182-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 12-8-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Chúngđãbị bắt saukhi
báo chí lên tiếng
Dư luận đặt câu hỏi tại sao trước đó khi người dân phản ánh, công
an đã không ra tay mà phải đợi đến khi báo chí lên tiếng thì họ mới
quyết liệt vào cuộc. Hậu quả là suốt thời gian dài người dân sống trong
sợ hãi.
1.
Ngày 8-8, Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng khởi tố Đặng Ngọc
Dũng (trú quận Cẩm Lệ) và Mai Văn Khánh (trú quận Thanh Khê) về tội
cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 28-5, anh Trần Nguyễn Quốc Việt chở vợ con trên
đường thì nhóm người của Dũng chặn xe, buộc anh viết hai giấy nhận nợ
800 triệu đồng không liên quan gì đến anh. Nhóm này còn lấy luôn cả xe
máy của anh Việt, sau đó đem trả khi nghe lời khuyên của bạn nhậu…
Anh Việt trình báo sự việc ngay cho công an phường rồi cả gia đình
sống trong sợ hãi: Nhà anh nhiều lần bị tạt sơn, ném đá; anh và người
thân liên tục nhận điện thoại, tin nhắn đe dọa... Quá sợ hãi, anh đưa vợ
con tránh mặt. Một ngày sau khi
Pháp Luật TP.HCM
thông tin vụ việc,
công an đã khởi tố bị can…
2.
Ngày 31-7,
Pháp Luật TP.HCM
thông tin về việc quán phở Hòa
Pasteur liên tục bị khủng bố bằng chất bẩn để ép chủ quán trả món nợ
chẳng liên quan gì đến họ. Theo thông tin của Phòng Cảnh sát hình sự
Công an TP.HCM, chỉ sáu tiếng đồng hồ sau khi nhận tin, đơn vị này
đã phối hợp với Công an quận 3 bắt giữ năm người liên quan vụ việc
để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản, làm giả giấy tờ, buôn lậu...
Từ đầu tháng 7 cho đến lúc
Pháp Luật TP.HCM
thông tin, quán đã
tám lần bị khủng bố và mỗi lần bị tạt chất bẩn, gia đình đều trình báo
với công an phường nhưng sự việc vẫn cứ tiếp diễn, lần sau nghiêm
trọng hơn lần trước.
Ngay sau khi báo thông tin, cảnh sát hình sự vào cuộc, phường đã cử
lực lượng đến túc trực trước quán để giữ an ninh.
3.
Trước đó, tháng 7-2018, nhà một người dân ở phường Bình Trị
Đông, quận Bình Tân, TP.HCM bị tạt sơn, mắm tôm vì khoản nợ con
dâu trong gia đình vay bên ngoài rồi bỏ trốn mà gia đình không biết.
Sự việc được gia đình trình báo lên công an phường nhưng sau đó họ
tiếp tục bị khủng bố bằng chất bẩn. Và mỗi lần bị khủng bố, gia đình
đều chạy đến công an phường trình báo nhưng sự việc vẫn tiếp diễn.
Hoảng sợ, gia đình khóa cửa, dắt díu nhau đi lánh mặt. Không thể trốn
mãi, cô H. (người của gia đình) đành viết đơn “xin xã hội đen cho cô
được đi dạy”.
Ngay sau khi “đơn” của cô đăng trên mạng xã hội, báo chí thông
tin… chính quyền đã cử lực lượng đến túc trực, động viên gia đình cô
giáo quay về nhà sinh sống. Phường cũng cho người đến sơn lại cửa,
xóa hình ảnh vẽ bậy...
4.
Điểm chung trong các vụ khủng bố trên là các nạn nhân không liên
quan gì đến khoản nợ và họ đều đến công an phường trình báo khi bị đe
dọa. Những gì mà công an phường đã làm sau khi người dân trình báo là
đến ghi nhận hiện trường, lập biên bản sự việc. Và sau đó người dân tiếp
tục bị đe dọa, khủng bố, họ lại tiếp tục đến công an trình báo.
Các sự việc trên nếu xảy ra ở vùng nông thôn, vùng sâu… người dân
còn có cái để thông cảm vì “năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế”. Đằng
này mọi chuyện lại xảy ra tại hai TP trực thuộc trung ương, công an
phường là lực lượng chính quy nên không thể có chuyện “hạn chế”.
Chưa hết, luật pháp liên quan để xử lý những hành vi “vô pháp vô
thiên” của những người đòi nợ kiểu khủng bố là không thiếu, từ xử phạt
hành chính cho đến xử lý hình sự đều đầy đủ.
Chưa kể là từ năm 2017, Thủ tướng đã có chỉ thị xử lý nạn tín dụng
đen và mới nhất là tháng 4-2019, Thủ tướng lại tiếp tục ra Chỉ thị 12/
CT-TTg yêu cầu tiếp tục xử lý nạn này. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thực
hiện nghiêm các quy định liên quan (Bộ luật Tố tụng hình sự; Thông
tư liên tịch số 01/2017…) về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm, nhất là tin báo, tố giác liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Thế nhưng trong các vụ việc nói trên, người dân vẫn cứ phải nơm nớp
lo sợ, không dám về nhà dù đã làm đúng pháp luật cũng như quy trình
mà họ được tuyên truyền.
Vì vậy, chỉ có thể lý giải việc không giải quyết rốt ráo để người dân
phải sống trong sợ hãi là “Hành vi thiếu trách nhiệm trong thực thi công
vụ, biểu hiện của sự suy thoái” như lời ông chủ tịch quận Bình Tân khi
nói về vụ việc của cô giáo H.
Luật pháp, quy định không thiếu, chủ trương từ trung ương đến các
địa phương là rất rõ ràng… nhưng không hiểu sao trong các vụ việc nói
trên công an lại phản ứng quá chậm, khiến người dân luôn sống trong lo
âu, sợ hãi. Phải chăng sự vô cảm của một số cán bộ liên quan đã phần
nào làm suy giảm hiệu lực chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ?
VI TRẦN
Ông C. phân trần từ
năm 2014 đến nay
không được gặp con lần
nào, chỉ thi thoảng được
nghe tiếng con qua điện
thoại, tiền cấp dưỡng
ông có gửi sáu tháng
nhưng sau đó ngưng vì
không được gặp con.
Người cha ngoại đòi
quyền nuôi con
Phiên tòa kết thúc có hậu khi hai bên hóa giải được mâu thuẫn,
còn cháu bé thì cảmnhận rõ hơn về tình phụ tử.
NHẪNNAM
T
AND TPCần Thơ xử sơ thẩm
vụ kiện giành quyền nuôi con
giữa nguyên đơn là ông C.
(66 tuổi, quốc tịch Pháp, tạm trú
TP.HCM) và bị đơn là chị T. (27
tuổi, ngụ TP Cần Thơ).
Kiện vì không được
thăm con
Theo đơn khởi kiện, ông C. và
chị T. sống với nhau và có một con
gái chung sinh năm 2010. Năm
2014, hai người ly hôn và được
tòa công nhận thỏa thuận về việc
ông C. giao con gái chung cho chị
T. chăm sóc. Theo thỏa thuận này,
ông C. có trách nhiệm cấp dưỡng
mỗi tháng hai triệu đồng đến khi
con 18 tuổi, đồng thời ông C. được
quyền thăm nom, chăm sóc con.
Tuy nhiên, sau đó chị T. không
cho ông C. thăm con chung như
thỏa thuận. Từ đó ông C. khởi
kiện yêu cầu tòa tuyên thay đổi
quyền nuôi con. Theo ông C., chị
T. không có việc làm và thực tế
giao con cho bà ngoại trông nom
là trái với thỏa thuận giữa hai
người. Ông C. yêu cầu được trực
tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con và
không yêu cầu chị T. cấp dưỡng.
Tại phiên tòa, chị T. không chấp
nhận yêu cầu của ông C. vì cho
rằng năm năm qua ông không
chăm con ngày nào. Cháu bé đã
học lớp 3 và có cuộc sống ổn định.
Tuy nhiên, chị T. không cung cấp
địa chỉ chỗ ở và nơi con học với
lý do sợ bị ông C. bắt mất con.
Chị T. nói ông C. muốn thăm con
thì cứ thông báo địa điểm, chị sẽ
đưa con tới.​
Nghe vậy, ông C. phân trần từ
năm2014 đến nay, ông không được
gặp con lần nào, chỉ thi thoảng
được nghe tiếng con qua điện thoại.
Tiền cấp dưỡng ông có gửi được
sáu tháng, sau đó không gửi nữa
vì không được gặp con. Tuy vậy,
ông vẫn thường xuyên gửi quần
áo, thực phẩm về cho con.
Chị T. cho rằng vì ông C. không
cấp dưỡng nên không cho gặp
con. Chị T. cũng thừa nhận việc
mỗi tháng có nhận hai, ba lần quà
là quần áo, thực phẩm ông C. gửi
cho con. Tuy nhiên, hai người
không có tiếng nói chung về việc
thăm gặp con.
Hóa giải mâu thuẫn
Tòa giải thích với chị T. rằng
chị đã vi phạm nghĩa vụ khi không
cho ông C. được thăm gặp con.
Đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn
là trách nhiệm của người mẹ đối
với con mình vì con cần tình yêu
Người cha quốc tịch Pháp được ômcon gái nhỏ tại phiên tòa. Ảnh: NN
Cái ôm làm thay đổi vụ án
Khi phiên tòa kết thúc, ông C. lại tha thiết xin chị T. cho được ômcon
gái thêm lần nữa. Cô bé nhỏ xinh nhanh nhẹn tới ôm ông và cả người
vợ đầu của ông C. (cũng đến tham dự phiên tòa) không chút ngần
ngại. Sau khi lưu luyến chia tay cha, cô bé cùng mẹ ra về.
Ông C. bảo chỉ cần được ôm con vào lòng là ông mãn nguyện rồi.
Cũng vì muốn được ở bên con nên ông đã chọn ở Việt Nam làm nơi
sinh sống và làm việc nhiều hơn ở Pháp. Ông C. bảo chỉ mong được
thể hiện tình cảm với con, có thời gian dạy tiếng Pháp cho con, cùng
con đi ăn, đi chơi và mua sắm...
thương và chăm sóc của cả cha
mẹ. Nếu chị T. cho rằng ông C.
muốn bắt con thì có quyền báo
chính quyền can thiệp.
Mặt khác, ông C. không cấp
dưỡng cho con năm năm qua vì
không được gặp con là không
đúng. Nếu bị ngăn cản thăm gặp
con thì ông C. có quyền báo với
địa phương.
Ông C. trình bày có báo với địa
phương nhưng chị T. đã chuyển đi
nơi khácnênôngkhôngbiết làmsao.
Nếu được gặp con, ông sẽ trả mọi
chi phí và đưa tiền cấp dưỡng tiếp.
Luật sư của ông C. cho rằng
nếu chị T. cho biết địa chỉ thật
để ông C. được lui tới thăm con
thì ông C. sẽ rút đơn kiện vì ông
C. chỉ muốn con phát triển bình
thường, được thăm con và bày tỏ
tình cảm với con.
Đặc biệt, luật sư của chị T. đã
xin tòa cho thời gian trao đổi riêng
với thân chủ để hóa giải mâu thuẫn
giữa hai bên. Tranh thủ thời gian
này, ông C. lân la trò chuyện với
con gái. Ông cúi xuống dùng gang
tay đo kích thước chiếc giày mà
con gái đang mang rồi nói: “Lần
sau papa gửi thì phải dài cỡ này
ha”. Cô bé gật đầu.
Ông C. xin được ôm con vào
lòng. Cô bé không ngần ngại sà
vào lòng cha nhưng khi ông xin
chụp ảnh thì bé không chịu. Khi
người mẹ trở vào phòng xử là bé
tránh ra và lén nhìn xem mẹ phản
ứng ra sao.
Bất ngờ hơn vì sau khi trao đổi
với luật sư, chị T. đã chịu cung cấp
địa chỉ nơi ở cụ thể của mình và
con để ông C. tới thăm. Chính vì
lý do này mà ông C. xin rút đơn
kiện tại tòa và tòa đã ra quyết định
đình chỉ vụ án.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook