190-2019 - page 8

8
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên
quan và Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Quang
Trung về xây dựng phương án giải quyết chống ngập tại
khu vực chân cầu Sài Gòn.
Theo đó, UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng
TP về việc không thực hiện phương án giải quyết ngập tại
khu vực chân cầu Sài Gòn do Công ty Quang Trung đề
xuất. Lý do công ty này chưa xây dựng phương án cụ thể,
cần có thời gian nghiên cứu, khảo sát.
Đồng thời, giao Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm quản lý hạ
tầng kỹ thuật phối hợp với UBND quận Bình Thạnh tập trung
theo dõi, hoàn thiện các giải pháp đã triển khai nhằm hạn chế
thấp nhất tình trạng ngập tại khu vực này. Phối hợp Sở GTVT
TP triển khai các giải pháp chống ngập phù hợp trong quá
trình thi công dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, từ tháng 4-2019 đến
nay, trên địa bàn TP xuất hiện 44 trận mưa với vũ lượng
lớn nhất là 68,5 mm. Đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập
hai lần; riêng đối với khu vực chân cầu Sài Gòn, xuất hiện
ngập với chiều sâu 0,3 m, chiều dài 270 m, thời gian nước
rút khoảng tiếng đồng hồ.
Để giải quyết ngập tại khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh,
trong đó có khu vực chân cầu Sài Gòn, hiện Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đang triển
khai thực hiện dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh
(cải tạo nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hào kỹ thuật, cây xanh,
chiếu sáng và lắp đặt hệ thống thoát nước).
Trước mắt, để hạn chế tình trạng ngập tại khu vực chân
cầu Sài Gòn, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Trung tâm quản lý
hạ tầng kỹ thuật TP cùng UBND quận Bình Thạnh tổ chức
khảo sát, triển khai thực hiện phương án giảm ngập tại
khu vực như: Lắp đặt hai máy bơm cưỡng bức nhằm đẩy
nhanh tốc độ dòng chảy về hướng cửa xả thuộc đường Điện
Biên Phủ (chân cầu Văn Thánh) để thoát nước ra rạch Văn
Thánh; lắp đặt trạm bơm công suất 2.700 m
3
/giờ tại cửa xả
đường Điện Biên Phủ…
Theo Sở Xây dựng, đối với đề xuất xây dựng phương
án chống ngập của Công ty Quang Trung thì cần thời gian
nghiên cứu, khảo sát và tổ chức thi công. Từ thực tiễn cho
thấy việc tiếp tục nghiên cứu và thực hiện giải pháp chống
ngập tại khu vực này sẽ bị trùng lắp với dự án sửa chữa
đường Nguyễn Hữu Cảnh, gây lãng phí.
KIÊN CƯỜNG
Đô thị -
Thứ Tư21-8-2019
VIẾT LONG
N
gày 20-8, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Đỗ Tất Bình, Phó
Tổng giám đốc Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam
(ACV), cho biết đường băng
Cảng hàng không quốc tế
(HKQT) Tân Sơn Nhất (TP.
HCM) và Nội Bài (TP Hà
Nội) đang hư hỏng nặng và
có nguy cơ dừng khai thác
bất cứ lúc nào, nhất là Cảng
HKQT Nội Bài.
Nguy hiểm tính mạng
hành khách
Theo lãnh đạo Cảng HKQT
Nội Bài, hai đường cất, hạ cánh
(CHC) 11L/29R và 11R/29L
đang khai thác quá tải. Có thời
điểmsốchuyếnbayCHClên tới
42 chuyến/giờ trong khi năng
lực khai thác là 37 chuyến/giờ.
Tần suất khai thác, đặc biệt là
các máy bay có trọng tải lớn
gia tăng dẫn đến hạ tầng khu
bay ngày càng xuống cấp với
mức độ, mật độ và phạm vi hư
hỏng ngày càng tăng.
Cụ thể, trên bề mặt đường
CHC 11L/29R xuất hiện hiện
tượng hằn vệt bánh máy bay
theo vệt càng rộng 1m, có hiện
tượng nứt dọc timkiểu rạn chân
chim với khe nứt 1 mm, dài
30-50 cmngắt quãng…Bềmặt
đường CHC 11R/29L thường
xuyên xuất hiện hư hỏng như
nứt vỡ và phùi bùn…
Còn tại sân bay Tân Sơn
Nhất, đường băng 07L/25R
cũng xuống cấp nặng nề, cần
được đại tu toàn bộ phầnmóng.
Các đường lăn cũng nằm trong
tình cảnh tương tự.
Trước thực trạng này, ACV
phải bỏ tiền ra duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa để đảm bảo
an toàn bay. “Tuy nhiên, đây
chỉ là giải pháp sửa chữa tạm
thời, tính chủ động không cao,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất
an toàn cho hoạt động bay,
thậm chí phải dừng khai thác
bất cứ thời điểm nào…” - lãnh
đạo ACV nói.
“Riêng hai đường băng sân
bay Nội Bài không còn đáp
ứng các tiêu chuẩn khai thác.
Tôi phải khẳng định việc khai
thác hiện nay rất nguy hiểm
đối với tính mạng hành khách.
Trên thế giới không có nước
nào đường băng hư hỏng như
vậymà vẫn khai thác…” - lãnh
đạo ACV thẳng thắn.
ACV: Có tiền nhưng
không được sửa
TheoACV, trước đây kết cấu
hạ tầng cảng hàng không được
giao cho doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước. Tuy nhiên, từ
1-4-2016, ACV chuyển sang
hoạt động theo mô hình công
ty cổ phần. Theo đó, tài sản tại
khu phục vụ hoạt động bay (trừ
sân đỗ) là của Nhà nước. “Vì
vậy, việc đầu tư, bảo trì, sửa
chữa các đường băng không
chờ câu trả lời… Tuy nhiên,
theo một nguồn tin, dự thảo
nghị định thay thế Nghị định
102/2015 (vừa hết hạn lấy ý
kiến vào cuối tháng 7) sẽ tháo
gỡ khó khăn hiện nay về các
rào cản làm ảnh hưởng lớn
đến việc thực hiện công tác
quản lý, đầu tư xây dựng, các
thủ tục về đất đai để phát triển
cảng hàng không Việt Nam.•
Hư hỏng ở khu vực đường băng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ảnh: VIẾT LONG
Hư hỏng toàn diện sẽ rất khó sửa
Cảng HKQT Nội Bài vừa đề nghị Bộ GTVT xemxét và sớmgiải
quyết vướng mắc về cơ chế vốn đối với tài sản khu bay nhằm
tăng tính chủ động và đẩy nhanh việc đầu tư, sửa chữa các dự
án trọng điểm.
Xây dựng cơ chế tài chính linh hoạt trong một số trường
hợp cần phải thực hiện ngay để khắc phục các sự cố nhằm
đảm bảo cho hoạt động bay an toàn và liên tục.“Đặc biệt, cho
phép tiến hành sửa chữa lớn càng sớm càng tốt đường CHC
11L/29R phạm vi 600 m đầu 11L, một số khu vực trên đường
CHC 11R/29L, các đường lăn S7, S3, S2 và S1 khu vực sân quay
đầu tây…” - đơn vị này kiến nghị.
“Điều vô lý là Nhà
nước không có tiền
sửa chữa sân bay hư
hỏng nặng, ACV dù
có tiền cũng không
thể sửa chữa vì
vướng cơ chế” - lãnh
đạo ACV nói.
Tiêu điểm
Mới đây, tại cuộc họp triển
khai công tác an toàn, an ninh
hàng không những tháng cuối
năm, PhóThủ tướng Chính phủ
TrươngHòaBìnhđãyêucầusớm
xử lý vướng mắc liên quan đến
hạ tầng khu bay.
TheoPhóThủ tướng, khubay,
cụ thể là đường CHC tại Nội Bài,
Tân Sơn Nhất, xuống cấp trong
khi cơ chế lại không cho phép
ACV triển khai. “Tiền có mà cơ
chế không cho làm là rất vô
lý. Cơ chế vô lý, phải tập trung
tháo gỡ nhanh”- PhóThủ tướng
nhấn mạnh.
Mối nguy của đường băng Nội Bài,
Tân Sơn Nhất
Đường băng hư hỏng nhưng ngành hàng không vẫn “cố” khai thác vì vướng…cơ chế.
Không thực hiệnphươngán chốngngập
tại chân cầuSàiGòn
thuộc trách nhiệm của doanh
nghiệp” - lãnh đạo ACV nói.
Cuối năm 2018, Bộ GTVT
từng kiến nghị Thủ tướng
xem xét, bổ sung danh mục
và bố trí kế hoạch vốn trung
hạn 2016-2020 từ nguồn dự
phòng của Chính phủ. Trường
hợp không thể bố trí vốn ngân
sách, Bộ kiến nghị Thủ tướng
xem xét phương án choACV
sử dụng nguồn thu từ hoạt
động khu bay để đầu tư các
dự án nêu trên (dự kiến cần
gần 4.500 tỉ đồng).
Trong thời gian chờ đợi,
Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài
chính cho phépACV sử dụng
nguồn thu từ hoạt động khai
thác kết cấu hạ tầng khu bay
để sửa chữa ngay hệ thống
sân đường khu bay...
Tuy nhiên, góp ý về đề
nghị này, Bộ Tài chính, Bộ
KH&ĐT cho rằng nguồn vốn
đầu tư công trung hạn hiện còn
3.700 tỉ đồng nhưng phải dùng
vào giải quyết các tồn đọng về
vốn của Bộ GTVT.
Bên cạnh đó, việc đề xuất
ACV sử dụng nguồn vốn của
mình để sửa chữa là chưa phù
hợp với quy định về quản lý
tài sản công và ngân sách nhà
nước. “Điều vô lý là Nhà nước
không có tiền, để sân bay hư
hỏngnặng,ACVdùcó tiềncũng
không thể sửa chữa vì vướng
cơ chế” - lãnh đạo ACV nói.
Theo lãnhđạoACV, đểgỡnút
thắt này, Bộ GTVT đang sửa
Nghị định 102/2015 về quản
lý, khai thác cảng hàng không,
sân bay. “Khi nghị định này ra
đời,ACVmới có thể bỏ tiền ra
làmđược. Tuy nhiên, qua nhiều
lần góp ý, đến nay nghị định
này vẫn chưa ra đời. Trong khi
việc sửa chữa hư hỏng đường
băng là hết sức cấp bách” - lãnh
đạo ACV thông tin.
Liên quan đến vấn đề trên,
chúng tôi đã liên hệ với Cục
Hàng khôngViệt Namvà đang
Trung tâm điều hành đô thị
thông minh sẽ có thêm nhiều “mắt”
Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho hay
liên quan đến đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô
thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm
2025”, UBND TP đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền
thông sớm thực hiện kết nối các hệ thống camera hiện
có vào Trung tâm điều hành đô thị thông minh.
Cụ thể, tập trung kết nối với Trung tâm điều hành
giao thông (Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài
Gòn - Sở GTVT), một số camera trọng điểm của Công
an TP, sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực cảng do Cục Hải
quan TP quản lý, Trung tâm điều hành chương trình
chống ngập nước TP, Công viên phần mềm Quang
Trung và thí điểm tại một số trường học, bệnh viện,
chợ, khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP.
Viện Nghiên cứu phát triển TP được giao lập đề
án “Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội TP giai đoạn
2016-2020 và kịch bản dự báo phát triển kinh tế-xã hội
giai đoạn 2021-2025”.
UBND TP sẽ thành lập bộ máy tổ chức quản lý
Trung tâm điều hành đô thị thông minh và trung tâm
dữ liệu dùng chung với hệ sinh thái dữ liệu mở.
PHAN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook