204-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu6-9-2019
Cảnh báo trẻ bị thủng mũi,
màng nhĩ từ pin đồ chơi
Nhiều trẻ nhỏ bị thủngmũi, hoại tửmàng nhĩ phải nhập viện xử trí do nhét pin điện tử
có khả năng ănmòn niêmmạc nghiêm trọng vào trongmũi, lỗ tai.
HOÀNG LAN
T
heo thống kê của Bệnh
viện (BV) Tai mũi họng
TP.HCM, chỉ riêng trong
tám tháng đầu năm, BV tiếp
nhận và xử trí 38 ca nhét dị
vật là pin điện tử vào mũi,
tai, thực quản. Trong đó, đa
phần tai nạn là do pin điện
tử hình dạng như cúc áo
(hay còn gọi là pin cúc áo)
và bệnh nhân là trẻ nhỏ từ
sáu tuổi trở xuống.
Tự nhét hai viên pin
vào tai
Mới đây, BV vừa tiếp
nhận bé trai TQĐ (năm tuổi,
ngụ Bình Thuận) bị thủng
và mất hoàn toàn màng nhĩ
do nghịch dại tự nhét viên
pin cúc áo trong đồ chơi
vào tai phải.
Khi thăm khám và chẩn
đoán hình ảnh, các bác sĩ
ghi nhận ống tai phải của
bé phù nề, có nhiều mô hoại
tử và dị vật kim loại đường
kính 8 mm, dày 2 mm lọt ở
trong xương chũm (bộ phận
cấu thành của tai giữa). Bệnh
nhi được chuyển phòng mổ
để tiến hành gắp dị vật.
Do dị vật nhỏ, lọt sâu bên
trong nên êkíp phải nội soi
dưới kính hiển vi, xoay trở
nhiều lầnmới lấy ra được viên
pin, sau đó rửa sạch vùng da
bị hoại tử cho bé. Quan sát sau
khi lấy dị vật ra, bé bị thủng
và mất hoàn toàn màng nhĩ,
mất da vùng rìa ngoài màng
nhĩ, phần cán búa (bộ phận
dẫn truyền thần kinh nghe) bị
hoại tử một phần. Đo thính
lực thấy tai phải của bé nghe
kém, điếc dẫn truyền mức độ
trung bình.
Bé được cho dùng kháng
sinh, kháng viêm và tiếp tục
vệ sinh tai vài ngày sau để
lấy hết dịch trong tai. Theo
các bác sĩ, quá trình điều trị
bệnh nhi còn kéo dài và dự
kiến bé còn phải trải qua
phẫu thuật để vá màng nhĩ,
cải thiện sức nghe.
Cha của bé - anh TQT cho
hay: Trước khi nhập BV Tai
mũi họng TP một ngày, bé
tháo pin trong đồ chơi điện
tử là quả trứng nhấp nháy mẹ
bémua cho trước cổng trường
ra chơi. Sau đó, bé tự nhét
hai viên pin vào lỗ tai phải.
Cô giáo phát hiện và chỉ lấy
được một viên pin ra khỏi tai
nên gọi phụ huynh đưa bé đi
cấp cứu. Can thiệp lấy viên
pin ở bệnh viện địa phương
thất bại nên gia đình chuyển
bé vào BV Tai mũi họng TP
điều trị.
Một trường hợp khác, cách
đây khoảng hai tuần, bé gái
NTQA (bốn tuổi, ngụ Tiền
Giang) được BV tuyến dưới
chuyển lên trong tình trạng
sưng mũi, chảy mũi hôi một
bên, sốt cao, lạnh run, biểu
hiện nhiễm trùng, nhiễm độc.
Người nhà cho biết cách một
tuần nhập viện, bé chơi đồ
chơi và lấy viên pin cúc áo
nhét vào hốc mũi. Viên pin
lọt sâu vào bên trong không
lấy ra được. Tại BV, bé được
xử trí gây mê, nội soi gắp dị
vật và phát hiện bé bị thủng
vách ngăn, hoại tử cuống
Tiêu điểm
Chỉ riêng trong
tám tháng đầu
năm, BV tiếp nhận
và xử trí 38 ca nhét
dị vật là pin điện tử
vào các lỗ tự nhiên
trên cơ thể.
Nguy hiểm khi viên
pin trong tay trẻ
Pin điện tử hay pin cúc áo
thường gặp trong đồ chơi trẻ
em, đồ chơi Trung Quốc và có
thể dễ dàng tháo rời. Trẻ nhỏ
không nhận biết đượcmức độ
nguy hiểm khi nhét vào các
hốc tự nhiên trên cơ thể như
mũi, tai sẽ gây mắc kẹt không
lấy ra được.
Bé TQĐ (nămtuổi) được thămkhámtrước khi xuất viện. Ảnh: HL
Hình dạng viên pin cúc áo
(ảnh nhỏ)
gây nguy hại khi nhét vào tai. Ảnh: INTERNET
mũi gây ra tình trạng thở có
tiếng rít. Sau khi được chữa
ổn định, bé phải tiếp tục trải
qua phẫu thuật để vá lại lỗ
thủng trên mũi.
Cẩn thận pin điện tử
tháo rời
TS-BS Nguyễn Thị Thanh
Thúy, Trưởng Khoa nhi-
tổng hợp BV Tai mũi họng
TP, cho biết trong viên pin
điện tử có dung dịch kiềm,
có tính ăn mòn cao, khi tiếp
xúc với niêm mạc sẽ gây ra
tình trạng bỏng lạnh. Bỏng
lạnh nguy hiểm gấp nhiều
lần bỏng nóng vì ăn mòn
sâu vào trong niêm mạc,
hình thành nên vết thương
nghiêm trọng, hoại tử, thủng
vùng tiếp xúc.
Nếu xử lý trễ (trên 24
tiếng), trẻ có thể đối diện
các biến chứng cực kỳ nguy
hiểm như thủng, hoại tử niêm
mạc, sẹo dính niêm mạc nơi
tiếp xúc.
Nhiều trường hợp sau
khi can thiệp lấy dị vật,
trẻ còn phải trải qua điều
trị lâu dài để khâu vá vết
thủng, nong vết sẹo hẹp,
chỉnh hình xương con trong
tai, vá màng nhĩ... Ngoài dị
vật là pin điện tử, trẻ cũng
hay nhét hạt cườm đủ kích
cỡ vào trong tai, mũi khiến
thủng mũi, màng nhĩ, việc
xử trí lấy dị vật rất khó.•
Cách phòng chữa tai nạn từ pin
Khi phát hiện trẻ nhét pin vào mũi, tai, gia đình và nhà
trườngnên chuyển trẻđếnBV chuyênkhoađể xử lý lấydị vật,
bơmrửa tại chỗ vùng tiếp xúc pin, tránhmôhoại tử lan rộng.
Phụ huynh và nhà trường cần quan sát trẻ chơi đùa, rà
soát đồ chơi sử dụng pin điện tử, đặc biệt đồ chơi tháo rời
được pin khôngphùhợpđộ tuổi của bé. Cảnhbáo trẻ không
nhét đồ vật vào các lỗ tự nhiên như tai, mũi.
TS-BS
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
,
Trưởng Khoa nhi-tổng hợp
BV Tai mũi họng TP.HCM
Khai giảngkhông thảbóngbay, chỉ “thả tym”
Sự lắng nghe không phải
từ một thầy hiệu trưởng của
Nguyệt Linh mà từ rất nhiều
hiệu trưởng trên cả nước đã
tạo nên một mùa khai giảng quá nhiều cảm xúc đẹp. Không chỉ
mang thông điệp bảo vệ môi trường, việc ngừng thả bóng bay
còn mang thông điệp rất rõ ràng: Các em được lắng nghe, được
tôn trọng, được đánh giá cao, được khuyến khích tham gia bày
tỏ... Ngành giáo dục đã sẵn sàng cho nhiều sự chấn chỉnh, đổi
mới.
Khi các trường học hưởng ứng bức thư của Nguyệt Linh, hẳn
nhiều em học sinh (HS) khác sẽ tự tin hơn, sẽ có mong muốn
tham gia vào các vấn đề môi trường - xã hội một cách có trách
nhiệm hơn, chủ động hơn. Đó cũng là một trong những mục tiêu
mà nền giáo dục khai phóng phải hướng tới: Đào tạo ra những
công dân có trách nhiệm ngay từ bây giờ và càng phát triển
trách nhiệm của mình trong tương lai.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, Internet và các phần mềm
ứng dụng giúp cho việc học tập dễ dàng hơn bao giờ hết, đặc
biệt là những người thích tự học. Ai cũng có thể dễ dàng học
được cả một kho kiến thức khổng lồ của nhân loại từ nhiều
nguồn khác nhau. Thầy cô trong các nhà trường có thể không
còn là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất và quan trọng nhất
cho con trẻ nữa. Tuy nhiên, vai trò “kiến trúc sư tâm hồn” của các
thầy cô sẽ không ai thay thế được và đặt ra nhiều yêu cầu cấp
bách hơn trong giai đoạn hiện nay. HS cần được thấu hiểu và
lắng nghe nhiều hơn, cần được khuyến khích và chỉ dẫn nhiều
hơn. Trong một thế giới còn nhiều biến động, trong xã hội chúng
ta đang có nhiều giá trị xung đột nhau, thầy cô cần gieo trồng
những hạt mầm nhân ái, giúp các em phát triển lành mạnh,
cao đẹp về nhân cách. UNESCO đã chỉ ra rằng mục tiêu của học
tập là học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để
khẳng định mình. Một nền giáo dục thiếu lắng nghe sẽ chỉ có
thể giúp HS đạt được hai mục tiêu đầu tiên, còn lại chưa chắc có
thể giúp các bạn trẻ “học để chung sống và học để khẳng định
mình”.
Rất nhiều người dù thành công trong công việc vẫn loay hoay
trong câu hỏi mình đã chọn đúng nghề, đi đúng hướng, mình là
ai…Các thầy cô dạy giỏi từng giúp họ gặt hái rất nhiều thành
tích trong học tập nhưng ít thầy cô nào dạy họ việc lắng nghe,
vun đắp, khám phá tâm hồn của chính mình. Sự đòi hỏi ngành
giáo dục thay đổi để phá bỏ đi những “cái khuôn” đang đặt ra và
chúng ta nhận thấy đã có những sự đáp lời.
Nhiều trường học cũng đã thay đổi cách tổ chức lễ khai giảng.
Khai giảng gọn gàng, bớt các phát biểu dài dòng, bớt các phần
lễ nghi rườm rà, tập trung vào cảm xúc của HS, tạo cho các em
sự phấn chấn trước khi bước vào buổi học đầu tiên. Tại Đà Nẵng,
các đại biểu được xếp ngồi phía sau HS trong buổi lễ khai giảng.
Cô bé Nguyệt Linh gửi tâmthư đến 40 trường học kêu gọi
ngừng thả bóng bay trong lễ khai giảng và được ngành giáo
dục hưởng ứng. Ảnh: TH
(Tiếp theo trang 1)
Đây cũng là một sự thay đổi có thể nói là khá ngoạn mục, bởi
nhiều năm qua các nghi lễ trong trường học đã đóng khuôn
thành “khung nghi thức” thống nhất khắp các vùng, miền,
truyền từ năm này qua năm khác.
Mùa khai giảng đầu tiên không bóng bay rất đáng nhận nhiều
lượt “like” và “thả tym” từ các em, theo cách nói của các em.
HỒNG MINH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook