182-2019 - page 13

13
Việt Nam giành huy chương vàng tại
Olympic Tin học quốc tế
Ngày 11-8, thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ
GD&ĐT) cho biết vừa nhận được thông tin chính thức từ
Azerbaijan về kết quả dự thi Olympic Tin học quốc tế lần
thứ 31 năm 2019 của đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, cả 4/4 thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia
Olympic Tin học quốc tế năm 2019 được tổ chức với tổng
số 87 nước và vùng lãnh thổ tham gia với 327 thí sinh dự
thi. Với tỉ lệ đạt huy chương 100%, đội tuyển quốc gia
Việt Nam đứng thứ tư cùng với Hàn Quốc, xếp sau các
nước Nga, Trung Quốc, Mỹ.
“Thành tích của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic
Tin học quốc tế năm nay đã khép lại một mùa Olympic
khu vực và quốc tế thành công của học sinh Việt Nam
với 38/38 thí sinh dự thi đoạt huy chương (chín huy
chương vàng, 19 huy chương bạc, chín huy chương đồng,
một bằng khen).
Kết quả này tiếp tục khẳng định vị thế của học sinh phổ
thông trên đấu trường trí tuệ quốc tế” - Cục Quản lý chất
lượng cho biết.
AN HIỀN
Các thầy thuốc hát quyên tiền
ủng hộ bệnh nhân nghèo
Tối 10-8, BV Thống Nhất đã tổ chức đêm nhạc gây quỹ
ủng hộ bệnh nhân nghèo của bệnh viện với chủ đề “Lửa
yêu thương”. Mở đầu đêm nhạc là ca khúc da diết
Một đời
người, một rừng cây
do BS Lê Hành biểu diễn.
Chương trình nối tiếp với hai ca khúc
Thuyền và
biển
 và
Hà Nội và tôi
 cùng chất giọng truyền cảm, nội
lực của BS Nguyễn Đức Công, Giám đốc BV Thống
Nhất. ThS Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền
thông thi đua và khen thưởng (Bộ Y tế), cũng đóng góp
một ca khúc tình cảm 
Im lặng đêm Hà Nội.
“Nghe tin đêm nay có các bác sĩ ca hát gây quỹ giúp
bệnh nhân nghèo, tôi cũng muốn đến nghe hát và góp chút
ít ủng hộ cho quỹ. Không ngờ các bác sĩ bận trăm công
ngàn việc vẫn sắp xếp ca hát để giúp đỡ bệnh nhân nghèo.
Các tiết mục đều chuẩn bị công phu, rất hay, không khác
gì ca sĩ vừa giúp bà con thư giãn tinh thần” - bệnh nhân
Nguyễn Thị Tín (84 tuổi) bày tỏ.
BS Nguyễn Đức Công cho biết đây là lần đầu tiên bệnh
viện tổ chức đêm nhạc. Mục đích của đêm nhạc nhằm gây
quỹ ủng hộ các bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nan y.
“Số tiền ủng hộ đêm nhạc sẽ được tặng cho các bệnh
nhân nghèo, động viên họ vượt qua cơn bạo bệnh. Hy
vọng đêm nhạc sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ,
đóng góp để duy trì hằng tháng” - BS Công cho hay.
Được biết đêm nhạc đầu tiên do bệnh viện tổ chức đã
quyên góp được hơn 60 triệu đồng ủng hộ bệnh nhân
nghèo tại bệnh viện. 
Chương trình do nhóm thiện nguyện “Lửa yêu thương”
bao gồm các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
ngành y tại TP.HCM do nữ BS Thủy Hoàng làm trưởng
nhóm phối hợp với BV Thống Nhất tổ chức tại đây.
HOÀNG LAN 
NGUYỄNQUYÊN
Á
p lực sĩ số là gánh nặng
với nhiều quận, huyện
có tốc độ tăng dân số
cơ học cao như Gò Vấp, Tân
Phú, quận 12, Bình Tân, Thủ
Đức, Hóc Môn, Bình Chánh.
“Chạy đôn chạy đáo”
tìm trường cho con
Mấy hôm nay, chị Thanh
Mai, sống tại quận 12 đứng
ngồi không yên vì chưa xin
được cho con vào lớp 1. Theo
diện KT3, con chị sẽ vào
học tại một trường tiểu học
ở phường Hiệp Thành, quận
12 nhưng đầu tháng 8, trong
danh sách trường thông báo
không có tên con chị.
“Nhà trường cho biết đã
tuyển đủ chỉ tiêu dựa trên
hộ khẩu thường trú. Sau khi
xem xét, các trường hợp KT3
như tôi còn rất nhiều cho nên
trường sẽ làm việc với phòng
để xin tuyển thêm chỉ tiêu bổ
sung. Số lượng này sẽ được
công bố vào ngày 12-8 tới”.
Có được chỗ học nhưng
nhiều phụ huynh vẫn phải
vất vả để xin suất bán trú
cho con. Chị Thanh Thảo,
có con năm nay vào lớp 1
Trường Kim Đồng, quận Gò
Vấp cho biết trường thông
báo kết thúc tuyển sinh, căn
cứ vào số lượng học sinh và
tình hình thực tế, nhà trường
mới tính tổ chức lớp bán trú.
Tương tự, vì muốn con có
một suất bán trú vào trường
này, chị THphải nhờ vả nhưng
đến nay vẫn chưa nhận được
kết quả trong khi thời gian
nhập học đang cận kề.
Tăng sĩ số lớp học,
giảm lớp hai buổi/ngày
Quận 12 làmột trong những
quận phải chịu áp lực về việc
tăng dân số cơ học. ÔngKhưu
Mạnh Hùng, Trưởng phòng
GD&ĐTquận12, chobiết năm
học này, quận có hai trường
tiểu học được xây mới, hai
trường tiểu học được nâng
cấp mở rộng. Tuy nhiên, với
số dân nhập cư tăng lên mỗi
năm thì số phòng học khó có
thể đáp ứng nhu cầu.
“PhườngHiệpThành(Trường
Tiểu họcNguyễnTrãi, Trường
Tiểu học Nguyễn Thái Bình)
và phường Tân Chánh Hiệp
(TrườngTiểu họcTrầnQuang
Cơ) đang phải chịu sức ép về
dân số. Để đáp ứng đủ chỗ
học, nhiều giải pháp được các
trường đưa ra như tăng sĩ số
lớp học trên 50 em, dồn học
sinh lớp trên để có phòng học
cho lớp 1 và không tổ chức
lớp bán trú. Tỉ lệ lớp bán trú
tại quận hiện nay chiếm chưa
đến 20%” - ông Hùng nói.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngVõMinhThông,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học
KimĐồng, quậnGòVấp, cho
hay dự kiến với số học sinh
vào học năm nay trường chỉ
tổ chức được ba đến bốn lớp
bán trú cho lớp 1. Do nhu cầu
cao nên việc tổ chức cũng
như xét duyệt hồ sơ lớp bán
trú ưu tiên cho con của cán
bộ, công chức nhà nước, bộ
đội, hải đảo, các lực lượng
vũ trang.
Học sinh lớp1TrườngTiểuhọcCửuLong, quậnBìnhThạnh, TP.HCMtrongngày tựu trường
nămhọc 2018-2019. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Đoàn
học sinh
Việt Nam
thamdự
thi Olympic
Tin học
quốc tế lần
thứ 31 năm
2019. Ảnh:
TTTTGD
Gần 1.500 phòng học mới
Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học
2019-2020 dự kiến toàn TP tăng 75.434 học sinh. Trong đó
mầm non tăng 7.293 học sinh, tiểu học tăng 21.711 học
sinh,THCS tăng 26.435 học sinh,THPT tăng 19.995 học sinh.
Để phục vụ cho năm học mới, dự kiến Sở sẽ đưa vào sử
dụng 1.476 phòng học mới. Số lượng phòng học mới lần
lượt ở các cấp học cụ thể như sau: mầm non 281 phòng
học, tiểu học 499 phòng học, THCS 382 phòng học, THPT
276 phòng học, khác là 38 phòng.
Đời sống xã hội -
ThứHai 12-8-2019
Trường học đối phó với quá tải
học sinh
Để đảmbảo đủ chỗ học, nhiều quận, huyện đã phải giảm tỉ lệ học hai buổi/ngày, tăng sĩ số lớp học.
Trong khi đó, ông Phạm
Hoàn Vũ, phụ trách cơ sở vật
chất, Phòng GD&ĐT quận
Tân Phú, cho biết năm học
này do không có trường mới
đưa vào sử dụng nên quận bị
áp lực nhất ở bậc tiểu học. Để
đảm bảo đủ chỗ học cho học
sinh, giải pháp được quận đưa
ra là giảm lớp hai buổi/ngày,
tăng sĩ số lớp học lên. Tỉ lệ
học hai buổi/ngày chỉ 30%.
Quận BìnhTân cũng là một
trong những quận phải chịu
áp lực tăng dân số. Ông Ngô
Văn Tuyên, Trưởng phòng
GD&ĐT quận Bình Tân, cho
hay năm nay bậc mầm non
có xây hai trường mới là Dạ
Lý Hương và Thiết Mộc Lan
với 16 phòng. Ở bậc tiểu học
sửa chữa, cải tạo chín trường
với 53 phòng học; THCS sửa
chữa, cải tạo bốn trường với
59 phòng học. “So với số học
sinh tăng lên 3.500 emcủa cấp
tiểuhọc, sốphònghọcmới xây
vừa đủ đáp ứng. Nhưng tỉ lệ
học hai buổi/ngày của quận
vẫn thấp, chỉ chiếm khoảng
38%” - ông Tuyên nói.
Cũng là một địa bàn đông
dân cư, năm học này quận 9
có bốn trường mới được đưa
vào sử dụng. Là trường học
luôn có số lượng học sinh
đông, bà Lê Thị Ngọc Hạnh,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Trường Thạnh, quận 9, cho
hay năm học này trường dự
kiến có 10 lớp 1, sĩ số 48 em/
lớp. “Học sinh đông sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng dạy
và học nhưng ưu tiên trước
mắt là có đủ chỗ học cho các
bé” - bà Hạnh nói.
Theo bà Hạnh, năm ngoái
học sinh tăng cao, do chưa
có sự chuẩn bị nên bàn ghế
thiếu, nhà trường phải mượn
bàn nhựa, ghế inox bên ngoài
để các em dùng tạm. Rút kinh
nghiệm năm ngoái phải chạy
mượn bàn ghế bên ngoài cho
học sinh, năm nay nhà trường
đã chuẩn bị sẵn phòng học,
bàn ghế bằng cách xin điều
chuyển 50 bộ bàn ghế từ hai
trường tiểu học mới xây chưa
có nhiều học sinh về trường. •
Nhà trường đã
chuẩn bị sẵn phòng
học, bàn ghế bằng
cách xin điều
chuyển 50 bộ bàn
ghế từ hai trường
tiểu học mới xây
chưa có nhiều học
sinh về trường.
Danh sách học sinh tham gia cuộc thi Olympic Tin học
quốc tế lần thứ 31 năm 2019.
1.TrịnhHữuGiaPhúc,họcsinh(HS)lớp12TrườngTHPTchuyên
LamSơn,ThanhHóa: Huy chương vàng.
2. Bùi HồngĐức, HS lớp 11TrườngTHPT chuyên Khoa học tự
nhiên, ĐHQuốc giaHàNội: Huy chươngvàng.
3. Vũ Hoàng Kiên, HS lớp 11 Trường THPT chuyên Khoa học
tự nhiên, ĐHQuốc gia Hà Nội: Huy chương bạc.
4. Nguyễn Minh Tùng, HS lớp 12 Trường THPT chuyên
Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội: Huy chương đồng.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook