182-2019 - page 15

15
Thể thao -
ThứHai 12-8-2019
Xâu chuỗi các sự cố của bóng đá Thái Lan
cấp độ các đội tuyển thời gian qua thật đáng
báo động:
• U-23 Thái Lan thua U-23 Việt Nam 0-4 ở
vòng loại châu Á, trong đó Suphachai dùng
“đònboxing”đánhĐìnhTrọngdẫnđến thẻđỏ.
• CúpMerlion của Singapore, U-22Thái Lan
đá chung kết đầy bạo lực với Singapore. Các
cầu thủ Singapore rất lành nhưng các cầu
thủ Thái đá kiểu“chém đinh chặt sắt”, những
pha vào bóng đầy hận thù liên tục đốn ngã
các cầu thủ Singapore. Trận đấu đó U-22Thái
Lan bị tai tiếng lớn.
• King’s Cup 2019, những pha bóng triệt hạ
của các cầu thủThái Lan với cầu thủViệt Nam
bị báochí khuvựcvàcảbáochíThái Lan lênán.
• U-15 Thái Lan cay cú và hung bạo ở trận
chung kết U-15 Đông Nam Á trước cầu thủ
U-15Malaysia được xem là vết nhơ trong làng
bóng trẻ nước này. Không biết họ có hổ thẹn
không khi giải fair play của giải trên được trao
cho các cầu thủ U-15 Việt Nam.
Từ bạo lực bóng đá
Thái đến cách giáo
dục của người Nhật
DUYÂN
V
ới bóng đá trẻ của Nhật
thì các em được khuyến
khích cứ chơi thoải mái,
nhằm phát huy hết những tố
chất, phẩm chất hay của mình
nhưng bóng đá trẻ của Đông
Nam Á, đặc biệt là Thái Lan
thì ngược lại.
HãynhìntrậnchungkếtU-15
Đông Nam Á giữa chủ nhà
Thái Lan vàMalaysia đêm9-8
tại Chonburi. Hai đội lao vào
choảng nhau. Khi Malaysia
ngược dòng dẫn 2-1 trận đấu
chỉ còn ít phút nữa, Malaysia
đưa bóng ra góc sân thì các
cầu thủ Thái Lan nóng mặt
lao vào “chém chân” và tiếp
theo là một cuộc ẩu đả xảy
ra khủng khiếp. Nhìn những
gương mặt trẻ lao vào nhau,
choảng nhau như xã hội đen
chứkhôngphải sânbóngđá trẻ.
Vẫn biết rằng có nhiều em
của hai đội cố nỗ lực can ngăn
các bạn nhưng không ngăn
được những cái đầu nóng
lao vào nhau ăn thua đủ làm
loạn sân bóng.
Lỗi tại ai gây nên những
cái đầu nóng?
Lỗi của người lớn, quá cay
cú ăn thua, quá áp lực bệnh
thành tích nên áp lực truyền
vào các emkhiến các emquên
cả tinh thần thể thao và thể
hiện những hành động bạo
lực đấm đá như côn đồ.
Nhìn bóng đá trẻ tại sân
chơi Đông Nam Á lại nhớ
đến cách giáo dục của bóng
đá trẻ Nhật. Không phủ nhận
về chuyênmôn, các đội U-15,
U-16ĐôngNamÁchơi ngang
ngửa với các đội cùng tuổi
đến từ Nhật. Tuy nhiên, điểm
khác biệt rất lớn là những em
đây là cách thể hiện và đạo
đức thể thao được hình thành
ở lứa tuổi các em. Điều mà
bóng đá Nhật rất quan tâm.
Bằng chứng là đã có những
ông thầy Nhật đến dạy bóng
đá trẻ ở Việt Nam họ rất chú
trọngđếnkỹnăng sống của các
emhay kỹ năng và ứng xử trên
sân gắn với đời sống xã hội.
Cứ xemcác giải quốc tế của
Nhật dànhchonhững lứaU-13,
U-15,U-16…Đa sốnhữnggiải
đấy ít khi nào thấy sự vượt trội
hay láu lỉnh về chuyên môn
của các cầu thủ trẻNhật nhưng
trong giáo dục bóng đá, người
Nhật không quan tâmđiều đó.
Cái chính là các em được thể
hiện năng lực, trong đó tâm
lý được chú trọng thông qua
hình thành những phẩm chất
đẹp trong thể thao.
Người Nhật làm bóng đá
xác nhận thể thao đối kháng tất
nhiên phải có ăn thua, có thành
tích… nhưng họ không áp sự
cay cú cùng áp lực thành tích
vào lứa tuổi cần giáo dục và
cầnkỹnăngứngxử trên sân cỏ.
Đông NamÁ cứ luẩn quẩn
trong cái vòng thành tích nóng
và cũng nên nhìn xem cách
giáo dục của bóng đá Nhật
với thế hệ trẻ.•
Các đội U-13, U-15 và U-17 Nhật không bao giờ được giáo dục
nặng bệnh thành tích khi thamdự giải đấu quốc tế.
Cầu thủU-15 Thái Lan đánh cầu thủU-15Malaysia, hình ảnh xấu hổ trong làng bóngĐôngNamÁ
bệnh thành tích. Ảnh: CTVs
TạiKing’sCup,cầuthủTháiLanchỉchămchămđácầuthủViệtNam.
Ảnh:CTV
nhỏ được đào tạo trong môi
trường bóng đá Nhật luôn
được khuyến khích thể hiện
thoải mái những kỹ năng chơi
bóng của mình và không chịu
áp lực thành tích từ người lớn.
Với tiêu chí đó, nếu vô địch
hay thua đối với những người
thầy “gõ đầu trẻ” đều không
quan trọng. Mà cái chính ở
V-League: Cònai đua
nổi vớiHàNội?
Sau thời gian dẫn đầu thật hào hứng, CLB
TP.HCM đã bị CLB Hà Nội đuổi kịp rồi bứt lên. Nói
như dân trong nghề là ngôi vô địch gần như đã an
bài, không phải vì cách nói của bầu Đức mà vì Hà
Nội quá mạnh.
Không khó để xác định Hà Nội chọn điểm rơi để
qua mặt và để có chỉ số an toàn đúng vào thời điểm
họ đại diện cho Đông Nam Á đá AFC Cup giai đoạn
cuối. Việc bứt tốc gán với phong độ của đội trưởng
Văn Quyết và Quang Hải cũng kịp lấy lại phong độ
dù không có Đình Trọng ở tuyến dưới và chân sút cự
phách Samson phải đi Quảng Nam để cứu cho cựu
vô địch khỏi lao đao xuống hạng.
V-League giờ khó ai đua nổi với Hà Nội, nhất là
TP.HCM có trận thì thua oan nhưng cũng có trận
không qua nổi chính mình. Như trận thua Khánh Hòa
trên sân Thống Nhất thì chỉ nên tự trách mình hơn là
nghĩ ngợi đến câu nói năm uýnh một của bầu Đức.
Bây giờ nhóm dưới lại là nhóm hấp dẫn và sôi nổi
hơn chuyện ai về đích vì đến những tên tuổi một thời
như Hải Phòng, HAGia Lai, B. Bình Dương, Nam
Định… cũng phải lo xuống hạng hay đi play off sau
khi Khánh Hòa đã biết thắng và níu áo các ông anh.
V-League mùa này hấp dẫn hơn nhờ suốt lượt đi dẫn
đầu của TP.HCM nhưng nay thì trật tự cũ đã trở lại.
V-League mùa này cũng đáng xem ở đoạn kết sau khi
HLVVõ Đình Tân của Khánh Hòa nói chỉ có đội mình
là không mua bán, không xin cho khiến khối anh tự ái.
V-League mùa này cũng có nhiều thông tin trái
chiều và tranh luận, nhất là sau phát biểu của bầu
Đức khiến nhiều trận đấu cứ bị liên tưởng, còn
truyền thông thì chạy đa chiều. Khóc cho HA Gia
Lai cũng có mà ca ngợi những đội bóng của bầu
Hiển cũng không thiếu.
Rõ nhất gần đây là trọng tài hay bị soi trong
những trận đấu dễ bị suy diễn hoặc TP.HCM hụt hơi
thì nói là do lời nguyền của bầu Đức.
Đa chiều như thế mới là V-League và cái “hay” của
bóng đá nội là thật thật, giả giả mà vẫn cứ về đích rồi
vẫn cứ giải thành công tốt đẹp.
Đ.TRƯỜNG
Danh sách U-22 Việt Nam đá với
CLB Kitchee không có Quang Hải
HLV Park Hang-seo vừa công bố danh sách 19
cầu thủ U-22 tập trung đợt tới.
Trong danh sách này không có những cái tên đã
được khẳng định ở màu áo đội tuyển và U-23 Việt
Nam đá vòng loại U-23 châu Á như Nguyễn Quang
Hải, Đoàn Văn Hậu, Triệu Việt Hưng… Ngược lại
vẫn là những cái tên đang định hình trong những
đợt tập trung và giao hữu vừa qua như Đỗ Sỹ Huy,
Martin Lo, Phan Thanh Hậu, Nguyễn Trọng Long...
Đợt tập trung mới sẽ bắt đầu hội quân chiều 12-8
sau vòng 20 V-League và tập trung tại Trung tâm
Đào tạo bóng đá trẻ PVF. Ngày 14-8, đội sẽ có trận
đấu tập với CLB Kitchee (Hong Kong) trước khi
giải tán vào ngày 15-8.
CLB Kitchee được nhận xét là đối thủ giao hữu
mạnh nhất của U-22 Việt Nam. CLB này đã ba lần
vô địch Hong Kong và nhiều lần tham dự AFC Cup
và AFC Champions League.
HUY KHANH
HàNội
đã lấy lại
ngôi đầu
và bây giờ
thì TP.HCM
khó lòng
đuổi được
nữa. Ảnh:
NGỌC
DUNG
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240 LêDuẩn, quậnThanhKhê. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty
cổ phần in tổng hợp Cần Thơ
Bóng đá Thái Lan đang có chiều hướng bạo lực
Cái chính ở đây là
cách thể hiện và
đạo đức thể thao
được hình thành ở
lứa tuổi các em còn
rất trẻ.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook