176-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 5-8-2019
Họ đã nói
YẾNCHÂU-MINHCHUNG
T
háng 6-2013, chủ tịch UBND
tỉnh Bình Dương ra quyết định
thu hồi đất giao cho ĐH Quốc
gia TP.HCM. Cho rằng ĐH Quốc
gia đã chiếm đất của mình (đã có
sổ đỏ và giáp ranh khu ĐH Quốc
gia TP.HCM) nên bà Phạm Thị
Quỳnh Hoa (ngụ phường Đông
Hòa, thị xã Dĩ An) đã khởi kiện
cơ quan này ra tòa. Nhưng TAND
thị xã Dĩ An trả lại đơn kiện của
bà Hoa vì trong hồ sơ chưa có biên
bản hòa giải của UBND phường.
Phát sinh thêm vụ kiện
hành chính
Nhận lại hồ sơ, bàHoa đếnUBND
phườngĐôngHòa yêu cầu được hòa
giải thì nơi đây từ chối vì lý do…
không có chức năng giải quyết. Vì
thế bàHoa phải khởi kiện hành chính
đối với hành vi không hòa giải của
chủ tịch UBND phường Đông Hòa.
Bà yêu cầu vị chủ tịch này phải tổ
chức hòa giải theo luật định. Sau khi
tòa thụ lý vụ án hành chính thì hai
ngày sau, chủ tịch UBND phường
đã mời bà Hoa lên tổ chức hòa giải.
PGS-TSNguyễnThị HồngNhung
(Phó Trưởng khoa Luật, ĐH Kinh
tế - Luật TP.HCM) cho rằng từ vụ
việc của bà Hoa cho thấy việc hòa
giải tại cơ sở chưa chắc rút ngắn thời
gian giải quyết vụ án mà ngược lại
còn kéo theo hệ lụy phát sinh. Vì
nếu UBND cấp xã không tổ chức
hòa giải hoặc hòa giải không đúng
quy định trình tự… thì người dân
lại phải kiện thêm vụ án hành chính.
Chưa kể giả sử người dân thắng
kiện, tòa tuyên buộc chủ tịch UBND
cấp xã phải có nghĩa vụ hòa giải.
Người dân yêu cầu thi hành án
Bỏ hòa giải tại xã,
phường với tranh
chấp đất đai?
Thủ tục hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai hiệu quả
không cao, cònmang tính hình thức và làmphát sinh
nhiều hệ quả pháp lý.
VKSND TP Tuy Hòa, Phú Yên vừa kháng nghị phúc
thẩm bản án của TAND cùng cấp xử bị cáo Hồ Văn Lâu
(SN 1984) về tội tổ chức đánh bạc theo hướng tăng hình
phạt đối với bị cáo.
Theo hồ sơ, trong thời gian diễn ra vòng chung kết giải
bóng đá World Cup 2018, bị cáo vào Bến xe Miền Đông,
TP.HCM gặp một người tên Thế (không rõ họ tên, địa chỉ)
mua một tài khoản cá độ bóng đá tại địa chỉ
.
com trên mạng Internet với số tiền 5 triệu đồng. Lâu đăng
nhập tài khoản này lấy tỉ lệ và tổ chức cá độ ăn thua bằng
tiền trên cơ sở kết quả các trận đấu.
Tháng 7-2018, Lâu đến TP Tuy Hòa xem truyền hình
trực tiếp các trận đấu. Bị cáo sử dụng máy tính xách tay
kết nối mạng Internet để tổ chức đánh bạc và đánh bạc
dưới hình thức cá độ được thua bằng tiền dựa theo kết
quả các trận đấu. Trận đấu giữa đội tuyển Thụy Sĩ gặp
đội tuyển Thụy Điển có 14 người tham gia cá độ với Lâu,
tổng số tiền hơn 39,8 triệu đồng. Trận đấu giữa đội tuyển
Anh và đội tuyển Colombia có bốn người tham gia cá độ
với Lâu, tổng số tiền 5,8 triệu đồng.
Xử sơ thẩm, TAND TP Tuy Hòa tuyên phạt bị cáo Lâu
hai tháng 25 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) và phạt bị
cáo 20 triệu đồng về tội đánh bạc. Tòa còn tuyên phạt bốn
đồng phạm của Lâu mỗi bị cáo 20 triệu đồng về tội đánh
bạc.
Theo VKSND TP Tuy Hòa, việc tòa tuyên phạt Lâu
hai tháng 25 ngày tù là sai lầm nghiêm trọng vì khoản 1
Điều 38 BLHS quy định: “…Tù có thời hạn đối với người
phạm tội có mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là
20 năm…”. Như vậy, việc tòa tuyên phạt bị cáo dưới ba
tháng tù là không đúng.
Cạnh đó, bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về hai tội,
trong đó tội tổ chức đánh bạc theo điểm c khoản 2 Điều
322 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng, có khung hình
phạt tù từ năm năm đến 10 năm. Mặc dù bị cáo có hai
tình tiết giảm nhẹ và đủ điều kiện để được hưởng mức án
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề, mà khung hình phạt liền kề tại
khoản 1 Điều 322 BLHS có mức phạt tù từ một năm đến
năm năm. Do đó mức án của cấp sơ thẩm là không tương
xứng, quá nhẹ.
HỒNG NGUYỄN
Một buổi hòa giải ở Trung tâmhòa giải - đối thoại tại TANDquậnHải Châu, TPĐàNẵng.
Ảnh: TÂMAN
Loại tranh chấp đất đai nào bắt buộc
phải hòa giải ở xã
Tranh chấp về đất đai, hay còn gọi là tranh chấp quyền sử dụng đất,
rất đa dạng như tranh chấp đòi lại đất, tranh chấp ranh giới đất giữa các
bất động sản liền kề, tranh chấp tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp
đồng giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất, tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn…
Hiện nay, theo Điều 202 Luật Đất đai và Điều 3 Nghị quyết 04/2017 của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (hướng dẫn khoản 1 và khoản 3 Điều
192 BLTTDS 2015) thì chỉ những tranh chấp về quyền sử dụng đất mới
bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
ThS
HOÀNG THỊ BIÊN THÙY
Giao cho trung tâm
hòa giải, đối thoại
Việc hòa giải ở trung tâm hòa giải,
đối thoại thuộc TAND nên được xem
là sự lựa chọn tự nguyện của đương
sự, với những lợi ích ưu việt hơn việc
đưa ra xét xử tại tòa án: thời gian, thủ
tục, chi phí đơngiảnhơn và ít tốn kém
hơn. Việc công nhận kết quả hòa giải
thành tại trung tâm này cũng mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực.
PGS-TS
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
Luật chỉ nên quy định
khuyến khích các bên tự
hòa giải hoặc có thể yêu
cầu UBND cấp xã nơi có
đất hòa giải.
nhưng chủ tịch UBND xã không
tự nguyện thi hành thì sao, ai có
quyền cưỡng chế? Điều đó cho
thấy người dân đã vất vả với tranh
chấp đất đai còn phải khởi kiện
hành chính. Vì vậy, việc hòa giải
bắt buộc trước khi khởi kiện ra tòa
án là không cần thiết, làm kéo dài
thời gian giải quyết.
Chất lượng hòa giải
ra sao?
Luật sư (LS) Lê DoãnTuấn (Đoàn
LS TP.HCM) cho biết qua nhiều lần
tham dự buổi hòa giải, tuy thành
phần đầy đủ nhưng thực chất chỉ
có cán bộ địa chính ngồi ghi biên
bản hoặc có thêm phó chủ tịch phụ
trách mảng nhà, đất tham dự. Cán
bộ giải thích sơ sài và đưa ra hướng
giải quyết theo kiểu “tình làng nghĩa
xóm” rồi ghi nhận ý kiến của các
bên, cuối biên bản ghi thêm ý kiến
các thành viên hòa giải (nếu có).
“Với tính chất và cách thức như
vậy, tôi nhận thấy việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại cơ sở chỉ là
hình thức, không mang lại hiệu quả
cao” - LS Tuấn nói.
Theo ThS Hoàng Thị Biên Thùy
(Trường ĐH Luật TP.HCM), hòa
giải không phải là giải quyết tranh
chấp đất đai. Bản chất của thủ tục
hòa giải là làm trung gian để các bên
tranh chấp gặp nhau, cùng thương
lượng trên cơ sở các phân tích của
hội đồng hòa giải. Tuy nhiên, những
mâu thuẫn về đất đai thường phức
tạp và mang tính kinh tế nên không
dễ để các bên nhượng bộ. Mặt khác,
kết quả hòa giải không phải là quyết
định giải quyết tranh chấp mà hội
đồng hòa giải sẽ lập biên bản ghi
nhận diễn biến và kết quả của quá
trình thương lượng.
Luật gia Nguyễn Văn Thành (Ủy
viên thường trực Hội Luật gia quận
10) phân tích thêm: Biên bản hòa
giải không có giá trị ràng buộc thi
hành đối với các bên tranh chấp.
Điều 88 Nghị định 43/2014 quy
định ngay cả khi đã lập biên bản
hòa giải thành thì trong thời hạn 10
ngày, nếu các bên có ý kiến bằng
văn bản về nội dung khác với nội
dung đã thống nhất trong biên bản
hòa giải thành thì chủ tịch UBND
cấp xã tổ chức lại cuộc họp. Lúc
này, hội đồng hòa giải phải họp lại
để xem xét, giải quyết đối với ý
kiến bổ sung và phải lập biên bản
hòa giải thành hoặc không thành.
Tức là dù ban đầu hòa giải thành
nhưng sau đó đương sự thay đổi ý
kiến thì phải hòa giải lại và kết quả
vẫn có thể là không thành. Lúc này
việc hòa giải lặp đi lặp lại, tốn công
sức và mất nhiều thời gian.
Nên bỏ quy định buộc
phải hòa giải ở xã
ThS Thùy và LS Tuấn đều cho
rằng cần sửa đổi quy định về hòa
giải đất đai theo hai hướng.
Thứ nhất, không nên quy định đây
là thủ tục bắt buộc vì không những
không đạt mục đích hàn gắn, giảm
tải cho tòa án mà nó còn làm phức
tạp hóa quá trình giải quyết tranh
chấp. Mặt khác, Điều 203 Luật Đất
đai, Điều 89, 90 Nghị định 43/2014
đều quy định các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất
đai luôn phải thực hiện thủ tục hòa
giải. Vì vậy, luật chỉ nên quy định
khuyến khích các bên tự hòa giải
hoặc có thể yêu cầu UBND cấp xã
hòa giải, nếu các bên không có nhu
cầu thì cứ khởi kiện thẳng ra tòa.
Thứ hai, nên giao việc hòa giải
trong tranh chấp đất đai cho trung
tâm hòa giải - đối thoại tại tòa. Mặc
dù hiện nay các trung tâm đối thoại,
hòa giải mới chỉ thí điểm nhưng qua
sơ kết đã đem lại những hiệu quả
thiết thực. Đặc biệt, các hòa giải
viên, đối thoại viên được ưu tiên
lựa chọn từ các thẩm phán, kiểm
sát viên, điều tra viên, chuyên viên
pháp lý... đã về hưu. Ngoài ra, các
LS, luật gia, hội thẩm nhân dân
hoặc những người có kiến thức
pháp luật, có kinh nghiệm trong hòa
giải, đối thoại, có uy tín trong cộng
đồng… nên việc hòa giải mang lại
hiệu quả cao.
Cạnh đó, việc này còn khắc phục
nhược điểm của hòa giải tại cơ sở,
tức là sau khi hòa giải thành tại trung
tâm, nếu các đương sự đề nghị công
nhận thì tòa sẽ cử thẩm phán ký vào
biên bản hòa giải thành và ra quyết
định công nhận. Quyết định công
nhận hòa giải thành này sẽ không
bị kháng cáo, kháng nghị, khả năng
thực thi có giá trị như bản án có hiệu
lực của tòa. Điều này tránh trường
hợp một trong các bên sau đó thay
đổi nội dung hòa giải, buộc bên còn
lại phải khởi kiện từ đầu.•
Tòabị “tuýt còi” vì xửquánhẹ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook