137-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm20-6-2019
TUYẾNPHAN
S
áng 19-6, sau ba ngày nghị án
kéo dài, TAND tỉnh Hòa Bình
tuyên án đối với Hoàng Công
Lương (cựu bác sĩ Bệnh viện (BV)
đa khoa tỉnh Hòa Bình) cùng bốn
bị cáo trong vụ án liên quan đến sự
cố chạy thận khiến chín người tử
vong. Như vậy là sau nhiều tranh
cãi và bàn luận về tội danh thì vụ
án này đã khép lại.
Giảm án cho nhiều bị cáo
Theo đó, HĐXX quyết định sửa
một phần bản án sơ thẩm, giảm nhẹ
hình phạt cho Hoàng Công Lương
từ 42 tháng xuống 30 tháng tù giam
về tội vô ý làm chết người.
Ngoài ra, tòa cũng giảm hình phạt
đối với nhiều bị cáo khác. Cụ thể,
bị cáo Hoàng Đình Khiếu (cựu phó
giám đốc BV) và Trần Văn Thắng
(cựu trưởng phòng vật tư) cùng
được giảm từ 36 tháng xuống 30
tháng tù. Bị cáo Đỗ Anh Tuấn từ
30 tháng tù xuống còn 24 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo, cùng về
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Trương Quý Dương,
HĐXXquyết định bác toàn bộ kháng
cáo, y án sơ thẩm 30 tháng tù giam
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Theo HĐXX, bị cáo Lương được
giao phụ trách về chuyên môn tại
đơn nguyên thận nhân tạo, được đào
tạo, cấp chứng nhận về kỹ thuật lọc
máu nên nhận thức rõ về tầm quan
trọng của nước trong việc chạy thận.
Mặc dù theo quy chế khoa lọc
máu, bị cáo không phải là người
chịu trách nhiệm về chất lượng
nguồn nước nhưng trước khi ra y
lệnh chạy thận, bị cáo chưa được
ai bàn giao, chưa được ai có trách
nhiệm thông báo hệ thống RO số 2
được đưa vào sử dụng sau sửa chữa.
Dù chưa biết nguồn nước đã đảm
bảo an toàn cho chạy thận hay không
nhưng khi chỉ mới nghe thông báo
đã tin tưởng ra y lệnh để chạy thận
cho các bệnh nhân như những lần
trước đó, dẫn tới hậu quả chín người
tử vong và nhiều người khác bị ảnh
hưởng sức khỏe.
Tại tòa, bị cáo có nhiều tình tiết
giảm nhẹ mới (nhận tội, thành khẩn
khai báo, ăn năn hối cải, cung cấp
chứng cứ mới là việc hỗ trợ bồi
thường thiệt hại cho gia đình các
nạn nhân…) nên có cơ sở để chấp
nhận phần kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt.
Tuy nhiên, HĐXX nhận định
sự cố chạy thận xảy ra tại BV đa
khoa tỉnh Hòa Bình là hy hữu, gây
ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Vì vậy, dù có nhiều tình tiết giảm
nhẹ song không thể cho bị cáo được
hưởng án treo.
Văn bản của Bộ Y tế
không có cơ sở khoa học
Đáng chú ý, HĐXX cũng dành
khá nhiều thời gian để đánh giá về
các quan điểm của Bộ Y tế về vụ
án, thông qua các văn bản gửi tới
cơ quan tiến hành tố tụng.
Cụ thể, tòa khẳng định quá trình
Vì sao Hoàng Công Lương
không được án treo?
Dù có nhiều tình tiết giảmnhẹ mới nhưng tòa phúc thẩmvẫn quyết định phạt Hoàng Công Lương
30 tháng tù giam.
Bị cáoHoàng Công Lương tại tòa ngày 19-6. Ảnh: TP
trình bày công khai tại phiên xử
cũng như sự đối đáp, trao đổi giữa
Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự
Bộ Công an đã làm sáng tỏ những
ý kiến mang tính giả thiết của Bộ
Y tế cũng như nghi vấn về nguyên
nhân tử vong của các nạn nhân,
con đường tồn dư hóa chất… là
không có cơ sở khoa học, không
phù hợp với các tài liệu, chứng cứ
có trong vụ án.
Viện Khoa học hình sự Bộ Công
an đã luận giải, trình bày lại các
phương pháp tiến hành giám định
để đưa ra được các kết luận giám
định là chứng cứ, nền tảng then
chốt trong vụ án. Các kết luận
trong hồ sơ vụ án là chính xác, phù
hợp với lời khai của những người
liên quan và các tài liệu chứng
cứ. Điều này đã bác bỏ hoàn toàn
những giả thuyết mà Bộ Y tế đưa
ra trong các văn bản gửi cơ quan
tiến hành tố tụng.
Cùng với đó, Viện Khoa học hình
sự Bộ Công an còn khẳng định chịu
trách nhiệmvề tính đúng đắn của các
kết luận giám định. Quan điểm của
Bộ Y tế không được xem là chứng
cứ nên HĐXX không xem xét.
Ngoài việc tuyên án đối với các
bị cáo, tòa phúc thẩm cũng kiến
nghị Bộ Y tế rà soát, cập nhật để
bổ sung, xây dựng các quy trình kỹ
thuật được áp dụng trong BV. Đặc
biệt là những kỹ thuật mới; xây dựng
hệ thống văn bản pháp quy để đảm
bảo công tác khám chữa bệnh, sửa
đổi, bổ sung quy chế BV cho phù
hợp với thực tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần có biện
pháp kiểm tra, chấn chỉnh lĩnh vực
xã hội hóa trong việc cho phép liên
doanh, liên kết, mua sắm trang thiết
bị phục vụ hoạt động dịch vụ của
các cơ sở y tế công không đúng quy
định, đề cao kỷ cương, trách nhiệm
của đội ngũ y, bác sĩ.•
HĐXX nhận định sự
cố chạy thận tại BV đa
khoa Hòa Bình là hy
hữu, gây ra hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng
nên không thể cho bị cáo
Lương hưởng án treo.
Kiến nghị với Sở Y tế và BV Hòa Bình
Theo HĐXX, SởY tế tỉnh Hòa Bình qua nhiều lần kiểm tra nhưng không
phát hiện ra sai phạm, không chỉ ra được kẽ hở trong công tác quản lý
trang thiết bị vật tư y tế, bố trí nhân sự tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình. Do
đó HĐXX kiến nghị cơ quan này cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra công tác chuyên môn, trang thiết bị y tế, bố trí nhân sự…
Về phía BV, HĐXX đề nghị rà soát toàn bộ quá trình khám chữa bệnh,
trang thiết bị y tế, cần có sự phân công rõ ràng để đảm bảo hiệu quả
hoạt động quản lý, chuyên môn; xác định vai trò cụ thể của từng vị trí
cá nhân trong BV.
Ngày 19-6, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc
thẩm lưu động tại TP Cần Thơ vụ lừa đảo chiếm đoạt
tài sản xảy ra tại quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Hậu
Giang do có kháng cáo của các bị cáo và kháng nghị của
VKSND tỉnh.
Theo đó, bị cáo Lê Hữu Tâm (cựu chủ tịch HĐQT
QTDND Hậu Giang) kháng cáo xin xem xét lại tội danh
và các tài sản thế chấp của bị cáo đủ để khắc phục hậu
quả. Bị cáo Nguyễn Thiện Hồng (cựu giám đốc QTDND
Hậu Giang) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo
Phan Văn Tập (cựu giám đốc Công ty TNHH MTV Thiện
Quỳnh Kiên Giang) kháng cáo kêu oan.
Trong khi VKSND tỉnh kháng nghị đề nghị xét xử bị
cáo Tâm về hai tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa, đại diện VKS nhận định bị cáo Tâm và
Bùi Chí Linh (đã chết) có hành vi gian dối là cạo sửa các
sổ tiết kiệm, để ngoài sổ sách, chiếm đoạt 2,1 tỉ đồng.
Hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản như kháng nghị của VKS nhưng chưa xác
định được ý thức chiếm đoạt của bị cáo Tâm.
Mặt khác, kháng nghị của VKS yêu cầu xử bị cáo Tâm
hai tội danh nhưng tòa sơ thẩm chỉ xử một tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Do giới hạn xét xử phúc thẩm không
đảm bảo quyền lợi của bị cáo, cấp phúc thẩm không thể
khắc phục được. Từ đó VKS cho rằng để đảm bảo quyền
lợi của bị cáo, cần thu thập chứng cứ đầy đủ nên đề nghị
tòa hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, truy tố, xét xử lại.
HĐXX phúc thẩm nhận định số tiền bị cáo Tâm bị quy
kết chiếm đoạt là số tiền rất lớn. Các tài sản thế chấp để
đảm bảo cho các khoản vay phải được làm rõ để xác định
đúng số tiền bị cáo đã chiếm đoạt. Cần xác định chính xác
các tài sản thế chấp vào QTDND và quỹ tái thế chấp cho
ngân hàng giá trị là bao nhiêu để xác định chính xác số
tiền bị cáo đã chiếm đoạt.
Ngoài ra, hành vi để tiền ngoài sổ sách chưa được làm
rõ, bị cáo Tâm và Bùi Chí Linh phân công nhau thực hiện
ra sao, trách nhiệm từng bị cáo chưa được làm rõ. Cấp sơ
thẩm không đưa người liên quan đến hành vi phạm tội của
bị cáo là Mai, Loan để làm rõ hành vi phạm tội của các
bị cáo… Các vấn đề trên cấp phúc thẩm không thể khắc
phục được nên cần hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Từ đó HĐXX chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh,
chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, hủy bản án sơ thẩm,
giao hồ sơ để điều tra, xét xử lại.
Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh vào tháng 10-2018 nhận
định: Năm 2011, bị cáo Tâm và Hồng đã dùng thủ đoạn
gian dối bằng cách nhờ người thân và nhân viên các công
ty do Tâm quản lý đứng tên vay tiền của QTDND Hậu
Giang. Số tiền bị cáo Tâm chiếm đoạt ở phần này là hơn
45 tỉ đồng. Bị cáo Hồng biết hành vi của Tâm là không
đúng nhưng vẫn làm theo, giúp Tâm chiếm đoạt.
Bị cáo Tâm và Bùi Chí Linh phát sinh ý thức chiếm
đoạt từ trước, sau đó bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt
2,1 tỉ đồng, cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (phần
này VKSND tỉnh truy tố Tâm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản).
Bị cáo Tập chỉ đạo Hồng ký chứng thư bảo lãnh để bảo
lãnh cho Công ty Tùng Bách của Tâm thực hiện hợp đồng
mua thức ăn chăn nuôi của Công ty De Heus trị giá hơn
23,7 tỉ đồng. Qua đó chiếm đoạt của Công ty De Heus gần
18 tỉ đồng. Tập nhờ Linh ký chứng thư bảo lãnh để công
ty của Tập mua thức ăn chăn nuôi của Công ty De Heus,
trị giá hơn 5,8 tỉ đồng. Qua đó Tập và Linh chiếm đoạt
của Công ty De Heus hơn 4,8 tỉ đồng.
Từ đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Tâm 20 năm
tù, Hồng 12 năm tù, Tập 13 năm tù cùng về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, tòa còn buộc bị cáoTâm
bồi thường QTDND Hậu Giang hơn 45 tỉ đồng. Bị cáo
Tâm cùng Công ty Tùng Bách phải bồi thường Công ty
De Heus gần 18 tỉ đồng. Buộc QTDND bồi thường cho
năm bị hại 1,6 tỉ đồng. Tòa buộc bị cáo Tâm phải hoàn
trả QTDND Hậu Giang 1,6 tỉ đồng và trả cho Công ty De
Heus hơn 4,8 tỉ đồng.
NHẪN NAM
Hủy ánsơ thẩmvụ lừađảo ở quỹ tíndụngnhândânHậuGiang
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook