151-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy6-7-2019
ĐBSCL đang bị chìm
dần mỗi năm
ĐBSCL đang sụt lún 1,1-2,5 cm/nămdo nhiều nguyên nhân.
GIA TUỆ
N
guy cơ này vừa được các
chuyên gia, nhà khoa
học, lãnh đạo địa phương
vùng ĐBSCL và cơ quan quản
lý chuyên ngành đưa ra cảnh
báo tại hội nghị sơ kết hai năm
thực hiện Nghị quyết 120 về
phát triển ĐBSCL.
Khai thác dưới đất
quá mức
Các nhà khoa học cho rằng
do sụt lún, vùng ĐBSCL sẽ
đối mặt với nhiều hệ lụy như
mất đất tự nhiên, suy thoái và
ô nhiễm nguồn nước, công
trình hạ tầng hư hỏng, xói
mòn bờ biển, xâm nhập mặn
sâu hơn vào đất liền... Theo
kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng hiện nay thì tốc độ
sụt lún ở ĐBSCL có thể cao
hơn tốc độ nước biển dâng.
ĐBSCL đang chìm là thách
thức hiện hữu chứ không còn
là nguy cơ.
Bộ TN&MT đánh giá khai
thác nước dưới đất quá mức là
một nguyên nhân gây sụt lún
đất (tác động từ con người).
ĐBSCL là một trong các vùng
có tiềm năng nước dưới đất lớn
nhất Việt Nam, gồm bảy tầng
chứa nước chính, chiều sâu
phân bố từ vài chục mét đến
500-600 m.
TheothốngkêcủaBộTN&MT,
nếu chỉ tính tốc độ lún trên 10
cm tại vùng ĐBSCL giai đoạn
2005-2017 thì trung bình 1,85
cm/năm với 125 mốc lún, diện
tích lún gần 3.2.000 km
2
, phân
bổ ở nhiều tỉnh, thành.
Kết quả quan trắc mực nước
dưới đất tại vùng lún trên
10 cmchiều sâumực nước dưới
đất khoảng 12,17 m, trong khi
vùng lún 5-10 cm chiều sâu
mực nước là 9,6 m. Điều này
thấy rõ nguyên nhân sụt lún
và suy giảm nguồn nước dưới
đất do hoạt động khai thác quá
mức nguồn nước dưới đất của
con người.
GS Nguyễn KimĐan, Giám
đốc điều hành GIS HED - một
đơn vị nghiên cứu về vấn đề
sụt lún ở ĐBSCL, nhận xét:
“Có phải ĐBSCL đang có
nguy cơ “chết dần” nếu chúng
ta không chủ động thích ứng?
Bởi nước biển dâng, biến đổi
khí hậu ngày càng lớn, các đập
thủy điện trên dòng chính…
đang đe dọa sinh kế người
dân và sự phát triển bền vững
của vùng”.
Theo ông Đan, các nghiên
cứu khoa học cũng chỉ ra rằng
tốc độ sụt lún tại ĐBSCL tăng
sau khi chuyển đổi sang đất
sử dụng có yêu cầu khai thác
nước ngầm. Cần có đánh giá
tổng thể, tìm ra giải pháp để
tăng chống chịu cho đồng
bằng. Riêng nguyên nhân sụt
lún do yếu tố tự nhiên, theo
tính toán của các nhà khoa
học là đang có xu hướng
giảm dần cho đến khi đồng
bằng ổn định.
Cần giải pháp căn cơ
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ
tịch UBND tỉnh Cà Mau, đề
xuất: Trước mắt đề nghị trung
ương sớm triển khai đầu tư
xây dựng hệ thống cấp nước
ngọt vùng ĐBSCL để nhanh
chóng thay thế nguồn nước
ngầm đang bị khai thác quá
mức ở các đô thị trong vùng.
Khẩn trương quy hoạch và
đầu tư hạ tầng cung cấp nước
ngọt phục vụ sinh hoạt để đến
năm 2020 chấm dứt khai thác
nguồn nước ngầm theo chủ
trương của Chính phủ.
Theo ông Hải, trước mắt cần
đầu tư các hồ chứa nước mưa ở
các vùng phù hợp như UMinh
Thượng, UMinhHạ; đầu tưmở
rộng, nạo vét hệ thống kênh,
rạch trong các vùng nội đồng
để trữ nước mưa. Ngoài ra cần
có chương trình vận động và
hỗ trợ nhân dân vùng ven biển
chứa nước mưa quy mô hộ gia
đình. Về lâu dài, cần triển khai
hệ thống cung cấp nước ngọt
cho các tỉnh ĐBSCL từ nguồn
nước của sông Hậu…
Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục
trưởng Cục Quản lý tài nguyên
nước, Bộ TN&MT, cho biết có
nhiều nguyên nhân gây sụt lún
ở ĐBSCL như suy giảm phù
sa, hoạt động xây dựng công
trình tập trung, khai thác nước
dưới đất quá mức.
Tuy nhiên, theo ông Bẩy,
quy mô và tốc độ lún còn phụ
thuộc vào đặc điểm của từng
khu vực cụ thể. Có khu vực
khai thác nước dưới đất quá
mức nhưng không bị lún hoặc
lún ít hơn so với các khu vực
khai thác với mật độ nhỏ hơn;
có khu vực không khai thác
vẫn bị lún, thậm chí lún cao
hơn. Do vậy, vấn đề sụt lún
cần được tiếp tục nghiên cứu,
phân tích, đánh giá toàn diện
cho từng khu vực để có giải
pháp ứng phó phù hợp.•
Một góc Cần Thơ, thành phố trung tâmĐBSCL và là cửa ngõ hạ lưu sôngMekong. Ảnh: HỒNGHIẾU
Cà Mau hiện sụt lún khoảng
30 cm/năm
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết
nhu cầu khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất, sinh hoạt tại
tỉnh trung bình trên 150.000 m
3
/ngày đêm, dự báo đến năm
2020 tăng lên mức 230.000 m
3
/ngày đêm. Việc khai thác quá
mức nguồn nước ngầm dẫn đến tình trạng sụt lún, cạn kiệt, ô
nhiễm nguồn tài nguyên nước dưới đất.
Ông Hải cũng cho biết theo đánh giá sơ bộ trong kết quả
nghiên cứu giai đoạn 1 về sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau
do Viện Địa kỹ thuật Na Uy thực hiện, sự sụt lún đất ở tỉnh Cà
Mau trong vòng 15 nămqua ở nhiều nơi có thể 30-70 cm, bình
quân khoảng 1,9-2,8 cm/năm. Trong đó, riêng TP Cà Mau sụt
lún khoảng 30 cm trong 15 năm qua. Nếu tiếp tục gia tăng
khai thác nước ngầm thì trong vòng 25 năm tới, dự báo sụt
lún sẽ lên đến 90 cm. Do vậy, cùng với nước biển dâng do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu thì tỉ lệ diện tích bị ngập của tỉnh
Cà Mau càng lớn hơn.
40.000 tỉ đồng làm metro ga
Hà Nội - Hoàng Mai
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP
về việc đưa dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn
ga Hà Nội - Hoàng Mai vào danh mục dự án đầu tư
từ vốn vay của chính quyền địa phương (nguồn vay
ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài).
Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2021đến
2025 với tổng mức đầu tư hơn 40.576 tỉ đồng. Trong
đó, vay ODA dự kiến khoảng 34.296 tỉ đồng và vốn
đối ứng của ngân sách TP khoảng 6.280 tỉ đồng.
Về khả năng cân đối vốn, hiện nay Ngân hàng
ADB đã cam kết tài trợ 450 triệu USD. Tại đợt làm
việc về chương trình tài trợ cho Việt Nam giai đoạn
2020-2022 vào tháng 3 năm nay, ADB khẳng định
sẽ đưa dự án vào danh mục vay vốn của ngân hàng
nếu Hà Nội lựa chọn đầu tư dự án theo hình thức
đầu tư nước ngoài (ODA). Ngoài ra, các nhà tài trợ
khác như Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan
phát triển Pháp (AFD), chính phủ Pháp, WB cũng
bày tỏ quan tâm, tiếp tục tài trợ phần vốn ODA còn
lại của dự án.
Về nguồn vốn đối ứng khoảng 6.280 tỉ đồng, Hà
Nội dự kiến thu ngân sách giai đoạn 2021-2025 sẽ
đạt trung bình khoảng 353.000-358.000 tỉ đồng/năm,
đảm bảo bố trí đối ứng cho dự án.
Tuyến đường sắt số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng
Mai có điểm đầu tại quảng trường 1/5, điểm cuối
qua nút giao với cầu cạn Pháp Vân - Vành đai 3 (Sở
Thượng, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai). Hướng
tuyến đề xuất quy hoạch: Tuyến đi ngầm toàn bộ
theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông -
Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Bảy ga ngầm sẽ ở
Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động,
Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở, một khu depot diện
tích khoảng 10 ha phía sau, sát trạm bơm Yên Sở.
Diện tích cần giải phóng mặt bằng tổng cộng 11,34
ha, phần diện tích bị ảnh hưởng khoảng 24,83 ha.
T.AN
Đà Nẵng phân tích vì sao hàng loạt
dự án chậm tiến độ
Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng vừa có báo
cáo chuyên đề về tình hình thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn TP Đà Nẵng
từ tháng 1 đến tháng 5-2019 gửi Thành ủy Đà Nẵng.
Theo báo cáo, đối với 57 dự án nhóm I trước đây
đã cam kết hoàn thành đền bù giải tỏa năm 2018
nhưng đến tháng 5-2019 chỉ mới hoàn thành được
11 dự án. Trong khi đó, 90 dự án nhóm I năm 2019
(các dự án công trình thuộc danh mục trọng điểm,
động lực) thì đến tháng 5-2019 mới hoàn thành được
ba dự án.
Về nguyên nhân chậm trễ, báo cáo cho rằng bộ
máy nhân sự của các tổ chức thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn
các quận, huyện chưa thật sự ổn định, cần thời gian
để hoàn thiện; kinh phí đảm bảo hoạt động cho các
đơn vị còn nhiều khó khăn.
Ngoài ra, công tác GPMB của các ban GPMB chủ
yếu giải quyết các dự án tồn đọng, dở dang kéo dài
từ nhiều năm trước dẫn đến chênh lệch quá lớn về
giá đất, giá đền bù… Bên cạnh đó, quỹ đất tái định
cư không đủ bố trí nên các hộ bị giải tỏa không nhận
tiền, không chấp hành bàn giao mặt bằng và khiếu
nại, khiếu kiện kéo dài.
“Dẫn đến lãnh đạo UBND TP hoặc hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án phải liên tục
tổ chức tiếp công dân, họp giải quyết kiến nghị, tốn
rất nhiều thời gian” - báo cáo nêu.
Cũng theo Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng,
việc điều hành thực hiện dự án của Ban GPMB các
quận, huyện chưa quyết liệt, kế hoạch thực hiện
chưa cụ thể. Việc phân công viên chức tại các bộ
phận thiếu kiểm tra, đôn đốc dẫn đến hiệu quả công
việc chưa cao.
Trước báo cáo này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Trương Quang Nghĩa đề nghị TP cần tập trung chỉ
đạo đẩy mạnh công tác đền bù, GPMB; đánh giá
trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, chủ tịch
hội đồng GPMB; đôn đốc tiến độ các dự án động
lực, trọng điểm đã có chủ trương triển khai...
HOÀI AN
Nguyên nhân sụt
lún và suy giảm
nguồn nước dưới đất
là do hoạt động khai
thác quá mức nguồn
nước dưới đất của
con người.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook