137-2019 - page 9

9
Liên quan đến dự ánGreen Star
Sky Garden, ngày 19-6, Phó Chủ
tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã có
buổi làm việc với các đơn vị có
liên quan và CĐT Hưng Lộc Phát.
Về sai phạm của CĐT, ông Hoan
giao giám đốc Sở TN&MT chỉ đạo
ThanhtraSởràsoát,đềxuấthướng
xử lý. Trong chiều 20-6, TP sẽ tiếp
tục nghe về các vấn đề liên quan
đến dự án này.
đất này mà chưa chuyển sang đất ở
là không sai.
Pháp Luật TP.HCM
đặt vấn đề
khi doanh nghiệp (DN) chưa được
giao đất, chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì chưa thể
có quyền để xây dựng công trình
trên đất đó. Ông Bình cho hay DN
này căn cứ vào Văn bản 805/2016
của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực
hiện Nghị định
99/2018củaChính
phủ. Trong đó,
đất nông nghiệp,
đất chuyên dùng
nếu đã được xác
định là đất ở trong
đồ án quy hoạch
được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt thì được xem như là đất ở để
làm dự án.
Tuy nhiên, theo tìmhiểu của chúng
tôi, nội dung này trong văn bản hướng
dẫn của Bộ Xây dựng là trái với Luật
Xây dựng 2014 nên từng bị Bộ Tư
pháp “tuýt còi”.
Trước đây, UBND TP.HCM cũng
từng nhiều lần kiến nghị Chính phủ
chấp thuận cho TP giải quyết theo
hướng như trên để tháo gỡ cho DN.
Thế nhưng đến nay Chính phủ vẫn
chưa chấp thuận. Trước đó, ngày
17-6, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đã
có văn bản gửi TP
để “bênh vực” cho
Hưng Lộc Phát với
lý lẽ tương tự, đồng
thời kiến nghị TP
sớm giải quyết thủ
tục giao đất để DN
thực hiện dự án.
Trong văn bản này, hiệp hội cũng
“lơ” các điều kiện về đất đai trước
khi khởi công xây dựng công trình.
Đáng lưu ý, theo thông tin của
Hưng Lộc Phát gửi cho báo chí, dự
án được triển khai vào tháng 6-2018.
Cùng thời điểm này, công ty làm thủ
tục xin chuyển mục đích sử dụng
đất gửi đến Sở TN&MT. Như vậy,
việc CĐT khẳng định nộp hồ sơ xin
chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở
một nămnhưng chưa được giải quyết
khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng là
không hợp lý.
Sẽ xem xét trách nhiệm
các đơn vị liên quan
Theo Quyết định 58/2013 về quy
chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn TP thì việc kiểm tra, xử
phạt vi phạm xây dựng tại các dự án
là thuộc thẩm quyền của Thanh tra
Sở Xây dựng, UBND quận 7 là đơn
vị phối hợp.
Được biết Thanh tra Sở cũng
nhiều lần phối hợp với phường Phú
Mỹ kiểm tra định kỳ dự án này. Về
phía quận 7 mới đây cũng đã kiểm
tra, lập biên bản khi phát hiện CĐT
còn thiếu thủ tục chuyển mục đích
VIỆTHOA
M
ới đây, vụ việc Công ty Hưng
Lộc Phát “vô tư” triển khai
xây dựng khi chưa hoàn
thiện thủ tục pháp lý đất đai với
dự án Green Star Sky Garden tại
phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM
đã khiến dư luận xôn xao. Dự án có
quy mô đến hơn 52.000 m
2
, chủ đầu
tư (CĐT) chưa chuyển mục đích sử
dụng đất, chưa có quyết định giao
đất nhưng đã triển khai xây dựng từ
hơn một năm nay. Thế nhưng đến
thời điểm này vẫn chưa có đơn vị
nào chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Có vi phạm nhưng chủ
đầu tư vẫn khẳng định
không sai
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
xoay quanh các vấn đề pháp lý của
dự án trên, ông Nguyễn Văn Bình,
Phó tổng giám đốc Công ty Hưng
Lộc Phát, vẫn khẳng định công ty
này không làm gì sai. Ông Bình cho
rằng công ty đã được chấp thuận
chủ trương đầu tư dự án, công nhận
CĐT, duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Cùng với đó là các văn bản thẩm
định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật
đầu tư dự án.
Ông Bình cũng khẳng định dự án
của Hưng Lộc Phát đáp ứng đủ điều
kiện để khởi công theo quy định tại
khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng.
Cụ thể như có tổng mặt bằng xây
dựng, có giấy phép xây dựng, có
thiết kế bản vẽ thi công hạng mục
công trình… Ông viện dẫn quy
định tại Luật Xây dựng để khẳng
định 110 căn nhà liên kế này thuộc
trường hợp miễn phép xây dựng vì
dự án đã được phê duyệt quy hoạch
1/500, dưới bảy tầng, tổng diện tích
sàn dưới 500 m
2
.
Mặc dù thừa nhận hiện trạng đất
đang là một phần đất ở, một phần đất
trồng cây lâu năm nhưng ông Bình
vẫn khẳng định việc xây dựng trên
Một góc khu biệt thự xây “lụi” của dự ánGreen Star Sky Garden. Ảnh: LINH LAM
110 nhà liên kế xây “chui”:
Ai chịu trách nhiệm?
TP giao Sở TN&MT rà soát để xử lý vi phạm của chủ đầu tưHưng Lộc Phát.
sử dụng đất và quyết định giao đất.
Đồng thời, đề nghị CĐT tạm ngưng
thi công để bổ sung các thủ tục pháp
lý trong vòng 60 ngày.
Quá trình kiểm tra của Thanh
tra Sở Xây dựng tại dự án này như
thế nào, vì sao CĐT có sai phạm
mà Thanh tra Sở không phát hiện,
hình thức xử lý với CĐT và công
trình ra sao, Sở đã có báo cáo gì
với TP về vụ việc này... là những
nội dung chúng tôi đã gửi tới ông
Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây
dựng, để làm rõ. Tuy nhiên, sau
nhiều lần PV liên hệ, ông Bình vẫn
không trả lời.
Trước đó, trả lời trên
Zing.vn
, ông
Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM, khẳng định việc Hưng Lộc
Phát xây dựng 110 căn nhà khi chưa
có quyết định giao đất là sai. Ông
Hoan cho biết sẽ xemxét trách nhiệm
của các đơn vị có liên quan, nếu có
sai phạm trong hoạt động thanh tra
thì sẽ xử lý.
Về việc chậm giao đất cho DN,
ông Hoan cho rằng là do vấn đề
pháp lý liên quan đến nguồn gốc
đất. Cùng đó, trong dự án trên có
sự chồng lấn về nguồn gốc đất đai
gồm đất của DN đã có giấy chứng
nhận, đất của DN mua của người
dân nhưng chưa có giấy tờ pháp lý
và một phần nhỏ đất rạch, đường
là đất công. Theo ông Hoan, TP
sẽ sớm giải quyết để giao đất cho
DN này.•
Sẽ xem xét trách nhiệm
của các đơn vị có liên
quan, nếu có sai phạm
trong hoạt động thanh
tra thì sẽ xử lý.
Nâng hạn mức và thời gian vay mua nhà
cho người thu nhập thấp
UBND TP.HCM vừa quyết định điều chỉnh hạn mức, thời
hạn cho vay đối với đối tượng có thu nhập thấp khi vay tiền
tại quỹ phát triển nhà ở để tạo lập nhà ở.
Cụ thể, hạn mức vốn vay được điều chỉnh tăng từ 500
triệu đồng/hồ sơ lên 900 triệu đồng/hồ sơ. Thời hạn cho vay
tối đa là 20 năm. Quyết định có hiệu lực từ ngày 27-6-2019.
Theo chương trình vay vốn ưu đãi này, đối tượng được
vay vốn gồm: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở,
ban, ngành, quận, huyện, cơ quan hành chính - sự nghiệp
thuộc khu vực hưởng lương từ ngân sách TP; lực lượng vũ
trang nhân dân TP gồm: Quân đội nhân dân, công an nhân
dân và dân quân tự vệ thuộc TP; cán bộ công đoàn chuyên
trách, công chức, viên chức hưởng lương từ nguồn tài chính
công đoàn thuộc tổ chức Công đoàn TP.HCM... có hộ khẩu
thường trú tại TP.HCM và có thời gian công tác tại cơ
quan, đơn vị từ ba năm liên tục trở lên.
Tại thời điểm vay tiền, người vay mua nhà không đứng
tên sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất; bản thân cũng như
vợ/chồng người vay chưa từng được Nhà nước giải quyết
chính sách về nhà ở, đất ở.
Người vay phải có khả năng tài chính trả trước 30% tiền
mua căn hộ/nhà dự định mua; có các nguồn thu nhập ổn
định (bao gồm cả thu nhập của vợ hoặc chồng người vay)
để đảm bảo khả năng trả nợ, thế chấp bằng chính căn hộ/
nhà đất mà người vay sẽ mua.
Mức vốn vay tối đa là 70% giá trị căn hộ/nhà nhưng
không vượt quá 900 triệu đồng/hồ sơ. Lưu ý, giá trị căn nhà
phải được thể hiện đúng trong hợp đồng mua bán nhà.
Lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh từng thời kỳ theo
quyết định của TP. Hiện tại mức lãi suất được áp dụng là
4,7%/năm.
Theo quy định cũ, hạn mức cho vay tối đa 70% giá trị căn
hộ/nhà nhưng không vượt quá 500 triệu đồng/hồ sơ, thời
hạn vay tối đa 15 năm. Các hồ sơ nộp trước ngày 27-6-2019
sẽ áp dụng theo quy định cũ.
PD
Cần Thơ chấp thuận đầu tư khu dân cư
phường Phước Thới
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành quyết định chấp thuận
đầu tư dự án khu dân cư phường Phước Thới (khu vực
Thới Thuận, phường Phước Thới, quận Ô Môn). Chủ đầu
tư là Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội.
Diện tích toàn bộ dự án là hơn 28.500 m
2
.
Mục tiêu của dự án là xây dựng khu dân cư tại phường
Phước Thới, quận Ô Môn, góp phần tăng thêm quỹ nhà ở,
đáp ứng nhu cầu về nhà ở tại địa phương, góp phần cải tạo,
chỉnh trang đô thị.
Sản phẩm dự án gồm: 142 căn nhà ở liên kế, 52
căn nhà ở xã hội, ngoài ra còn khu thương mại - dịch
vụ, công viên cây xanh, giao thông, vỉa hè. Dự kiến tổng
mức đầu tư hơn 92 tỉ đồng, thời gian triển khai thực hiện,
hoàn thành dự án và đưa vào khai thác sử dụng chậm
nhất là quý II-2020.
NHẪN NAM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook