147-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa2-7-2019
ĐINHNGỌCQUỲNHNHƯ
Q
uan sát thái độ của trẻ bị xâm
hại tình dục qua nhiều năm,
các luật sư (LS) bảo vệ quyền
trẻ em rút ra nhiều kinh nghiệm và
đề xuất hai điểm với CQĐT. Một
số nơi đã có tiếp thu và bước đầu
tạo được sự tin tưởng của trẻ, từ
đó trẻ thoải mái kể lại những gì đã
qua, góp phần giúp CQĐT nhanh
chóng phá án.
Nghe “lên công an” là
sợ rúm ró
Chị Hương (ngụ TP.HCM)
nghẹn ngào kể lại câu chuyện chị
phát hiện con gái tám tuổi có sự
lạ. Gặng hỏi thì biết con gái bị
lão hàng xóm thân quen dụ lên
trên gác nhà lão, cho kẹo và làm
chuyện đồi bại. Sự việc đã qua
lâu, không còn chứng cứ. CQĐT
nhiều lần mời cháu bé cùng gia
đình lên lấy lời khai.
Chị Hương kể: “Con tôi rất sợ.
Mỗi khi nghe nói sắp lên công an
là sợ rúm ró. Có lên tận nơi, cháu
cũng không nói được gì, chỉ ngồi
khóc. Càng ngày cháu càng suy
sụp, nghe nhắc tới vụ án, đi lấy lời
khai… là cháu sợ. Mà cháu đã khai
rồi, lại cứ bắt khai đi khai lại, chẳng
biết để làm gì?! Dần dần chính tôi
cũng sợ cho con của mình, không
muốn đưa bé đi đến các cơ quan
này nữa”.
“Không chỉ một trường hợp này
mà rất nhiều trường hợp các bé gái
phải đến CQĐT để cung cấp lời
khai. Các cháu còn rất nhỏ, đến
một nơi lạ lẫm, gặp những cô chú
công an lạ mặt, rồi phải kể lại những
điều đau lòng và hết sức nhạy cảm
thì rất tội, ảnh hưởng nặng nề đến
tâm lý của các cháu” - LS Trần Thị
Ngọc Nữ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em
TP.HCM, nhận định.
Đề xuất ba thay đổi
Sau nhiều năm làm công tác
bảo vệ trẻ em, từng tham gia đưa
nhiều vụ việc xâm hại trẻ em ra
pháp đình, LS Trần Thị Ngọc Nữ
đã đúc rút kinh nghiệm liên quan
đến việc lấy lời khai nạn nhân.
Từ đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em
TP.HCM đề xuất với các CQĐT
về việc bố trí điều tra viên là nữ
để lấy lời khai của nạn nhân (là
bé gái) trong các vụ xâm hại tình
dục. Đồng thời, hội đề xuất nữ điều
tra viên mặc thường phục và đến
tận nhà để tiếp xúc, lấy lời khai
Kiến nghị công an cách tiếp cận
trẻ bị xâm hại
Do trẻ bị xâmhại tình dục thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, các luật sư đề xuất để nữ điều tra viên
mặc thường phục đến tận nhà lấy lời khai nạn nhân.
Mẹ củamột bé gái bị xâmhại tình dục cho biết con củamình rất sợmỗi khi
nghe nhắc đến vụ án hay lấy lời khai. Ảnh: QN
của các bé gái nạn nhân.
LS Nữ cho biết ở một số quận,
huyện đã có bố trí điều tra viên là
nữ. Tuy nhiên, các điều tra viên
vẫn mời nạn nhân đến CQĐT, chứ
chưa đến tận nhà. Dù chỉ một bước
thay đổi nhưng bước này phần nào
đã giúp cho các bé có tâm lý thoải
mái hơn.
Đặc biệt, có một vụ án xâm hại
tình dục đối với trẻ em xảy ra tại
quận Tân Bình mới đây. Công an
phường 14, quận Tân Bình bố trí nữ
cán bộ đảm trách vụ án này. Người
này mặc thường phục, xuống tận
nhà bé để tiếp xúc. Bé thấy thoải
mái như đang ngồi nói chuyện với
người nhà, chứ không phải là nơi
làm việc.
LS Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng
nếu các quận, huyện khác cũng thực
hiện đề xuất của hội thì có thể giúp
cho việc điều tra các vụ án xâm hại
tình dục trẻ em được nhanh chóng
và đầy đủ thông tin hơn.•
Hội Bảo vệ quyền trẻ em
TP.HCM đề xuất các
CQĐT bố trí nữ điều tra
viên mặc thường phục
và đến tận nhà nạn
nhân (bé gái) trong các
vụ xâm hại tình dục để
lấy lời khai.
Thay bộ đồ, đổi thái độ
Có lần chúng tôi đưa một bé gái đến CQĐT. Vừa tới cổng thôi
là bé tỏ vẻ sợ hãi rồi. Vào trong công sở, gặp các cô chú mặc
sắc phục thì bé càng sợ hơn, ríu chân, không muốn vào phòng.
Thuyết phục đưa bé vào rồi, hỏi nửa tiếng đồng hồ mà bé không
nói được gì hết.
Tôi quan sát thấy bé cứ liếc liếc nhìn một anh LS. Tôi đoán là bé
ngại khi có mặt người khác giới. Có lẽ với các bé từng bị xâm hại tình
dục, sự hiện diện của người khác giới khiến các bé không yên tâm.
Tôi ra hiệu cho anh LS này đi ra ngoài. Một lát sau, bé kể được nhiều
hơn nhưng ngập ngừng lúc nói, lúc không.
Tôi mới nhờ cô điều tra viên: “Em ơi, em có thể thay đồ khác
được không?”. Cô ấy cũng rất thấu hiểu và đi qua phòng khác thay
đồ thường phục rồi quay vào. Chúng tôi hết sức bất ngờ là bé trở
nên cởi mở và kể lại mọi chuyện rất rõ ràng, rành mạch. Thậm chí
những chuyện trước đây chưa từng nói ra thì bây giờ bé cũng nói
ra hết, nói cả suy nghĩ, nỗi lòng của mình. Dường như bé có được
sự tin cậy, sự chia sẻ cho nên khai đầy đủ xong thì chúng tôi ra về
và bé rất thoải mái, không lo lắng, sợ hãi nữa, còn hẹn: “Bà rảnh
nhớ tới nhà con chơi”.
LS
TRẦN THỊ NGỌC NỮ
,
Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM
Ngày 1-7, VKSND tỉnh Bình Dương cho biết viện này
đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hồng Khanh (cựu
tỉnh ủy viên, bí thư huyện Bến Cát) về tội vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát,
lãng phí. Cùng tội này, viện đề nghị truy tố Nguyễn Huy
Hùng, cựu giám đốc Ngân hàng (NH) BIDV - Chi nhánh
Tây Sài Gòn; Nguyễn Quang Lộc, cựu phó phòng Trung
tâm xử lý nợ, NH BIDV.
Tài sản gần 46 tỉ, chỉ mua 10 tỉ
Theo cáo trạng, bà Hồ Thị Hiệp điều hành hoạt động
kinh doanh của Công ty An Tây và Công ty Gỗ Mỹ
Hiệp (đóng tại địa bàn thị xã Bến Cát). Từ năm 2005
đến 2008, hai công ty này có vay vốn tại NH BIDV -
Chi nhánh Tây Sài Gòn với số tiền hơn 72 tỉ đồng. Tài
sản thế chấp là hơn 23 ha đất, trên đất đó có hơn 1 ha
nhà xưởng...
Năm 2008, NH đưa khoản vay trên vào khoản nợ xấu.
Đến cuối năm 2012, tổng số dư nợ của Công ty An Tây và
Công ty Gỗ Mỹ Hiệp là gần 110 tỉ đồng. Việc xử lý tài sản
thế chấp được giám đốc NH BIDV Nguyễn Huy Hùng là
người chỉ đạo, các thủ tục trình tự liên quan được giao cho
phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1 Nguyễn
Quang Lộc thực hiện.
Để hợp thức hóa cho hồ sơ xử lý tài sản đảm bảo của
NH, Lộc đã đề nghị bà Hiệp và ông Khanh (thời điểm
đó là phó chủ tịch UBND thị xã Bến Cát) ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau đó, Hùng phê
duyệt tờ trình xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp của hai công
ty để tiến hành đo đạc, tách thửa bán cho ông Khanh.
Khi giao tài sản đảm bảo cho bà Hiệp để bán thì Hùng
và Lộc không có văn bản thỏa thuận với bà Hiệp về việc
bán tài sản. Bên cạnh đó, Hùng và Lộc thống nhất để bà
Hiệp nhận một khoản tiền mặt từ bán tài sản đảm bảo
không đưa vào trả nợ cho NH theo quy định.
Theo kết luận định giá, toàn bộ diện tích đất thời điểm
chuyển nhượng có giá trị gần 46 tỉ đồng. NH thu hồi được
hơn 10 tỉ đồng và giá trị thiệt hại NH trong thu hồi nợ là
gần 37 tỉ đồng.
Cấp dưới giúp sếp “phù phép” đất
Liên quan đến vụ án, VKSND tỉnh Bình Dương cũng
truy tố: Lê Hoài Linh (cựu giám đốc Văn phòng Đăng
ký đất đai Chi nhánh thị xã Bến Cát), Nguyễn Thành Luân
(cựu thuộc cấp của Linh), Nguyễn Minh Tâm (cựu phó
chủ tịch UBND xã An Tây) và Đặng Văn Thọ (cựu cán
bộ địa chính xã An Tây) về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Hồng Khanh đã mua tổng cộng hơn
180.000 m² đất của bà Hiệp là tài sản thế chấp NH.
Quá trình điều tra cho thấy con gái của bà Hiệp có thế
chấp vay NH BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn và NH
NT&PTNT Thủ Đức 97.000 m² (đã được xử lý bán cho
ông Khanh và Kiên để thu hồi nợ). Diện tích còn lại là
gần 1.700 m² của bà này vẫn thuộc tài sản thế chấp tại NH
BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Khi làm thủ tục cấp đất cho Khanh và Kiên, do sai sót
của cán bộ đo vẽ địa chính là Nguyễn Thành Luân nên
hai phần đất của Khanh và Kiên chồng lấn lên nhau. Biết
rõ việc chồng lấn ranh đất nhưng Khanh và Kiên không
làm thủ tục yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết theo
quy định mà tự thỏa thuận điều chỉnh. Trong quá trình
điều chỉnh, Khanh và Kiên đã chiếm đoạt luôn gần 1.700
m² của con gái bà Hiệp (Khanh chiếm hơn 800 m², Kiên
chiếm đoạt hơn 800 m²)…
VŨ HỘI
Truy tố cựubí thưBếnCát vì “dính”đất
Cựu bí thư thị xã Bến Cát, BìnhDương “bắt tay” với giámđốc chi nhánhNH và chủ đất để mua tài sản đang thế chấp, làm thất thoát gần 36 tỉ đồng.
Khi xét xử vụ án hình sự quy định
tại Điều 5 của thông tư này, tòa án
phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Phòng xử án phải được bố trí
thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất
cho người dưới 18 tuổi…;
b) Thẩm phán mặc trang phục làm
việc hành chính của TAND (không
mặc áo choàng);
d) Đối với những vụ án có người bị
hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại
tìnhdục, bị bạohànhhoặc bịmuabán
thì tòa án phải xét xử kín…
(Trích Điều 7 Thông tư số 02/2018
của TAND Tối cao)
Tiêu điểm
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook