190-2019 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư21-8-2019
Thủ tướng: “MiềnTrung
phải bàn tiến chứ
không bàn lui”
TẤNLỘC
C
ác tỉnh miền Trung từ
Thanh Hóa đến Bình
Thuận có đủ điều kiện
để phát triển nhanh hơn, tốc
độ cao hơn, bền vững hơn.
Cần tránh mâu thuẫn trong
lựa chọn ưu tiên chiến lược
phát triển kinh tế giai đoạn
tới ở các tỉnh miền Trung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nhấn mạnh như vậy khi
phát biểu tại hội nghị phát
triển kinh tế miền Trung do
Chính phủ tổ chức ngày 20-8
ở Bình Định.
Còn nhiều điểm nghẽn
Sau khi ghi nhận những tín
hiệu tích cực trong phát triển
kinh tế của khu vực miền
Trung, Thủ tướng cho rằng
phải thẳng thắn nhìn nhận khu
vực này còn rất nhiều tồn tại
cần khẩn trương khắc phục.
Đó là động lực tăng trưởng
nói chung, vai trò của công
nghiệp nói riêng còn yếu và
thiếu bền vững.
Hiện chỉ có bốn tỉnh là
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng
Ngãi, Quảng Nam có dự án
động lực quy mô lớn. Các
tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng
còn thấp, chưa khai thác được
thế mạnh về hệ thống cảng
biển, sân bay sẵn có. Các
ngành công nghiệp vẫn chủ
yếu thâm dụng tài nguyên,
sử dụng lao động giản đơn,
công nghệ chưa cao, liên kết
ngành còn yếu, khả năng lan
tỏa còn rời rạc. Nhiều tiềm
năng của “rừng vàng, biển
bạc” chưa được khai thác hiệu
quả. Phát triển kinh tế biển
vẫn chỉ mới bắt đầu.
“Các thể chế cho phát triển
kinh tế các tỉnh miền Trung
nói riêng cũng như cho sự phát
triển toàn vùng nói chung đang
dần được hình thành nhưng
còn nhiều thiếu vắng và chưa
đồng bộ, đặc biệt là thể chế
phân cấp quản lý kinh tế, thể
chế liên kết vùng.Mỗi một địa
phương miền Trung như một
“đốt sống” kinh tế nhưng lại
rất rời rạc, lỏng lẻo tựa như
đang mắc căn bệnh “thoát vị
đĩa đệm”. Tình trạng phân
mảnh về thể chế chính sách,
cạnh tranh giành nguồn lực
thay cho hợp tác và chia sẻ
lợi ích đang làm cho nguồn
lực khan hiếm bị lãng phí và
không hiệu quả” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Theo người đứng đầuChính
phủ, chất lượng nguồn nhân
lực ở miền Trung còn thấp
và thường đi sau nhu cầu
của thị trường. Một số tỉnh
có nguồn thu ngân sách lớn
nhưng rất thiếu bền vững
như thu từ tiền sử dụng đất,
xổ số kiến thiết chiếm đến
1/4 trong tổng thu ngân sách.
Hiện chỉ bốn trong 14 tỉnh
trong vùng có ngân sách điều
tiết về trung ương.
Xóa cục bộ để
liên kết
TS Trần Du Lịch, Trưởng
Nhóm tư vấn phát triển vùng
duyên hải miền Trung, cho
rằng phải có thể chế, cơ chế
vượt trội để vùng này phát
triển. “Cần gỡ vướng thể chế
để vùng miền Trung đi nhanh
hơn mà không sợ ngã. Đây là
thời cơ để miền Trung thịnh
vượng, không còn là đòn gánh
yếu, luôn sợ gãy nữa! Ngay
bây giờ hoặc không bao giờ
để vùng này thoát nghèo!” -
TS Trần Du Lịch nói.
Thống nhất với tinh thần
“ngay bây giờ hoặc không
bao giờ” như nhiều đại biểu
đã nêu, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc yêu cầu phải vận
dụng chiến lược kinh tế biển
vàomiềnTrung, tập trung vào
năm trụ cột kinh tế.
Đó là ngư nghiệp với nuôi
trồng, đánh bắt, chế biến
thủy hải sản. Thứ hai là du
lịch, đặc biệt là du lịch biển,
đảo, đồng thời khai thác thế
mạnh của du lịch vùng phía
tây của các tỉnh miền Trung.
Thứ ba là cảng biển, các dịch
vụ logistics.
Thứ tư là phát triển các
ngành công nghiệp chế tạo,
chế biến gắn liền với lợi thế
cảng biển. Thứ năm là năng
lượng tái tạo nhưđiện gió, điện
mặt trời, đồng thời nghiên cứu
các dạng năng lượng khác.
Nhấn mạnh việc liên kết
vùng và thể chế phát triển
vùng, Thủ tướng yêu cầu các
tỉnh miền Trung xóa lợi ích
cục bộ, chủ động, nỗ lực liên
kết phát triển theo tinh thần
sáng tạo nhằm tạo ra làng
sóng đầu tư mới, khai thác
lợi thế kinh tế biển.
“Miền Trung thì phải bàn
tiến chứ không bàn lui, kể cả
việc liên kết lẫn nhau và liên
kết với các tỉnh Tây Nguyên.
Phải xâydựngmôi trườngkinh
doanh có tính cạnh tranh hơn.
Miền Trung phải thực sự là
“đất lành, chim đậu”, tạo điều
kiện cho sự phát triển” - Thủ
tướng nói.•
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ chất lượng cơ sở
hạ tầng ở miền Trung còn thiếu và yếu, đặc biệt là hạ tầng
giao thông đường bộ. Trong khi đó, hạ tầng hàng không,
cảng biển, khu kinh tế ởmột số nơi đang dư thừa công suất.
“Chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao, năng lực
quản trị nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức ởnhiềuđịa phương còn yếuđã làmgiảmtinh thần
khởi nghiệp, sáng tạo củanềnkinh tế”-Thủ tướngnhậnđịnh.
Rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc
đột ngột giảm mạnh
Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan
cho thấy bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng
rau quả đạt 2,3 tỉ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ
năm 2018. Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang
Trung Quốc (TQ) trong bảy tháng đầu năm chỉ đạt 1,6
tỉ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng
trong tháng 7, xuất khẩu rau quả sang TQ giảm mạnh
44,2%, chỉ đạt 144,2 triệu USD.
Xuất khẩu sang Thái Lan cũng giảm 14,4% khi đạt
28 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu hàng rau quả sang
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Hong
Kong và Úc tăng mạnh.
Một số công ty xuất khẩu rau quả cho hay xuất
khẩu mặt hàng này đang đối mặt với nhiều khó khăn
do kinh tế thế giới còn nhiều suy giảm, căng thẳng
thương mại Mỹ-TQ leo thang. Đặc biệt, TQ đưa ra
nhiều tiêu chí khắt khe nên xuất khẩu sang thị trường
này gặp khó khăn.
Chẳng hạn, mới đây do một số thay đổi về chính
sách vận tải hàng hóa phía TQ và việc kiểm soát hàng
hóa chặt hơn trước đã dẫn tới hàng trăm xe container
chở thanh long bị ùn lại tại cửa khẩu đường bộ Kim
Thành thuộc cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Nhiều chủ
hàng đã làm xong thủ tục phía Việt Nam 3-4 ngày
trước vẫn chưa thể đưa hết hàng qua biên giới.
QH
Thịt gà Mỹ siêu rẻ dồn dập đổ vào
Việt Nam
Tổng cục Hải quan vừa công bố báo cáo cho biết
trong nửa đầu năm nay, Việt Nam (VN) đã nhập khẩu
142.190 tấn thịt gà với trị giá hơn 120 triệu USD. Như
vậy, tính trung bình mỗi ký thịt gà nhập khẩu vào VN
có giá hơn 19.500 đồng. Thịt gà nhập vào VN chủ yếu
từ Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ba Lan, Brazil và Nga.
Đáng chú ý, Mỹ là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất
vào VN với hơn 62.400 tấn, trị giá 48,6 triệu USD
trong sáu tháng đầu năm. Cụ thể, các doanh nghiệp đã
nhập 280 tấn cánh gà, hơn 59.500 tấn đùi gà, 466 tấn
thịt gà xay và trên 2.100 tấn chân gà từ Mỹ.
Như vậy, tính trung bình mỗi ký cánh gà, đùi gà
đông lạnh Mỹ về VN có giá nhập trung bình lần lượt
là 16.428 đồng và 17.470 đồng. Trong khi đó, giá
nhập khẩu bình quân của thịt gà xay là 26.180 đồng/
kg, của chân gà là 28.651 đồng/kg. Các mức giá trên
thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của VN.
Theo một số doanh nghiệp chăn nuôi, người tiêu
dùng Mỹ ít ăn cánh gà, đùi gà, chân gà mà chủ yếu
ăn ức gà được phi lê. Vì vậy, các loại đùi gà, chân gà,
cánh gà, xương gà các loại thường dùng để chế biến
bột thịt xương cho chăn nuôi hoặc xuất khẩu sang
các thị trường châu Á, châu Phi. Ngoài ra, do quy mô
chăn nuôi công nghiệp phát triển, chi phí sản xuất
thấp nên giá thành chăn nuôi của Mỹ cũng thấp hơn
VN nên giá rẻ hơn.
QUANG HUY
Đà Nẵng bắt tay với Thung lũng Silicon
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng, cùng đoàn công tác của TP này vừa có buổi
tọa đàm “Da Nang Business Roundtable” tại Silicon
Valley (Mỹ) nhằm giới thiệu môi trường đầu tư, kinh
doanh ở TP Đà Nẵng. Ông Thơ cho biết tại Đà Nẵng,
Mỹ hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba với 63 dự án có tổng
vốn đăng ký đầu tư đạt 595 triệu USD, chiếm khoảng
19% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“Đà Nẵng nổi lên với vị thế là một trong những
điểm đến đầu tư tiềm năng nhất tại khu vực miền
Trung. Chính quyền TP luôn coi Mỹ là thị trường
xúc tiến đầu tư trọng điểm. TP mong muốn mời gọi
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Mỹ có năng lực tài
chính, công nghệ đến tìm hiểu đầu tư kinh doanh và
hợp tác. Đặc biệt, các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh
của các doanh nghiệp Mỹ mà Đà Nẵng mong muốn
thu hút đầu tư bao gồm công nghệ thông tin, thiết bị
điện tử, hàng không vũ trụ, tự động hóa, trí tuệ nhân
tạo, công nghiệp hỗ trợ, y tế, giáo dục, bất động sản”
- ông Thơ nói.
Dịp này, lãnh đạo TP Đà Nẵng cùng với các đại
biểu đã chứng kiến lễ ký kết nhiều bản ghi nhớ hợp
tác giữa TP này với các công ty của Mỹ.
LÊ PHI
“Mỗi một địa phươngmiền Trung nhưmột “đốt sống” kinh tế nhưng
lại rất rời rạc, lỏng lẻo tựa như đangmắc căn bệnh “thoát vị đĩa đệm” ”
-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc thamquan triển lãmthành tựu kinh tếmiền Trung
tại TPQuy Nhơn (BìnhĐịnh). Ảnh: TTTTBD
Thủ tướng yêu cầu
các tỉnh miền Trung
xóa lợi ích cục bộ,
chủ động, nỗ lực liên
kết phát triển theo
tinh thần sáng tạo
nhằm tạo ra làng
sóng đầu tư mới.
Tiêu điểm
14 tỉnhmiềnTrung códân số
khoảng20,2 triệungười, chiếm
21% tổng dân số cả nước, diện
tích tự nhiên chiếm 28,9% cả
nước, đóng góp gần 20% tổng
GDP của cả nước.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook