số chuyên gia
pháp luật.
ThS
TRẦN THANH THẢO
,
giảng viên
ĐH Luật TP.HCM:
Quy định cũ không hề
thả nổi chất lượng
Các cá nhân, tổ chức muốn kinh
doanh các dịch vụ pháp lý thì bắt
buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện
Hoạt động dịch vụ pháp lý theo quan điểmcủa Bộ KH&ĐT gần như chỉ khác hoạt động của luật sư ở chỗ luật sư
được bào chữa, bảo vệ thân chủ tại tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tư vấn pháp
luật: Soi rọi
từ chính Luật
Doanh nghiệp!
Hoạt động tư vấn pháp luật là hoạt động chuyên
ngành nên theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp,
hoạt động này phải tuân theo luật chuyên
ngành, tức điều chỉnh bởi Luật Luật sư.
Theo đó, chỉ có “hành nghề LS” là
ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, tức phải theo Luật LS và
chỉ LS tổ chức hành nghề LS mới
được đăng ký kinh doanh. Trên cơ
sở hồ sơ kèm theo Công văn 1736
của Bộ KH&ĐT, cơ quan quản lý
nhà nước về đăng ký kinh doanh của
TP.HCMđã chấp thuận cấp bổ sung
ngành nghề “hoạt động đại diện,
tư vấn pháp luật” cho công ty này.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở
trên, Nhà nước khuyến khích hoạt
động pháp luật nhưng không đồng
nghĩa với việc cho phép hoạt động
bừa bãi. Cụ thể, chỉ có cá nhân, tổ
chức được đào tạo mới có thể coi
hoạt động pháp luật như một ngành
nghề kinh doanh chính yếu, tạo thu
nhập, ký hợp đồng, xuất hóa đơn,
chịu rủi ro. Các hoạt động kinh tế
khác có sự tham gia của tư vấn pháp
luật nhưng đó không phải là trên
cơ sở hợp đồng kinh tế có nghĩa
vụ ràng buộc mà chỉ đơn thuần là
tư vấn miệng hoặc hoạt động phục
vụ cho hoạt động kinh doanh chính
của doanh nghiệp. Người dân biết
đặt niềm tin ở đâu với mê trận tư
vấn pháp lý nếu Thủ tướng ghi nhận
quan điểm của Bộ KH&ĐT?
Chưa kể LS còn phải mua bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong
khi những người hành nghề tư vấn
pháp luật mà không phải LS thì
không có nghĩa vụ phải mua bảo
hiểm này. LS muốn mở hoặc tham
gia mở công ty luật thì phải đáp ứng
điều kiện về thời gian hành nghề.•
Cung cấp dịch vụ pháp lý là ngành nghề gồm rất
nhiều dịch vụ. Trong số đó, trừ các lĩnh vực buộc LS
phải có mặt thì các dịch vụ khác như tư vấn về đầu tư,
du học, mang thai hộ, khiếu nại, tố cáo, thanh tra, xử
phạt vi phạm hành chính... chỉ cần người nào có kiến
thức pháp luật vững cộng thêm một số kỹ năng về tư
vấn là có thể hành nghề được.
Chứng chỉ hành nghề LS chỉ mang ý nghĩa giấy phép
hành nghề trong lĩnh vực có điều kiện. Ví dụ, tham gia
tố tụng với tư cách người bào chữa trong vụ án hình
sự thì phải có chứng chỉ hành nghề LS.
Về quan điểm cho rằng nếu luật chuyên ngành và
luật chung cómâu thuẫn với nhau về cùngmột vấn đề
thì áp dụng luật chuyên ngành, theo tôi ý kiến này là
khôngđúng. Bởi lẽĐiều 156 Luật Banhành vănbảnquy
phạmpháp luật năm2015 về việc áp dụng văn bản quy
phạmpháp luật chưa baogiờ thừa nhậnquanđiểmnày.
Nói thêm là từ Luật Banhành vănbảnquy phạmpháp
luậtnăm1996,2008đến2015chưabaogiờcóđiềukhoản
nào quy định rằng ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành
nếumâu thuẫn với luật chung. Các luật này thống nhất
một nguyên tắc: “Trong trường hợp các văn bản quy
phạmpháp luật do cùngmột cơ quan ban hànhmà có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng
quy định của văn bản được ban hành sau”.
Sở dĩ có điều này vì ngoại trừ hiến pháp là loại văn
bản quy phạm pháp luật luôn luôn chỉ tồn tại một văn
bản hiện hành duy nhất, các loại văn bản quy phạm
pháp luật khác thường xuyên có nhiều văn bản do
cùng một cơ quan ban hành, cùng có hiệu lực ở một
thời điểm nhất định. Vì cùng loại văn bản và cùng do
một cơ quan ban hành nên các văn bản này có cùng
vị trí thứ bậc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật. Trong trường hợp các văn bản đó cùng quy định
về một vấn đề nhưng nội dung khác nhau thì không
thể đồng thời được áp dụng vào một vụ việc cụ thể. Vì
vậy, lựa chọn quy phạm nào để áp dụng trong những
trường hợp đó phải được quy định thành nguyên tắc
áp dụng quy phạm pháp luật.
Do đó, theo nguyên tắc này thì các luật như Luật Đầu
tư, Luật Doanh nghiệp được ban hành hoặc sửa đổi sau
Luật LS nên được ưu tiên áp dụng khi có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề.
TS
CAOVŨ MINH
,
ĐH Luật TP.HCM
Ưu tiên áp dụng luật ban hành sau
“Trường hợp luật chuyên
ngành có quy định đặc
thù về việc thành lập,
tổ chức quản lý, tổ chức
lại, giải thể và hoạt động
có liên quan của doanh
nghiệp thì áp dụng quy
định của luật đó.”
Điều 3 Luật Doanh nghiệp
Tiêu điểm
Tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý
cũng làmột ngànhkinhdoanhcóđiều
kiện nên sắp tới cần mở rộng Luật LS
theo hướng: Chỉ cần người đại diện
pháp luật công ty luật TNHH hoặc
công ty luật cổ phần mới bắt buộc
phải có chứng chỉ hành nghề LS; còn
các thành viên/cổ đông góp vốn thì
không nhất thiết phải là LS. Có như
thế công ty kinh doanh dịch vụ pháp
lý (hoặc các công ty luật) mới thực sự
phát triển mạnh, có lợi cho toàn dân,
góp phần tuyên truyền, phổ biến
pháp luật.
LS
TRẦN VĂN HOÀNG
,
Đoàn LS TP.HCM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook