179-2019 - page 18

14
Bạn đọc -
ThứNăm8-8-2019
Ý kiến bạn đọc
20% tín chỉ CTCLC
phải được dạy bằng
tiếng Anh
Điều12Thôngtư23/2014củaBộ
GD&ĐTquyđịnhviệc tổ chức đào
tạoCTCLCphảiđảmbảocóítnhất
20%số tínchỉ cáchọcphần thuộc
khốikiếnthứccơsởngành,ngành
và chuyên ngành được dạy bằng
ngôn ngữ của chương trình đào
đạonướcngoàihoặctiếngAnh…
Thôngtưnóitrêncũngquyđịnh
việc thay đổi trong quá trình đào
tạo, nếu SVCTCLCkhôngđủđiều
kiện để tiếp tục học tập CTCLC
theo quy định của cơ sở đào tạo
thì phải chuyển sanghọc chương
trìnhđào tạođại tràhoặc thôi học
theo quy định của cơ sở đào tạo.
đại trà chỉ có khoảng 8 triệu đồng.
“Em thấy CTCLC cũng giống lớp
đại trà và emmuốn xin xuống lớp đại
trà cũng không được. Giờ thì đóng
học phí cao chỉ để được dịch vụ cao
em không thích” - SVMH cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, một giảng
viên dạy CTCLCTrường ĐH Công
nghiệp TP.HCM cho biết trước đây
nhà trường thực hiện giảng dạy
CTCLC theo Thông tư 23/2014 của
Bộ GD&ĐT, trong đó việc giảng
dạy bằng tiếng Anh và thi cử bằng
tiếng Anh luôn được thực hiện tốt.
Tuy nhiên, đến khóa 13 thì ngưng
và chuyển sang dạy bằng tiếngViệt.
“Tôi có trực tiếp tham gia giảng
dạyCTCLCngay từ những ngày đầu
trường tuyển sinh.Với việc giảng dạy
bằng tiếng Anh, các SV có thể tiếp
cận giáo trình, sách vở, kiến thức
hiện đại và sau này ra trường làm
việc tại các ngân hàng, công ty nước
ngoài rất thuận tiện. Tuy nhiên, từ
khóa 13 trở đi, lớp CTCLC trường
lại chuyển sang dạy bằng tiếngViệt,
điều này tôi rất tiếc. Theo tôi, việc
đào tạo các em bằng tiếng Anh rất
có ích, nó đáp ứng cho quá trình hội
nhập. Hiện nay trường thu tiền các
em là thu tiền chất lượng cao nhưng
lại giảng dạy giống các lớp đại trà
thì thiệt thòi cho các em. Làm như
thế khóa học CTCLC không còn ý
nghĩa của chất lượng cao mà giống
như dịch vụ cao vậy” - giảng viên
này băn khoăn.
Sinh viên yếu tiếng Anh
nên chuyển sang dạy
tiếng Việt
Lý giải vì sao CTCLC từ giảng
dạy bằng tiếng Anh chuyển sang
tiếng Việt, PGS-TS Lê Văn Tán,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công
nghiệpTP.HCM, cho biết những SV
theo học CTCLC được chăm sóc rất
kỹ. Cụ thể, hằng nămnhà trường đều
tổ chức họp với các SV, giám thị để
nghe những đánh giá, góp ý của các
em trong quá trình đào tạo. Về chất
lượng đào tạo thì trường bám theo
tiêu chí giảng dạy của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, về cơ sở vật chất và điều
kiện học tập của các SVđược trang bị
với máy móc, thiết bị hiện đại nhất.
“Đúng là trước đây trường tổ chức
giảng dạy bằng tiếng Anh đối với
các em học CTCLC nhưng một số
năm gần đây trường nhận thấy việc
giảng dạy bằng tiếng Anh chưa ổn.
Chưa ổn ở đây là vì một số em vẫn
không theo kịp giáo trình bằng tiếng
Anh. Qua thăm dò ý kiến thì trường
quyết định thay đổi cách dạy tiếng
NGUYỄNHIỀN
P
hản ánh đến
Pháp Luậ t
TP.HCM
, một số sinh viên
(SV) đang theo học chương
trình chất lượng cao (CTCLC) khóa
13 của Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM cho biết các lớp được đào
tạo CTCLC của những khóa trước
thì các môn chuyên ngành được
giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng
từ khóa 13 lại dạy toàn tiếng Việt.
Thất vọng khi trường
chuyển sang học tiếng Việt
EmTP, SVkhóa 13 đang theo học
CTCLC ngành tài chính ngân hàng
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM,
cho biết: “Ngay từ đầu em nghe nói
khi học CTCLC sẽ được học bằng
tiếng Anh và giáo trình bằng tiếng
Anh nên em mới đăng ký học. Giờ
học đến những môn chuyên ngành
cũng không thấy dạy bằng tiếngAnh.
Khóa 13 của tụi em thì chương trình
học cũng gần giống các lớp đại trà,
chỉ khác về cơ sở vật chất như lớp
ít SV hơn, phòng học có máy lạnh”.
Tương tự, em MH, là SV khóa
13 đang theo học CTCLC ngành
kỹ thuật, chia sẻ: Ban đầu khi quyết
định theo học CTCLC em cũng đã
được tư vấn về chương trình. Theo
đó, nếu em theo học CTCLC sẽ được
nâng cao trình độ ngoại ngữ, được
học giáo trình bằng tiếngAnh, được
trường tạo điều kiện tối đa về việc
làm khi ra trường. Em nghe rất thích
nên đã thuyết phục gia đình đầu tư
cho mình để theo học chương trình
này. Tuy nhiên, trên thực tế các em
không được đào tạo bằng tiếngAnh
mà chương trình cũng đào tạo như
các lớp đại trà. Trong khi đó, các SV
lớp CTCLC phải đóng học phí một
học kỳ hơn 16 triệu đồng, còn lớp
Đào tạo chất lượng cao nhưng
dạy bằng tiếng Việt
Đóng học phí cao gần gấp đôi so với các sinh viên học lớp đại trà nhưng lại không được đào tạo nâng cao
như tên gọi “chương trình chất lượng cao”.
Anh bằng tiếng Việt và trình chiếu
Powerpoint bằng tiếng Anh để phù
hợp hơn và giúp các em dễ tiếp thu
hơn. Ngoài ra, trường tăng thêmkhóa
CTCLC 10 chứng chỉ tiếng Anh để
các em nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Đây là cách tính toán tốt nhất của nhà
trường, vừa nâng cao chất lượng theo
chiều sâu, vừa giúp các em dễ tiếp
thu hơn” - PGS-TS Lê Văn Tán nói.
Cũng theo PGS-TS Lê Văn Tán,
việc chuyển đổi này trường có đăng
lên thông tin tuyển sinh chứ không
tự ý thực hiện. Hơn nữa, trong các
cuộc họp giữa nhà trường với SV thì
trường không nghe các em trao đổi
hay phàn nàn về vấn đề giảng dạy
bằng tiếng Việt. Với những thông
tin phản ánh này, trường sẽ lưu ý
và có sự đánh giá, trao đổi thêm.
Giải thích vì sao không cho SV
lớp CTCLC chuyển sang lớp đại
trà, PGS-TS Lê Văn Tán cho biết
việc này do liên quan đến cân đối
ngân sách của trường.•
“Em thấy CTCLC cũng
giống như lớp đại trà
và emmuốn xin xuống
lớp đại trà cũng không
được” - sinh viên MH.
Những ngày qua, báo chí, dư luận xã hội trong nước và cả quốc
tế hết sức bất bình về việc ông Oki Toshiyuki, một du khách người
Nhật bị lái xe xích lô chặt chém 2,9 triệu đồng cho cuốc xích lô
từ chợ Bến Thành về khách sạn Liberty Central Saigon Riverside.
Quãng đường chỉ 1,6 km, giá bình thường khoảng 30.000 đồng
đổ lại. Lái xe xích lô đã theo ôngOki suốtmột quãng đường này để
nài nỉ ông cụ thuê xe. Cảm kích trước sự tận tình của người chạy
xích lô, vị du khách Nhật này đã trả 500.000 đồng, gấp 17 lần giá
cước bình thường nhưng người lái xe vẫn không chấp nhận và
đòi thêm tiền.
Đáng lẽ ông Oki hoàn toàn có thể từ chối việc này nhưng ông
lại rất hào hiệp khi đồng ý trả thêm tiền. Thế nhưng nhân lúc ông
cụ đang loay hoay mở ví tiền thì người chạy xích lô đã cho tay
vào ví của ông và nhanh chóng lấy tiền trong ví với tổng số tiền
2,9 triệu đồng. Dù rất ngỡ ngàng, ông vẫn vui vẻ, không trách cứ
người chạy xích lômànhận lỗi “Là tại tôi khônghỏi giá trước”. Cách
hành xử bao dung không chỉ thể hiện tình cảm tốt đẹp của ông
dành cho Việt Nam mà còn toát lên những phẩm chất tuyệt vời
của người Nhật, rất đáng để mọi người suy nghĩ và nhìn lại mình.
Cámơn và nể phục ông bao nhiêu, tôi lại trách và giận người chạy
xích lô bấy nhiều.
Phải gọi đích danh hành vi trên của lái xe xích lô là ăn cướp chứ
không phải chặt chém trong dấu ngoặc kép. Chặt chém chỉ là đòi
thêm tiền, giỏi lắm gấp vài lần giá bán. Đằng này, lái xe đã tự tay
vét sạch túi tiền của cụ ông Oki, số tiền gấp 100 lần giá cuốc xe thì
không thể gọi là chặt chém được nữa. Rất may, chỉ vài ngày sau
sự cố, công an đã tìm ra tên tuổi, nhân thân và địa chỉ của người
lái xích lô để bảo vệ quyền lợi cho ông cụ Oki.
Chuyện sai phạm của người lái xích lô đã có cơ quan pháp luật
xử lý. Hơn hết, vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm là xử lý thế
nào để những vấn nạn trên không tái diễn. Nạn chặt chém xảy ra
khá thường xuyên và nhiều nơi ở Việt Nam. Phải chăng luật pháp
chưa đủ sức răn đe nên cứ tái phạm dài dài? Chặt chém du khách
thì phạt vài triệu, rồi đâu lại vào đấy. Mức phạt này là chưa đủ tính
răn đe các đối tượng xấu. Theo tôi cần phải tăngmức chế tài, mức
phạt gấp100 lần tiền chênh lệch, khoản lợi bất chính thuđược, nếu
là tổ chức vi phạm thì cần rút giấy phép từ ngắn hạn đến vĩnh viễn
tùy mức độ vi phạm thì mới mong dẹp được vấn nạn chặt chém.
Thêmvào đó, cần những liều thuốc đặc trị cho cả người vi phạm.
Xích lô là một loại phương tiện rất đặc trưng của Việt Nammà du
khách quốc tế rất thích. Có lẽ đã đến lúc xích lô cũng cần đăng ký
hànhnghề, cóbảngsốvànhân thânngười sửdụng. ĐãcóGrabBike,
GrabCar,saochưacóGrabBedicab(mộtứngdụngxíchlôtrựctuyến)?
Sáng 7-8, Sở Du lịch TP.HCMđã tổ chức trao thư xin lỗi của lái xe
PhạmVăn Dũng và tặng cặp vé khứ hồi đến cụ ông Oki Toshiyuki,
thông qua người thân của ông. Đây là một việc làm đúng đắn
nhưng chưa đủ. Các nhà quản lý về du lịch không thể cứ mãi rút
kinhnghiệmtừ sau những vụ việc và để điểmtrừ cứ được cộng dồn
trong mắt bạn bè quốc tế. Thiết nghĩ đại diện thành phố nên đến
gặp con trai ôngOki để nhận lỗi, gửi lời xin lỗi vàmời ông quay trở
lại Việt Nam để chuộc lỗi. Là người độ lượng và thông minh, ông
Oki sẽ hiểu thêm nhiều điều mà những người Việt tử tế đang làm
để khắc phục những thiếu sót trong quản lý.
Đây chính là cứu cánh cho nền du lịch của TP.HCM sau vụ việc
này. Tôi tin với sự khắc phục kịp thời của chínhquyền, nhữngngười
như ông Oki sẽ là đại sứ ấn tượng của du lịch Việt Nam.
NGUYỄNVĂN MỸ
, Chủ tịch Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt
Cuốc xích lô2,9 triệuđồngvàphảnứngnhanh củaTP.HCM
Với sự khắc phục kịp thời của chính quyền, những người như ông Oki sẽ là đại sứ ấn tượng của du lịch Việt Nam.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook