176-2019 - page 9

9
Đề xuất thu phí trạm T2 bằng
công nghệ mới
VIẾT LONG
N
gày 4-8, lãnh đạo Tổng
cục Đường bộViệt Nam
xác nhận vừa có văn bản
đề xuất Bộ GTVT phương án
xử lý bất cập trạm thu phí T2
(Cần Thơ) trên quốc lộ (QL)
91. Theo đó, đơn vị này đề
xuất hai phương án để xử lý
vướng mắc trạm thu phí T2.
Dời trạm: Tốn kém,
tăng thời gian thu phí
Cụ thể, phương án 1: Di dời
trạm T2 về phía TP Cần Thơ
qua ngã ba Lộ Tẻ (giao QL80
với QL91) tại vị trí khoảng
Km 49+200 QL91 (xe qua lại
đoạnAnGiang - cầuVàmCống
không phải qua trạm thu phí
T2). Theo đánh giá của Tổng
cục Đường bộ, ưu điểm của
phương án này là sẽ giải quyết
căn bản kiến nghị của Hiệp hội
Vận tải An Giang và các chủ
phương tiện lưu thông theo
hướng đi từ QL80 (hướng từ
tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp)
qua trạmT2 về tỉnhAn Giang
và ngược lại.
Tuy nhiên, nhược điểm của
phương án này là sẽ tạo dư luận
không tốt, tạo tiền lệ xấu, ảnh
hưởng đến tình hình chung của
các dự án BOT trong cả nước
và ảnh hưởng đến chủ trương
của Đảng và Nhà nước về kêu
gọi nguồn lực xã hội hóa đầu
tư. Đồng thời phương án này
cũng phát sinh chi phí xây trạm
mới khoảng 38 tỉ đồng và thời
gian giải phóng mặt bằng mất
hơn một năm.
“Trên cơ sở phân tích dòng
phương tiện các hướng xe lưu
thông qua cầu VàmCống, cập
nhật các chỉ tiêu tài chính đến
thời điểm hiện tại, thời gian
thu phí hoàn vốn dự kiến 32
năm bảy tháng (tăng hơn chín
năm - PV)” - Tổng cục Đường
bộ cho biết.
Phương án 2: Giữ nguyên
trạm thu phí T2, ưu điểm của
phương án này là tổ chức thu
phí lại ngay tại trạm T2, thời
gian thu phí không bị kéo dài,
không gây lãng phí sau khi
tuyến tránhTPLongXuyên dự
kiến hoàn thành, đưa vào vận
hành khai thác năm 2022. Các
phương tiện qua khu vực sẽ có
sự lựa chọn không qua trạm
thu phí T2. Tuy nhiên, nhược
điểmcủa phương án này là chủ
các phương tiện đi theo hướng
từ QL80 (hướng từ tỉnh Kiên
Giang, Đồng Tháp) qua trạm
thu phí T2 về tỉnh An Giang
và ngược lại, nhất là đối với
các phương tiện không nằm
trong diện được miễn, giảm
giá dịch vụ sử dụng khoảng
1,2 kmnhưng phải trả tiền dịch
vụ cho cả dự án, có thể không
đồng tình dẫn đến phản đối.
Nhà đầu tư đề xuất
phương án 3
Qua phân tích các ưu, nhược
điểm, Tổng cục Đường bộViệt
Nam đề xuất Bộ GTVT chủ trì
làmviệc với các ngân hàng cho
nhà đầu tư điều chỉnh lại cơ
cấu trả nợ gốc và giữ nguyên
nhóm nợ cho nhà đầu tư. Khi
đó, dự án chỉ tổ chức thu phí
hoàn vốn tại trạm thu phí T1
(Km16+905) đến khi dự án
tuyến tránh TP Long Xuyên
hoàn thành, đưa vào sử dụng,
các phương tiện qua khu vực
sẽ có sự lựa chọn, không phải
qua trạm thu phí T2.
“Khi đó sẽ tổ chức thu phí
tại trạm thu phí T2 để hoàn
vốn cho dự án. Đồng thời có
giải pháp đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án tuyến tránh
TP Long Xuyên để sớm hoàn
thành, đưa vào khai thác…” -
Tổng cục Đường bộViệt Nam
nêu đề xuất.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về hai đề xuất trên,
ôngNguyễnVănHuyện, Tổng
cục trưởngTổng cụcĐường bộ
Việt Nam, cho biết Bộ GTVT
vẫn đang tính toán, lựa chọn
phương án phù hợp để đảm
bảo hài hòa lợi ích cho người
dân, Nhà nước và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo
Tổng cục Đường bộViệt Nam,
hiện nhà đầu tư đang đưa ra
phương án khác. Đó là nhà đầu
tư sẽ bổ sung hệ thống camera
giám sát luồng phương tiện
qua trạm bằng công nghệ: “Cụ
thể, phương tiện nào di chuyển
300 m (hướng QL80 - PV) sẽ
được camera chụp ảnh truyền
về hệ thốngmáy chủ. Cùng với
đó, tại khu vực thu phí sẽ có
làn riêng cho các phương tiện
này, khi xe đi vào hệ thống sẽ
nhận diện và mở barie cho các
phương tiện trên. Nếu phát
hiện xe nào gian dối, barie sẽ
tự đóng lại…”.
Lãnh đạo Tổng cục Đường
bộ Việt Nam đánh giá phương
án trên của chủ đầu tư cũng
hợp lý. Tuy nhiên, chủ đầu tư
phải sớm xây dựng phương
án cụ thể để trình Bộ GTVT
xem xét, giải quyết nhằm đảm
bảo công bằng cho người dân.
Liên quan đến dự án này,
Bộ GTVT cho biết Thủ tướng
Chính phủ đã chấp thuận chủ
trương bổ sung đầu tư tuyến
tránhLongXuyên, Bộ đang chỉ
đạo các cơ quan khẩn trương
thực hiện, dự kiến hoàn thành
năm 2022.
Sau khi dự án tuyến tránhTP
Long Xuyên được đầu tư và
đưa vào sử dụng, các phương
tiện qua khu vực không phải
qua trạm thu phí T2 trước đây
và sẽ giải quyết triệt để các bất
cập tại trạm T2 trên QL91…•
Tổng cục Đường bộ Việt Namđề xuất dừng thu phí trạmT2 đến khi hoàn thành tuyến tránh TP Long Xuyên,
trong khi đó nhà đầu tư đề xuất phương án khác…
Khi tuyến tránh TP
Long Xuyên được
đưa vào sử dụng,
các phương tiện qua
khu vực không phải
qua trạm T2 sẽ giải
quyết triệt để các bất
cập tại trạm T2 trên
QL91…
- Một ngày sau khi cầu Vàm Cống vượt
sông Hậu chính thức khánh thành (ngày 19-
5), khu vực trạm thu phí BOT T2 trên QL91
(thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) bắt đầu
xuất hiện một số tài xế dừng xe phản đối,
không đồng ý mua vé qua trạm.
- Ngày 23-5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam
đã có cuộc họp với các sở GTVT TP Cần Thơ,
An Giang và Đồng Tháp tìm giải pháp tháo
gỡ vướng mắc tại trạm thu phí T2.
- Chiều 25-5, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ
đã chỉ đạo chủ đầu tư tiến hành xả trạm T2
trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 25-5.
- Từ ngày 25 đến 27-5, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam giao Cục Quản lý đường bộ IV tổ
chức kiểm tra, xác định lưu lượng phương
tiện lưu thông trên phạm vi của dự án để có
cơ sở tính toán miễn, giảm.
- Ngày 3-6, Bộ GTVT chính thức đưa ra
hai phương án giải quyết vướng mắc trạm
T2. Theo đó, phương án 1: Mở rộng diện
miễn, giảm giá vé qua trạm T2 cho phương
tiện của người dân khu vực An Giang, Đồng
Tháp quanh trạm thu phí với bán kính 8-10
km (như đang áp dụng với phương tiện
của người dân Cần Thơ). Phương án 2: Tính
toán có thể di dời trạm T2 lùi về phía cầu
Vàm Cống khoảng 500 m (xe qua lại đoạn
An Giang - cầu Vàm Cống không phải qua
trạm thu phí T2).
Rắc rối kéo dài ở trạm thu phí T2
Trạmthu phí T2 trên quốc lộ 91. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Phó thủ tướng chỉ đạo xử lý
xe dù, bến cóc
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, vừa yêu cầu các bộ
Công an, GTVT và chủ tịch UBND tỉnh, TP Hà Nội, Quảng
Ninh xem xét đơn kiến nghị của doanh nghiệp (DN) về tình
trạng xe dù, bến cóc.
Trước đó, ngày 22-7, một số DN vận tải tỉnh Quảng
Ninh có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ phản
ánh về tình trạng xe dù, bến cóc, xe kinh doanh vận tải
không đúng quy định trên tuyến đường Hà Nội - Quảng
Ninh. Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ Công
an, GTVT và chủ tịch UBND tỉnh, TP Hà Nội, Quảng
Ninh xem xét đơn kiến nghị của các DN nêu trên, nếu
đúng phải có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật. Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp
chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn
theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công
điện số 242/CĐ-TTg ngày 5-2-2016.
L.THY
Khách du lịch Hàn Quốc, Thái Lan
đến Việt Nam ngày càng nhiều
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam
trong tháng 7 đã tăng trở lại so với tháng trước, đạt hơn 1,3
triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó, khách đến từ châu Á tăng 12%, từ châu Âu tăng 5%, từ
châu Mỹ tăng 13%, từ châu Phi tăng 6%, trong khi châu Úc
lại giảm.
Trong bảy tháng năm 2019, khách đến từ châu Á đạt
7,6 triệu lượt người, chiếm 78% tổng số khách du lịch đến
nước ta. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt 2,9 triệu
lượt người nhưng lại giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan
tăng mạnh. Cụ thể, khách Hàn Quốc tới Việt Nam đạt hơn
2,4 triệu lượt người, tăng 22%; Nhật Bản 524.000 lượt
người, tăng 13%; Đài Loan 517.000 lượt người, tăng 28%;
Thái Lan 227.000 lượt người, tăng tới 48% so với cùng kỳ
năm ngoái.
Tính chung bảy tháng năm nay, khách quốc tế đến nước
ta ước tính đạt 9,8 triệu lượt người, tăng 8% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không
đạt 7,7 triệu lượt người, tăng 5%; bằng đường bộ đạt 1,9
triệu lượt người, tăng 25%; bằng đường biển chỉ có 157.600
lượt người, giảm 11,3%.
QUANG HUY
Việt Namthu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế tới du lịch.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook