147-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa2-7-2019
bị làm oan. Sau đó, ông Ngọc chỉ
cung cấp quyết định giải quyết
khiếu nại của TAND tỉnh cho PV
và từ chối trả lời thêm vì phải xin
ý kiến của lãnh đạo.
Trong khi đó, tại Công văn số 08
ngày 5-7-2018 trả lời ông Điện và
ông Khang, TAND tỉnh cho rằng
không làm oan hai ông. Tòa tỉnh
dẫn quy định tại Nghị định 59/2006
(sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
43/2009) thì các loại pháo thuộc
danhmục hàng hóa cấmkinh doanh.
Nhưng quy định tại Luật Đầu tư
2014 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015)
thì kinh doanh các loại pháo thuộc
danh mục ngành nghề kinh doanh
có điều kiện. Như vậy, theo tòa,
Nghị định 59/2006 và Luật Đầu tư
2014 có sự không thống nhất. Do
đó, ngày 22-11-2016, Quốc hội
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung
Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực từ
ngày 1-1-2017), trong đó quy định
kinh doanh pháo nổ là ngành nghề
cấm đầu tư kinh doanh.
Cũng theo Công văn số 08, ngày
28-4-2017, TANDTối cao có Công
văn số 91 (về việc xử lý hành vi tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ
trong nội địa) quy định từ ngày 1-7-
2015 đến 1-1-2017, không xác định
pháo nổ là hàng cấm, không xử lý
hình sự đối với hành vi này. Hành vi
buôn bán pháo nổ của ông Điện và
ông Khang xảy ra vào ngày 19-11-
2015 (nằm trong giai đoạn trên) nên
Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao
tại Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm
của TAND tỉnh, tuyên bố hai ông
không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Từ đó, TAND tỉnh cho rằng do
có sự thay đổi về chính sách pháp
luật, ông Điện và ông Khang được
hưởng nguyên tắc có lợi cho người
phạm tội nên không có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước. Không đồng ý với việc trả
lời này, hai ông tiếp tục khiếu nại.
Tại quyết định giải quyết khiếu nại
ngày 20-11-2018, TAND tỉnh tiếp
tục khẳng định ông Điện và ông
Khang không thuộc trường hợp
được bồi thường nên đã bác đơn.
Cùng ngày 26-8, PV cũng đã liên
hệ trực tiếp với TAND TP Nam
Định, nơi đã từ chối đơn khởi kiện
đòi TAND tỉnh này bồi thường oan
của hai ông. Tại đây, ông Nguyễn
Minh Tuấn, Phó Chánh án, cho biết
sẽ báo cáo chánh án để sắp xếp lịch
làm việc, trả lời sau.
Trước đó, ngày 21-5, TAND TP
NamĐịnh này có quyết định bác đơn
khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện
của ông Điện và ông Khang. Lý do
là người khởi kiện không cung cấp
được văn bản làm căn cứ yêu cầu
bồi thường theo khoản 5 Điều 3 và
Điều 9 Luật Trách nhiệmbồi thường
của Nhà nước. Quyết định giám đốc
thẩm tuyên hai ông không phạm tội
và đình chỉ vụ án là do chính sách
pháp luật thay đổi, không phải hành
vi không cấu thành tội phạmmà tòa
án cấp sơ thẩm xử sai.
Lập luận không thuyết phục
Nhiều chuyên gia về hình sự cho
rằng các lập luận của TAND tỉnh
NamĐịnh là chưa thuyết phục. Bởi
theo điểm2Điều 156 Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015,
nếu các văn bản quy phạm pháp luật
có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu
lực pháp lý cao hơn. Như vậy, khi
Nghị định 59/2006 và Luật Đầu tư
2014 có sự không thống nhất về quản
lý các loại pháo nổ thì việc áp dụng
theo quy định của Luật Đầu tư là
đương nhiên, vì đây là văn bản có
hiệu lực pháp lý cao hơn.
Tuy nhiên, tại bản án sơ thẩm,
TAND tỉnh Nam Định căn cứ vào
Nghị định 185/2013 về việc xử phạt
hàng cấm kinh doanh và Thông tư
liên tịch số 06/2008 giữa Bộ Công
an - VKSND Tối cao - TAND Tối
cao và các quy định của BLHS để
kết luận hành vi của hai ông Điện
và Khang cấu thành tội buôn bán
hàng cấm. TAND tỉnh đã không
áp dụng Luật Đầu tư 2014 có nội
dung kinh doanh pháo không phải
là ngành nghề cấm đầu tư.
Chưa hết, TAND tỉnh cho rằng hai
ông được hưởng nguyên tắc có lợi
cho người phạm tội do chính sách
pháp luật thay đổi. Thế nhưng tại
thời điểm hành vi mua bán pháo bị
phát hiện cho đến khi xét xử, tuyên
TUYẾNPHAN
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
đưa tin, ông Vũ Văn Điện
(51 tuổi) và ông Đinh Trọng
Khang (55 tuổi) đang yêu cầuTAND
tỉnh Nam Định xin lỗi công khai
và bồi thường thiệt hại vì cho rằng
đã kết án oan đối với mình. Tuy
nhiên, TAND tỉnh này từ chối vì
cho rằng hai ông không oan, hai ông
khởi kiện thì cũng bị tòa trả đơn.
Nhiều ý kiến cho rằng các căn cứ
mà TAND tỉnh cho rằng không làm
oan hai ông là chưa thuyết phục,
trong khi án giám đốc thẩm tuyên
bố rõ hai ông không phạm tội và
đình chỉ vụ án.
Được hưởng lợi chứ
không phải oan (!?)
Ngày 28-6, trả lời
Pháp Luật
TP.HCM
, Phó Chánh Văn phòng
TAND tỉnh NamĐịnh, ông Nguyễn
Nguyên Ngọc, cho biết cơ quan này
đã có văn bản giải quyết yêu cầu
bồi thường của ông Điện và ông
Khang theo hướng hai ông không
ÔngĐiện và ông Khang trước trụ sở TAND tỉnhNamĐịnh. Ảnh: TP
2 người ở tù xong
mới biết bị oan phải
được bồi thường?
Theo chuyên gia, lập luận để từ chối bồi thường oan cho hai
công dân của TAND tỉnhNamĐịnh là chưa thuyết phục.
án, Luật Đầu tư 2014 đã và đang
còn hiệu lực nên không thể nói là
“được hưởng lợi”.
TAND tỉnh còn dẫn Công văn số
91 của TAND Tối cao để cho rằng
hai ông không có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Nhưng công văn này
hướng dẫn ba trường hợp. Thứ nhất,
đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán pháo nổ trong nội địa xảy ra
trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2015, nếu vụ
án đang trong giai đoạn xét xử thì tòa
án phải mở phiên tòa và miễn trách
nhiệm hình sự đối với người phạm
tội. Khi miễn trách nhiệmhình sự, tòa
án phải ghi rõ trong bản án lý do là vì
có sự thay đổi chính sách pháp luật
làm cho hành vi phạm tội không còn
nguy hiểm đến mức phải xử lý hình
sự. Người được miễn trách nhiệm
hình sự không có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Thứ hai, đối với hành vi xảy ra
từ 0 giờ 00 ngày 1-7-2015 đến 0
giờ 00 ngày 1-1-2017, nếu vụ án
đang trong giai đoạn xét xử thì tòa
án phải mở phiên tòa, tuyên bố bị
cáo không phạm tội và đình chỉ vụ
án. Trường hợp người bị kết án mà
bản án đã có hiệu lực pháp luật thì
chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm
rà soát, báo cáo ngay người có thẩm
quyền kháng nghị để xem xét kháng
nghị giám đốc thẩm bản án theo quy
định. Thứ ba, đối với hành vi xảy ra
sau 0 giờ 00 ngày 1-1-2017, tiếp tục
thực hiện theo hướng dẫn tại Công
văn số 06/2017 của TAND Tối cao.
Như vậy, theo hướng dẫn tại Công
văn số 91 thì vụ án của ông Điện
và ông Khang thuộc trường hợp thứ
hai. Việc TAND tỉnh NamĐịnh cho
rằng hai ông không có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại (như trường
hợp thứ nhất - PV) là không đúng.•
Có cơ sở yêu cầu bồi thường oan
Theo diễn biến vụ án thì tại Quyết định giám đốc thẩm số 59/2018
ngày 12-3-2018, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên
hủy bản án số 07 củaTAND tỉnhNamĐịnh, tuyên bố hai ông không phạm
tội buôn bán hàng cấm và đình chỉ vụ án.
Quyết định này sau đó có hiệu lực pháp luật, không bị xem xét lại, do
đó bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào cũng phải chấp hành. Từ đó
có cơ sở thể hiện hai ông Điện và Khang bị xét xử oan sai. Hai ông này có
quyền yêu cầu cơ quan tố tụng đã làm oan mình bồi thường theo Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Về phía TAND TP Nam Định, cần
thụ lý đơn yêu cầu bồi thường oan sai của hai ông theo luật định, không
được từ chối yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Nếu không đồng ý với quyết định của TAND Cấp cao tại Hà Nội thì cơ
quan tố tụng tỉnh Nam Định có thể làm đơn kiến nghị với TAND Tối cao
để xem xét lại quyết định giámđốc thẩm, chứ không được quyền từ chối
bồi thường hay từ chối đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường oan sai đối với
hai công dân bị oan sai.
Ông
VÕVĂN THÊM
,
nguyên Phó Viện trưởng
VKSND Cấp cao tại TP.HCM
Theo hướng dẫn tại Công
văn số 91 thì ông Điện và
ông Khang thuộc trường
hợp thứ hai: Tòa án phải
mở phiên tòa, tuyên bố bị
cáo không phạm tội và
đình chỉ vụ án.
Tuyên án 10 người truy đuổi làm chết người
Ngày 1-7, sau khi nghị án kéo dài, TAND tỉnh Tây
Ninh đã tuyên án đối với 10 bị cáo truy đuổi làm nạn nhân
tử vong về tội giết người.
Cụ thể, HĐXX tuyên phạt Trần Thanh Vinh (Vinh
“mập”) và Bùi Thành Đạt 12 năm tù, Phạm Quang
Vinh (Vinh “nhỏ”) chín năm tù. Các bị cáo Nguyễn
Thanh Tiền, Huỳnh Quốc Khánh, Phạm Thành Đạt,
Trần Quốc Đạt bị phạt cùng mức án sáu năm tù. Ba
bị cáo Bùi Thành Lộc, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn
Thanh Sang bị phạt ba năm tù nhưng cho hưởng án
treo. Bị hại trong vụ án là anh Vũ Tấn Khoa (đã chết)
và chị Lê Thị Thúy Quỳnh bị thương tật 85%.
Tại tòa, VKS cho rằng có đủ căn cứ để xác định được
cáo trạng mà VKS ban hành truy tố đối với các bị cáo
là đúng người, đúng tội. Về mặt ý thức chủ quan, các bị
cáo đã tập hợp thành một nhóm, thống nhất ý kiến đi tìm
bị hại để đánh. Đối với việc dùng xe máy chạy với tốc
độ cao, các bị cáo đều ý thức được việc này sẽ gây nguy
hiểm, có thể dẫn đến hậu quả gây chết người. Nguyên
nhân cái chết của bị hại là do các bị cáo rượt đuổi với tốc
độ cao khiến bị hại hoảng sợ lạc tay lái, điều khiển xe leo
lên lề, đâm vào cột cắm cờ dẫn đến chết người...
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, theo cáo trạng,
Vinh “nhỏ” và chị Quỳnh có quan hệ tình cảm, sau đó
chị Quỳnh quen với anh Khoa nên Vinh “nhỏ” ghen.
Ngày 4-1-2017, Vinh “nhỏ” gọi thêm chín người bạn
đến, khi thấy anh Khoa chở chị Quỳnh ra bằng xe máy
thì cả nhóm đuổi theo. Anh Khoa tăng tốc bỏ chạy thì bị
cáo Đạt hô: “Ê, ngừng lại coi mày”. Anh Khoa quay đầu
nhìn lại dẫn đến bị lạc tay lái, xe lao lên lề đâm vào hai
cây cắm cờ, anh Khoa chết tại chỗ, chị Quỳnh ngồi sau
bị thương tích nặng.
MINH VƯƠNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook