182-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 12-8-2019
ông còn xung đột
Hàng loạt luật đang xungđột:Dân lãnhđủ
Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường đá nhau, chưa kể là nhiều nghị định quản lý
một lĩnh vực cũng không thống nhất.
đề nghịQHsửaLuật Banhành
VBQPPL2015 theo hướng trở
lại quy trình trước năm 2008.
Theo bà, phương án này liệu
có được đồng thuận cao?
+Tôi ủng hộ phương án này
và nhưbáo chí đưa tin, bênQH
cóChủ nhiệmỦy banTư pháp
Lê Thị Nga cũng đồng tình.
Tinh thần của sửa quy trình
là cơ quan đề xuất chính sách
và trình dự án luật phải chịu
trách nhiệm đến cùng về đề
xuất của mình, dưới sự giám
sát, kiểm soát chặt chẽ của
QH. Tuy nhiên, trong ban soạn
thảo sửa đổi Luật Ban hành
VBQPPL vẫn không ít ý kiến
đề nghị giữ nguyên.
Lập luận thì nhiều lắm
nhưng tôi nhớ là lãnh đạo Ủy
ban Pháp luật của QH từ mấy
khóa trước có bảo vệ một đề
án, trong đó có quan điểmmỗi
cơ quan của QH phải là một
“công xưởng làm luật”.
Rồi quy định trong hiến
pháp về “phân công, phối
hợp, kiểm soát quyền lực”,
trong đó QH là cơ quan làm
luật lại được hiểu, diễn giải
theo nhiều cách khác nhau.
Mà gắn vào quy trình làm
luật theo kiểu đổi vai chủ trì
giữa đường như hiện nay được
diễn giải là một cách để QH
“phối hợp, kiểm soát” quyền
lực của các cơ quan tham gia
vào quá trình lập pháp.
. Nhưng với sự chồng chéo,
xung đột trong các luật liên
quan đến hoạt động đầu tư
kinh doanh mà VCCI vừa liệt
kê thì dường như đâu phải
lỗi của QH. Đấy là xung đột
giữa các bộ của Chính phủ,
thưa bà?
+ Tôi đồng ý! Những hạn
chế, yếu kémấy không phải do
Luật Ban hành VBQPPL mà
là do thực hiện luật chưa tốt.
Luật Ban hành VBQPPL
2015 có một quy định rất mới
là tách phần làm chính sách
thành quy trình riêng, trước khi
đi vào thi công, dự thảo từng
điều luật cụ thể. Chính sách
ấy là của QH, của Chính phủ,
do QH, Chính phủ quyết định
chứ không phải để bộ, ngành
chủ trì soạn thảo dự luật quyết
như cách làm trước đó.
Khâu làmchính sáchmàhuy
động được các bộ, ngành liên
quan tham gia tích cực, trách
nhiệmthì sẽ ra được chính sách
tốt. Chính sách tốt sẽ giúp bộc
lộ những xung đột quan điểm
giữa các bộ, ngành và từ đó có
giải pháp xử lý. Chính sách là
linh hồn của pháp luật. Nếu coi
vănbảnpháp luật làngôi nhà thì
chính sách là bản thiết kế. Có
bản thiết kế tốt thì thi công, xây
dựng nhà mới dễ, mới đẹp…
Đây là điểm rất mới mà có
lẽ bốn năm rồi các bộ, ngành
đang làmquendầnvà cần thêm
thời gian nữa để nâng cao năng
lực làm chính sách.
Tôi cũng muốn nói thêm
quy trình làm luật đúng là rất
quan trọng.Nhưngyếu tốquyết
định là trách nhiệmcủa các cơ
quan thamgia vàoquá trình lập
pháp. Làm luật là việc chung
chứ không của riêng ai. Cho
nên dù là vai chủ trì hay phối
hợp, là cơ quan trình hay thẩm
tra thì cũng phải làm hết trách
nhiệm mới có luật tốt được.
. Xin cám ơn bà.
Nhưng có lẽ đây không phải là lĩnh vực duy nhất có
những khó khăn do chồng chéo pháp luật.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tổng kết trong phiên
họp ấy đề cập tới khoảng 20 xung đột trong các luật
hiện hành. Điều đáng buồn là các xung đột pháp luật
ấy hứa hẹn sẽ tăng lên khi tháng 12-2019 VCCI hoàn
thành báo cáo rà soát trình Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng đáng nói đây không phải là lần đầu tiên
những mâu thuẫn, chồng chéo trong pháp luật được
đề cập. Năm 2018, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương (CIEM) đã đưa ra 37 khó khăn, vướng
mắc phổ biến của doanh nghiệp trong chuẩn bị và thực
hiện các dự án đầu tư do các quy định thiếu cụ thể, rõ
ràng, bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn trong chính
các văn bản luật trên.
CIEM cho rằng các thủ tục đầu tư, xây dựng bị phân
tán ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phân cấp cho
nhiều cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa
phương nhưng lại thiếu cơ chế phối hợp, liên thông.
VCCI thậm chí còn gọi đó là hiện tượng “pháp luật
cục bộ”, tức là các bộ chuyên ngành khi soạn thảo các
dự thảo luật luôn mở rộng tối đa phạm vi thẩm quyền
của mình, chèo kéo thêm các quyền cấp phép, thanh
tra, kiểm tra mà ít khi để ý đến sự chồng chéo, xung
đột.
Một trong những xung đột “kinh điển” nhất có lẽ
vẫn là quy định về đất đai. Trong khi Luật Đầu tư quy
định có đất mới được làm dự án thì Luật Đất đai lại
bảo phải có dự án mới giao đất, làm nhà đầu tư không
biết phải tuân theo luật nào.
Pháp luật nếu không xung đột, chồng chéo chắc chắn
sẽ có những tác động tích cực trên thực tế. Vì ngoài
việc giảm bớt chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người
dân thì còn giảm thiểu rủi ro cho xã hội. Nhưng nếu
vẫn còn những xung đột, chồng chéo thì chẳng những
pháp luật đặt người dân, doanh nghiệp vào tình trạng
rủi ro, tạo lực cản cho phát triển mà còn thực sự là “môi
trường tốt” cho những tiêu cực, nhũng nhiễu.
Gốc rễ có thể là “quyền anh, quyền tôi” nhưng biện
pháp mạnh để loại bỏ “tham nhũng chính sách” cũng
cần triển khai mạnh mẽ để xung đột, chồng chéo pháp
luật không phải là vật cản muôn thuở.
CHÂN LUẬN
Cách đây khoảng hai năm, tôi biết một doanh
nghiệp (DN) mất tiền oan vì sự chồng chéo của
pháp luật.
Vụ đó DN muốn xây một nhà máy thủy điện quy
mô nhỏ. Theo quy định của Nghị định 18/2015 thì
báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của
nhà máy điện này thuộc thẩm quyền phê duyệt của
UBND cấp tỉnh. Họ đã làm thủ tục và được UBND
cấp tỉnh phê duyệt.
Đùng một cái, Bộ TN&MT viện dẫn Nghị định
201/2013 và cho rằng báo cáo ĐTM của nhà máy
này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ chứ không
phải của UBND cấp tỉnh.
DN tá hỏa vì mọi thứ đã chuẩn bị xong, chỉ chờ
ngày khởi công, nếu phải thực hiện lại toàn bộ thủ
tục ĐTM thì mất thêm ít nhất 3-6 tháng. Tiền đã đi
vay phải chịu lãi suất, hợp đồng đã ký với các đối
tác cũng phải chịu phạt, máy móc đã chuẩn bị giờ lại
để phải chờ, DN thiệt hại lớn.
Số là hai nghị định trên đều đề cập đến việc phân
định thẩm quyền giữa Bộ TN&MT và UBND cấp
tỉnh về phê duyệt báo cáo ĐTM đối với nhà máy
thủy điện. Nghị định 18 chia theo mức “thủy điện có
dung tích hồ chứa từ 100.000 m
3
” còn Nghị định 201
lại chia theo “công suất lắp máy từ 2.000 kW”.
Sự không thống nhất giữa hai nghị định này như
một cái bẫy làm rất nhiều DN lao đao.
Một lần khác, một DN nói với tôi là họ vừa phải
nộp đề án đóng cửa mỏ, vừa phải nộp kế hoạch
hoàn nguyên mặt đất sau khai thác khoáng sản. Hai
tài liệu này giống hệt nhau, chỉ khác nhau cái bìa
và được nộp cho hai cơ quan khác nhau, đi kèm
với hai lần
nộp là hai
cái phong
bì. DN
đó không
hiểu vì sao
những nhà
làm luật
không nhập
hai thủ tục
đó làm một.
Trong
công việc
của mình,
tôi gặp
rất nhiều
trường hợp
như vậy và
cũng từng
chứng kiến
rất nhiều lần
các DN sống dở chết dở với những chồng chéo, mâu
thuẫn giữa các quy định pháp luật.
Hồi năm 2015, hàng trăm dự án đầu tư tại hàng
chục tỉnh bị đình trệ do mâu thuẫn giữa Luật Bảo vệ
môi trường và Luật Đầu tư về thời điểm lập báo cáo
ĐTM.
Năm 2016, đội xe của hàng trăm DN FDI bị đình đốn
hoạt động vận chuyển hàng vì nghị định về vận tải ô tô
đã không tính đến xung đột với điều kiện mở cửa thị
trường vận tải theo WTO.
Rồi chuyện Luật Đầu tư và Luật Nhà ở xung đột về
thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây
dựng nhà ở.
Luật Đất đai và Luật Đầu tư quy định ngược nhau
về việc bố trí khu nhà ở cho người lao động tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất. Một luật cho xây dựng nhà
cho người lao động trong khu, một luật lại cấm điều này.
Nguyên nhân thì có nhiều, từ sự phân mảng về quyền lực
giữa các cơ quan nhà nước, từ tư duy biện chứng làm luật
từ một cái tên cho đến việc thiếu một nhạc trưởng đủ tâm,
đủ tầm để thiết kế hệ thống, cho đến cả những nguyên tắc
áp dụng pháp luật phù hợp khi có xung đột…
Ở đây tôi muốn đề cập đến nguyên nhân nhức nhối nhất
là do mỗi bộ, ngành khi được giao chủ trì soạn thảo luật,
nghị định, thông tư đều cố gắng mở rộng tối đa phạm vi
quản lý của mình. Mở càng rộng thì quyền càng nhiều,
quyền thanh tra, kiểm tra càng lắm.
Nhưng ai cũng mở rộng chỗ đứng của mình thì tức khắc
họ sẽ giẫm chân. Tình trạng hiện nay không chỉ đơn thuần
là bộ này giẫm chân lên bộ khác mà như ví dụ trên có thể
thấy ngay trong một bộ mà các cục, tổng cục cũng sẽ có
sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
Nếu
không giải
quyết được
vấn đề phân
định thẩm
quyền tốt thì
tình trạng
làm luật
để vun vén
cục bộ vẫn
sẽ còn diễn
ra. Người
chịu trận
cuối cùng là
người dân
và các DN.
NGUYỄN
MINH
ĐỨC
,
Ban
Pháp chế
VCCI
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trongmột lần
góp ý dự luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: TL
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook