151-2019 - page 3

3
L.THOA- T.TUYỀN- T.LÂM
T
P.HCM đang tìm hướng
giải quyết “nỗi khổ” lâu
nay của các quận/huyện
là hỏi, xin ý kiếnmà sở/ngành
chậm, thậm chí không trả lời.
Trong đó có đề xuất: “Trong
vòng 15 ngày làm việc, nếu
cấp trên, sở/ngành không
trả lời thì coi như cơ quan
được hỏi đã đồng ý với nội
dung hỏi”.
Trước đề xuất này, chúng
tôi đã xuống các quận/huyện
để tìm hiểu thực tế.
Văn bản đi,
không thấy… về
ÔngNguyễnGiaThái Bình,
Phó Chủ tịch UBND quận
Bình Tân, cho biết vừa qua
quận đã nhiều lần gửi văn bản
hỏi Sở Xây dựng về phương
án tiến hành cưỡng chế với
40 trường hợp vi phạm trật
tự xây dựng ở quận. Lý do là
theo quy định, 40 công trình vi
phạm này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở nhưng Sở
đã ra quyết định cưỡng chế
mà không chịu ra phương án
cưỡng chế, phá dỡ. “Những
công trình này tồn tại từ năm
2018. Đến nay chúng tôi đã
hỏi và hỏi nhiều lần nhưng
vẫn phải chờ và chờ chưa biết
đến bao giờ mới có phương
án từ Sở Xây dựng để làm cơ
sở tổ chức thực hiện cưỡng
chế, phá dỡ công trình vi
phạm” - ông Bình nói.
Lãnh đạoUBNDquậnBình
Tân nhìn nhận công tác phối
hợp với các sở/ngành hiện
nay chủ yếu qua hình thức
gửi văn bản nên gặp nhiều
khó khăn. Do vậy, nhiều vụ
sở/ngành chậm phản hồi nên
kéo dài quá trình xử lý vụ việc
và có vụ thì quận không nhận
được văn bản trả lời.
Cũng theo ông Nguyễn Gia
Thái Bình, người dân ở một
“Trong năm 2018, quận đã
ba lần gửi kiến nghị nhưng
không có phản hồi trong khi
người dân ở chung cư giăng
băng rôn phản ứng…” - ông
Bình cho biết.
Cũng về công tác phối hợp
với các sở/ngành, ông Đặng
Nguyễn Thanh Minh, Chủ
tịch UBND quận Thủ Đức,
cho biết: “Có nhiều văn bản
quận Thủ Đức xin ý kiến
nhưng chưa được sở/ngành
TP có ý kiến phúc đáp đã gây
khó khăn cho quận trong quá
trình giải quyết các vụ việc”.
Điển hình, trong quá trình
thực hiện dự án kết nối từ
đường Phạm Văn Đồng đến
nút giao thông Gò Dưa - quốc
lộ 1, quận đã nhận 169 đơn
kiến nghị, phản ánh của người
dân với các vấn đề: Đề nghị
xem xét lại ranh giải tỏa của
dự án; không đồng ý đơn giá
đất bồi thường; không đồng ý
với phương thức bố trí tái định
cư bằng căn hộ chung cư…
Nhưng tất cả vấn đề này
cho đến nay các sở/ngành vẫn
chưa tham mưu cho UBND
nhanh hơn, tránh gây phiền
hà, nhũng nhiễu… “Tôi nghĩ
phải mạnh tay, dứt khoát thì
mới làm được” - ông Lắm
nói và cho rằng quy định
“15 ngày” đòi hỏi cấp trên,
cấp dưới phải nghiêm túc thì
mới thực hiện đồng bộ được.
Đối với Văn phòng UBND
TP, ông Lắm cho rằng khi
tiếp nhận đề xuất của các sở/
ngành, quận/huyện thì cũng
phải thông báo, còn không thì
coi như đồng ý với đề xuất đó.
Ởgóc độ từ cơ sở, theo lãnh
đạo quận Bình Tân, để thuận
lợi cho công tác xử lý công
việc ở địa phương, việc nào
có thể giao cho quận/huyện
chủ động thì TP nên giao;
sở/ngành chỉ hướng dẫn thủ
tục, tránh việc “cà kê” quá
lâu làm ảnh hưởng quyền
lợi người dân. Hoặc có hình
thức tăng tính trách nhiệmcủa
sở/ngành thông qua công tác
thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra,
có thể ứng dụng công nghệ
như lập group trên mạng để
truyền đạt, theo dõi, trao đổi
thông tin, tránh việc gì cũng
gửi văn bản giấy.
Không thể“ngâm”mãi
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
liên quan đến đề xuất 15 ngày,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong cho
biết hiện nay có tình trạng
chủ tịch quận này hỏi thì các
sở đùn đẩy nhau, làm cho
vụ việc kéo dài, giữa các cơ
quan nhà nước cũng còn có
tình trạng đó. “Nên tới đây
phải ra quy định như đề xuất
của Sở Nội vụ trình “15 ngày
không trả lời coi như đồng
ý”” - Chủ tịch Nguyễn Thành
Phong nói.
Tuy nhiên, ông Phong
cho biết ông đang xem lại
đề xuất này, bởi theo ông
mỗi loại thủ tục hành chính
có thời gian giải quyết theo
đúng quy trình. “Có những
loại thủ tục hành chính tôi
có thể xử lý trong ba ngày
nhưng cũng có những thủ
tục hơn 15 ngày. Giải quyết
thủ tục hành chính phải có
thời hạn chứ không thể vô
hạn, vấn đề ở chỗ anh phải
trả lời cho người ta biết thời
hạn giải quyết chứ không
thể “ngâm” mãi được” - ông
Phong nói và cho rằng trong
giao dịch giữa DN với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, giữa
các sở/ngành và quận/huyện
với nhau phải có thời gian
cụ thể, nếu giải quyết không
được phải trả lời cho người
dân, DN chứ không thể cứ
kéo dài mãi.•
Quận/huyện hỏi, sở/ngành
rề rà trả lời
số chung cư tại quận phản
ứng về việc để xe nhưng hỏi
thì Sở Xây dựng rề rà, gây
khó cho quận.
Cụ thể, tại chung cư Ehome
3 (phường An Lạc, quận
Bình Tân), cư dân phản ánh
việc khu để xe tạm không
đảm bảo phòng cháy chữa
cháy, để xe lấn vào khu vực
vui chơi của các bé… Quận
đã làm việc với chủ đầu tư,
đơn vị này khẳng định họ
làm đúng. Vì vậy, quận phải
xin ý kiến Sở Xây dựng để
có cơ sở trả lời cho cư dân,
tránh khiếu kiện đông người.
TP ban hành văn bản trả lời
nên các hộ dân dựa vào đó
không hợp tác, gây khó khăn
cho phía quận khi thực hiện
bồi thường, giải tỏa. “Đối với
các vụ việc liên quan đến các
dự án lớn… nếu phía quận
bồi thường, giải tỏa khi chưa
có văn bản phúc đáp của sở/
ngành, lỡ có sai sót sẽ ảnh
hưởng đến ngân sách, đến
quyền và trách nhiệm của
quận” - ông Minh nói.
Ngại đụng nên
không nói
Theo ông Trương Văn
Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ,
việc chậm trả lời, không trả
lời là tâm tư của cả quận/
huyện và sở/ngành. Họ ưu
tư, thắc mắc lắm nhưng khi
đứng trước hội nghị chính
thức thì không dám nói, vì
nói lại sợ đụng chạm. Chính
vì thế, Sở Nội vụ mới trình
đề xuất “15 ngày không trả
lời coi như đồng ý” với mong
muốn việc giải quyết các thủ
tục hành chính cho người dân
và doanh nghiệp (DN) được
Chủ tịch UBND TP.HCM:
Có hồ sơ lòng vòng một năm rưỡi
ÔngNguyễnThành Phong kểmột câu chuyện thực tế với
PV Pháp LuậtTP.HCMvề việc hồ sơDNbị“ngâm”. Cụ thể, một
DN gửi hồ sơ xin tham gia chương trình kích cầu. Trong khi
quy định về chuẩn DN được tham gia chương trình đã có,
các sở/ngành có thể trả lời ngay cho DN. Tuy nhiên, phải
mất 1,5 năm, hồ sơ chuyển lòng vòng qua các phòng, ban
cuối cùng mới trình lên chủ tịch UBND TP và thammưu trả
lời là không được.
“Nếuhồ sơ, chuẩnDNkhôngđúngquyđịnh thì trả lời ngay
cho người ta là không được. Đằng này cả năm trời mới trình
lên bàn tôi để ký cái quyết định không đồng ý. Đặt mình vào
hoàn cảnh đó mới thấy khổ, bức xúc lắm!”- ông Phong nói.
“Giải quyết thủ tục
hành chính phải có
thời hạn chứ không
thể vô hạn, phải
trả lời cho người
dân, DN biết thời
hạn giải quyết chứ
không thể “ngâm”
mãi được.”
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong
Nhiều văn bản được quận/huyện hỏi, xin ý kiến nhưng các sở/ngành chậmphúc đáp hoặc…quên luôn đã
gây khó khăn cho giải quyết vụ việc.
Hìnhsự triệt phágần1.200băngnhómtội phạm
Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu tiếp tục tấn công trấn ápmạnh tội phạm có tổ chức, các băng nhómhoạt động tín dụng đen, núp bóng doanh nghiệp...
Trong sáu tháng qua, lực lượng hình sự đã triệt phá 1.392
băng nhóm tội phạm; bắt, vận động đầu thú, thanh loại hơn
2.800 bị can truy nã. Báo cáo tổng kết của lực lượng cảnh
sát hình sự (CSHS) tại hội nghị ngày 4-7 cho biết như trên.
Cũng theo báo cáo, trong sáu tháng qua, CSHS đã phát
hiện, xử lý hơn 21.000 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ hơn
45.000 người (tỉ lệ điều tra, khám phá đạt 82,25%, tăng
2,75% so với cùng kỳ năm 2018); tỉ lệ điều tra, khám phá
án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt hơn 95%.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm biểu dương những
thành tích, kết quả công tác mà lực lượng CSHS đạt được
trong thời gian qua và đề nghị lực lượng CSHS toàn quốc
cần quán triệt, thực hiện tốt các chỉ đạo về giáo dục chính
trị tư tưởng, xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, trách
nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị. Nơi nào để
tình hình phức tạp không phát hiện, xử lý được thì người
đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Bộ trưởng nhấn mạnh phải thực hiện tốt quan điểm
phòng ngừa tội phạm và chủ động, tích cực tấn công trấn
áp tội phạm, quyết tâm thực hiện mục tiêu làm giảm ít
nhất 3% số vụ phạm pháp hình sự so với năm 2018.
Để làm được điều này, hình sự cần đặc biệt coi trọng và
làm tốt các mặt công tác nghiệp vụ, không để trùng giẫm
hoặc bỏ trống đối tượng, địa bàn; tiếp tục tấn công trấn áp
mạnh tội phạm có tổ chức, các băng nhóm hoạt động tín
dụng đen, các băng nhóm núp bóng doanh nghiệp...
Lực lượng CSHS cũng cần tăng cường nghiên cứu ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong đấu tranh chống tội phạm,
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,
tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân
trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giải quyết
kịp thời những vấn đề phức tạp nổi lên trên các tuyến và
địa bàn trọng điểm…
PV
Chủ tịchUBNDTPNguyễn Thành Phong khẳng định giải quyết thủ tục hành chính cho dân không thể
“ngâm”mãi được. Ảnhminh họa: LÊ THOA
Thời sự -
ThứBảy6-7-2019
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook