182-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 12-8-2019
Hàng loạt xung đột luật pháp chưa gỡ
Chính sách là của
QH, của Chính phủ,
do QH, Chính phủ
quyết chứ không
phải bộ, ngành chủ
trì soạn thảo quyết.
Thay đổi cách làm luật để k
Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật sẽ tách phần làm
chính sách thành quy trình riêng.
NGHĨANHÂN
“T
hiếunhạctrưởngtrong
xây dựng pháp luật”,
“mạnh ai nấy làm,
không đồng bộ”, “chạy đua
xây dựng pháp luật để rồi luật
này phủ nhận luật kia”… là
nhận xét của Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp
Chính phủ ngày 5-8 về quy
trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (VBQPPL)
hiện nay.
Để mổ xẻ vấn đề này,
Pháp
Luật TP.HCM
đã trao đổi với
bà DươngThanhMai, chuyên
gia độc lập đang tham gia ban
soạn thảo nghiên cứu sửa đổi
Luật Ban hành VBQPPL để
tránh hiện tượng trên.
Bộ luật Hình sự là
kinh nghiệm lớn
.
Phóng viên
:
Thưa bà, từng
tham gia ban soạn thảo Luật
Ban hành VBQPPL 2015, bà
đánh giá thế nào về chất lượng
hệ thống pháp luật hiện hành?
+ Bà
Dương Thanh Mai
:
Đây là câu hỏi lớn. Chỉ nhìn
vào Luật Ban hành VBQPPL
thôi thì nói thật khi luật 2015
chưa có hiệu lực cũng đã có
ý kiến phải đánh giá lại xem
nó đã thực sự khoa học, hợp
lý chưa, nhất là quy trình làm
luật…
. Tại sao vậy?
+Tôi có đọcmột số bài trên
PLO
và hình như là báo đầu
tiên phát hiện ra hàng loạt sai
sót trong BLHS 2015. Cùng
với việc khẩn trương xây dựng
Luật sửa đổi, bổ sung BLHS
2015 thì theo yêu cầu của Bộ
Chính trị, các cơ quan của
Chính phủ, Quốc hội (QH) đã
kiểm điểm, đánh giá lại toàn
bộ quá trình làmBLHS 2015,
xem nguyên nhân vì sao sai
sót nhiều như vậy.
Nhiềuvấnđềđãđượcmổxẻ,
rút kinh nghiệm, trong đó có
vấn đề quy trình làm luật. Mà
quy trình ấy có từ năm 2008,
khi ta sửa đổi toàn diện Luật
Ban hành VBQPPL đầu tiên,
ban hành năm 1996 và tiếp
tục được giữ nguyên trong
luật 2015.
.Chất lượngcủaBLHS2015
được đánh giá, kết luận như
thế nào, thưa bà?
+Theo tôi biết thì qua sựviệc
trên, có kết luận làBLHS2015
không có sai sót nào về chính
sách lớn cũng như quan điểm
chính trị, chỉ đạo, định hướng
thể hiện đầy đủ. Tuy nhiên,
BLHS 2015 vấp phải nhiều sai
sót kỹ thuật, chủ yếu ở các chi
tiết cụ thể hóa, chi tiết hóa yếu
tố định lượng trong cấu thành
tội phạm và khung hình phạt.
Vì là luật áp dụng trực tiếp
nên dù sai sót kỹ thuật cũng
phải chỉnh sửa ngay mới thi
hành được.
. Báo chí thì đánh giá đó là
sự cố lớn, nguyên nhân là gì?
+Đầu tiên là khâu làmchính
sách. BLHS2015 không có sai
sót về chính sách lớn nhưng
vẫn cónhữngvấnđề lớn,mang
tính quan điểmchưa được bàn
kỹ, thống nhất.
Chẳng hạn quan điểm của
Chính phủ, của Bộ Tư pháp
(cơ quan chủ trì soạn thảo) là
luật mới cần cụ thể hóa, chi
tiết hóa hơn so với luật cũ. Dự
thảo khi trình sang QH là như
vậy. Nhưng Chính phủ cũng
cho rằng có những tội rất khó
để định lượng chi tiết, thay
đổi hằng ngày nên phải dành
cho cơ quan tố tụng có không
gian chủ động tương đối cho
sát thực tế.
Tuynhiên, saukhi trình sang
QH, cùng với ý kiến của đại
biểu, quan điểm của Ủy ban
Thường vụ QH… cho rằng
cần chi tiết hơn nữa. Vậy là
gỡ tung ra, nhiều sai sót kỹ
thuật không được phát hiện…
. Ở trên bà có nói tới quy
trình làm luật…?
+ Trước đây QH thảo luận,
thông qua từng điều luật rồi
mới thông qua toàn văn dự
thảo. Lúc đó quy trình làm luật
là cơ quan nào trình thì cũng
chịu trách nhiệm chính trong
tiếp thu, giải trình, ý kiến của
đại biểuQH, rồi hoàn thiện dự
thảo cho đến trình lần cuối để
QH thông qua.
Tuy nhiên, đến Luật Ban
hành VBQPPL 2008 thì quy
trình này được sửa đổi theo
hướng cơ quan trình chỉ giữ
vai chủ trì đến khi chuyển dự
án luật sang QH. Sau đó, Ủy
banThường vụ QH sẽ chỉ đạo
và ủy ban nào trước đó chủ trì
thẩm tra thì giờ chủ trì tiếp thu,
giải trình ý kiến đại biểu QH
và chỉnh lý dự thảo.
Theo quy trình ấy, ở BLHS,
Chính phủ là cơ quan trình,
Bộ Tư pháp là cơ quan chủ
trì soạn thảo đã dày công tổng
kết thi hành BLHS, thammưu
chính sách hình sự…thì vế sau
lại đổi sang vai phối hợp. Ủy
ban Tư pháp xuất phát là cơ
quan thẩm tra dự án luật, nay
lại đổi vai thành cơ quan chủ
trì chỉnh lý dự thảo. Như thế
sẽ rất khó đảm bảo tính thống
nhất của dự án luật so với xuất
phát điểm của nó.
Theo tôi biết, khi lập dự án
sửa đổi toàn diện BLHS, Bộ
Tưphápđãmời các chuyêngia
hình sự kỳ cựu, đều là những
người am hiểu thực tiễn và
thậmchí có kinh nghiệm tham
gia xây dựngBLHS1999. Ban
soạn thảo có đại diện các cơ
quan tố tụng trung ương, Bộ
Tư pháp…Tuy nhiên, sau khi
đổi vai chủ trì, quan điểm về
cụ thể hóa, chi tiết hóa ấy bị
thay đổi nên các chuyên gia
không còn mặn mà tham gia
nữa. Ủy banTư pháp xoay xở,
mời chuyên gia ở các lĩnh vực
quản lý nhà nước khác hỗ trợ
nhưng họ lại không chuyên về
hình sự và cũng không tham
gia từ đầu quá trình nghiên
cứu sửa đổi BLHS đâm ra rối.
Quan điểm mới về
xây dựng chính sách
.PhiênhọpChínhphủchuyên
đề xây dựng pháp luật tuần
trước, Thủ tướng kết luận là sẽ
Sây bay Tân Sơn Nhất đang quá tải, đầu tư nhà ga
hành khách T3 là một giải pháp và được khởi công từ
năm 2017. Dự án này đã được lập và điều chỉnh quy
hoạch khá nhanh nhưng mãi đến tháng 3-2019, Bộ
GTVT mới trình cho Chính phủ phê duyệt chủ trương
đầu tư.
Một trong những đề nghị của Bộ GTVT là để bộ này
trình chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành
khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Bởi
theo Luật Đầu tư 2014 nhà ga là dự án nhóm A, tổng
mức đầu tư dự án trên 11.400 tỉ đồng và phải được Bộ
KH&ĐT thẩm định, báo cáo, trình Thủ tướng phê duyệt.
Vướng mắc này do Luật Đầu tư 2014 chỉ quy định bộ
chuyên ngành là cơ quan góp ý kiến, chứ không phải là
Xungđột pháp luật tạođiềukiện cho tiêu cực nảynòi
cơ quan trình Chính phủ chủ trương đầu tư. Đương nhiên
quy trình để Quốc hội, Thủ tướng, UBND phê duyệt chủ
trương đầu tư cũng khá gian nan. Bởi vậy mới có câu
chuyện sân bay Long Thành dù đã được Quốc hội đồng
ý chủ trương nhưng cũng sẽ phải mất ba năm để chỉ lo…
thủ tục.
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam, từng phân tích: Trong lĩnh
vực hàng không, kết cấu hạ tầng sân bay, quy hoạch
là do bộ chuyên ngành quản, không phân cấp cho địa
phương. Việc quản lý cũng do bộ chuyên ngành quản,
không phân cấp. Việc phê duyệt và triển khai thực hiện
quy hoạch là bộ chuyên ngành, tuy nhiên vào các dự án
đầu tư, xin phê duyệt chủ trương đầu tư lại phải qua Sở
KH&ĐT địa phương. “Trong khi đó có rất nhiều vấn đề
liên quan chuyên môn, Sở KH&ĐT địa phương không
thể nắm được. Đơn cử như hạng mục đường băng trong
cảng hàng không, địa phương sao rõ được vì có phân cấp
cho họ quản lý đâu” - ông nói.
Tuần trước, Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp
luật, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói: “Dự án cải
tạo, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất đang bị chậm
tiến độ bởi Luật Đầu tư ban hành sau này có nhiều điểm
vênh với Luật Hàng không ban hành trước. Luật chuyên
ngành đã dự liệu hết, phù hợp với việc triển khai các dự án
đặc thù của hàng không. Vậy nhưng khi Bộ tiến hành thì lại
vướng Luật Đầu tư và phải chuyển cho TP.HCM làm trong
khi địa phương gặp khó với lĩnh vực này”.
Ngày 15-7, Chính phủ tổ chức hội nghị triển khai Luật Quy
hoạch. Gọi là triển khai nhưng thực tế đây là cơ hội để các bộ,
ngành,địaphươngphảnánhhàngloạtvướngmắc,xungđộtpháp
luật liênquanđếnđạo luật này vừa cóhiệu lực từngày 1-1-2019.
Tiếp đó, ngày 5-8, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về
xây dựng pháp luật. Cuộc họp bàn tới chín nội dung nhưng các
thànhviênChínhphủtậptrungnhiềuchonhữngbứcxúcvềtình
trạngluậtđáluật,khôngphânbiệtđâulàluậtchuyênngành,luật
chung, luật nào ưu tiên hơn luật nào.
Bứcxúcấyđượcminhhọa thêmbởi danhsách20chồngchéo,
xung đột giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh
doanh mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
cócơhội đại diệnchocộngđồngdoanhnghiệp“khóc”với Chính
phủ trong cuộc họp này…
Cùng với BLHS 2015 vừa được ban hành, chưa kịp có hiệu lực
đã phải ban hành luật khác, dài tới 127 trangA4 để chỉnh sửa thì
những con số, cái tên, điều luật vừa được liệt kê trên phản ánh
chất lượng đáng lo ngại của công tác xây dựng pháp luật.
Cuộc họp Chính phủ ngày 5-8 có bàn về quy trình ban hành văn bản quy phạmpháp luật. Ảnh: NN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook