216-2019 - page 16

16
Góc nhìn
Quốc tế -
ThứSáu20-9-2019
Tiêu điểm
Thủ tướng Mahathir Mohamad hôm 18-9 công bố Khung
chính sách đối ngoại của chính phủ mới Malaysia, trong đó
khẳng định nước này phản đối quân sự hóa biển Đông.
Bộ tài liệu 80 trang với chủ đề “Thay đổi liên tục” đề cập:
“Về cơ bản, biển Đông phải là vùng biển của hợp tác, kết
nối và xây dựng cộng đồng, không phải nơi đối đầu hay xung
đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố khu vực
hòa bình, tự do và trung lập (gọi tắt là ZOPFAN). Malaysia
sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN” - theo tờ
South
China Morning Post
.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ký ZOPFAN vào năm
1971, khẳng định các nước thành viên quyết tâm xúc tiến
những cố gắng cần thiết để có được sự công nhận và tôn trọng
Ðông Nam Á như một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,
không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức và phương cách
nào của các nước ngoài khu vực.
Malaysia cũng bày tỏ thái độ không đứng về phe này
chống phe kia trong quan hệ nước lớn. Ngoài ra, Thủ tướng
Mahathir còn đề nghị phi quân sự hóa biển Đông để vùng
biển này trở thành khu vực hòa bình và thương mại.
Như vậy, có thể rút ra ba thông điệp quan trọng từ tuyên bố
của chính quyền Mahathir: (i) Không liên minh với bên này
để chống lại bên kia; (ii) Không chấp nhận sự can thiệp quân
sự bất hợp pháp, gây căng thẳng từ bên ngoài vào biển Đông;
(iii) Thúc đẩy hợp tác đa phương, thu hút các quốc gia đến
biển Đông vì mục tiêu hòa bình như thương mại.
Các thông điệp này không chỉ phù hợp với lập trường
chung của ASEAN mà còn rất sát với các quan điểm của Việt
Nam thời gian qua. Rõ ràng nhất là thông qua các tuyên bố
của Việt Nam trước sự kiện tàu địa chất Hải Dương 8 của
Trung Quốc nhiều lần xâm phạm trái phép vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gần đây.
Thứ nhất, dù đối mặt sức ép và sự đe dọa từ Bắc Kinh
ở biển Đông thời gian qua nhưng Việt Nam tiếp tục duy
trì chính sách “ba không”: Không tham gia các liên minh
quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam
và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Thứ hai, Việt Nam nhiều lần khẳng định kịch liệt phản
đối hành động quân sự của Trung Quốc hay bất kỳ nước
nào trái luật pháp quốc tế, điển hình là Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đối với tất
cả hành vi quân sự hóa hay can dự quân sự trái phép, điển
hình như Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo, huấn luyện
quân sự trái phép ở Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt
Nam), Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn lên tiếng phản đối, tiến
hành giao thiệp và trao công hàm cương quyết phản đối
cách hành xử không “thượng tôn pháp luật”.
Thứ ba, Việt Nam nhiều lần tuyên bố chào đón và sẵn
sàng hợp tác với các nước khác cũng như cộng đồng quốc
tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực
biển Đông. “Quan điểm của Việt Nam về tự do hàng hải và
hàng không trên biển là rõ ràng nhất quán và đã được thể
hiện nhiều lần. Theo đó, các hoạt động trên biển cần tuân
thủ các quy định của luật pháp quốc tế như được thể hiện
trong UNCLOS” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nhắc lại trước báo chí và cộng
đồng quốc tế.
Tuyên bố của Malaysia và ba điểm tương đồng giữa
Việt Nam và Malaysia nói trên rất quan trọng, nhất là khi
ASEAN đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông
với Trung Quốc trong bối cảnh Philippines có xu hướng
ngày càng xích lại gần Bắc Kinh.
ĐỖ THIỆN
Tổng thống Ukraine trước nghi vấn
dính líu tài phiệt
Việc xuất hiện của nhà tỉ phú Igor Kolomoisky tại Kiev cùngmối quan hệ “gần gũi” với chính phủmới
thực sự rất đáng nghi và đang ảnh hưởng tới hình ảnh của vị tân tổng thống.
HÀMINHTHU
S
au bốn tháng đắc cử
tổng thống Ukraine, cựu
nghệ sĩ hài Volodymyr
Zelenskiy đang đối mặt với
cuộc khủng hoảng đầu tiên
có thể làm suy yếu lòng tin
của 73% cử tri nước này cũng
như cộng đồng quốc tế dành
cho ông. Vấn đề này không
mới ở đất nước Đông Âu này
và cũng đã được dự báo vài
tháng trước:Mối quan hệ giữa
nhà tài phiệt Igor Kolomoisky
và tân tổng thống.
Ông Kolomoisky từng đối
mặt với cáo buộc rút ruột 5,5
tỉ USD của ngân hàng lớn
nhất Ukraine PrivatBank khi
ông còn nắm quyền sở hữu.
Năm 2016, PrivatBank được
quốc hữu hóa bằng tiền thuế
nhân dân và ông Kolomoisky
tạm lánh nạn ở Israel. Ngày
10-9, ông Zelenskiy bất ngờ
đăng tấm ảnh trong đó tỉ phú
Kolomoisky xuất hiện ngồi
cùng với những vị quan chức
của chính phủ mới đang đàm
phán về một thỏa thuận liên
quan đến PrivatBank, theo tờ
Financial Times
.
Tấm ảnh gây
tranh cãi
Trong tấm ảnh ngày 10-9,
Tổng thống Zelenskiy ngồi
trung tâm.Hai bên làThủ tướng
OleksiyHoncharuk, Bộ trưởng
năng lượng Oleksiy Orzhel, tỉ
phú Igor Kolomoisky và cựu
luật sư của ông Kolomoisky,
Sự kiện này đã đưa
ra một thông điệp
khá rõ ràng: Ông
Kolomoisky hiện là
nhà tài phiệt số một
và mọi người phải tỏ
lòng kính trọng ông.
Các sự kiện diễn ra gần đây
xoay quanh vụ PrivatBank
và những cuộc tấn công bà
Gontareva gửi đi một thông
điệp khá rõ ràng rằng những
vị chủ cũ của PrivatBank đang
mong chờ đền bù thỏa đáng
sau khi ngân hàngbị quốc hữu
hóa. Nhữngsựkiệnnàygợi nhớ
Ukraine của 20 năm trước với
những trận chiến của các nhà
tài phiệt.
Tuyên bố của
NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG UKRAINE
Bức ảnh cuộc làmviệc của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy (ngồi trung tâm) gây tranh cãi.
Ảnh: VPTTUKRAINE
Andriy Bohdan (hiện nay là
chánh văn phòng phủ tổng
thống). Ông Andriy Bohdan
chính là người đã đề xuất
ông Honcharuk vào vị trí thủ
tướng, tờ
Bloomberg
cho biết.
Các quan chức trong ảnh
đang bàn về những công ty của
nhà tỉ phú và mức phí năng
lượng ban hành. Tuy nhiên,
Thủ tướngHoncharuk nói với
tờ
Financial Times
rằng thực
chất Tổng thống Zelenskiy
muốn đạt được một thỏa
thuận với ông Kolomoisky
về PrivatBank. Ngay sau đó,
ông Honcharuk nhanh chóng
đưa ra một tuyên bố khác,
cho biết chính phủ đang “cẩn
thận nghiên cứu về tình hình
của PrivatBank và không tiến
hành bất kỳ cuộc đàm phán
nào với bất kỳ ai”.
Theo nhà phân tíchTimothy
Ash, sự kiện này đã đưa ra
một thông điệp khá rõ ràng:
Ông Kolomoisky hiện là nhà
tài phiệt số một và mọi người
phải tỏ lòng kính trọng ông.
“Một điều đáng buồn là mọi
người tin rằng ông Zelenskiy
sẽ khác những vị quan chức
khác. Bên ngoài chính quyền
tỏ ra là đang thực hiện những
cải cách nhưng đằng sau hậu
trường là một câu chuyện
khác” - ông Ash nhận định.
Trên tờ
Bloomberg
, nhà
báo Leonid Bershidsky cho
rằng việc xuất hiện của nhà tỉ
phú tại Kiev cùng mối quan
hệ “gần gũi” với chính phủ
mới thực sự rất đáng nghi và
đang ảnh hưởng tới hình ảnh
của vị tân tổng thống. Ngoài
ra, hiện ông Kolomoisky đột
nhiên có lợi thế hơn trước
tòa trước những cáo buộc.
Trái lại, bà Gontareva, cựu
thống đốc Ngân hàng trung
ương Ukraine, người đã đưa
ra quyết định quốc hữu hóa
PrivatBank ba năm trước, lại
gặp hàng loạt tai họa (bà bị đe
dọa, bị tai nạn ô tô rất bí ẩn;
nhà, xe của bà và gia đình bị
đốt phá ở Ukraine). Điều này
càng khiến báo chí thế giới
không ngừng đưa ra những
nghi vấn về sự trong sạch
của chính phủ mới Ukraine.
Lằn ranh đỏ của
chính quyền mới
ÔngKolomoiskysởhữukênh
truyền hìnhmà tân tổng thống
từng làm việc, đã tài trợ kinh
phí cho chính phủ trước chống
lại phe đòi ly khai Ukraine từ
năm 2014. Ông cũng là một
trong những mục tiêu đầu
tiên của cựu tổng thống Petro
Poroshenko trong cuộc chiến
chống tham nhũng.
TrongvụNgânhàngPrivatBank
phásản,nhàkinhtếSergiyFursa
của Dragon Capital cho biết
80%-90% các khoản vay của
PrivatBank được cấp cho các
tổ chức mà ông Kolomoisky
kiểmsoát. “Đây là cho vay nội
bộ, nói cách khác tiền được
rút khỏi ngân hàng bởi chủ sở
hữu của nó” - ông Fursa đánh
giá. Tờ
Kyiv Post
cho biết ông
Kolomoisky phủ nhận cáo
buộc rút ruột PrivatBank và
đang cố gắng giành lại quyền
kiểm soát ngân hàng đã được
quốc hữu hóa này.
Bà Valeria Gontareva, cựu
thống đốc Ngân hàng trung
ương Ukraine, buộc tội ông
Kolomoisky đang tiến hành
chiến dịch khủng bố chống lại
bà và gia đình. Trả lời hãng
tin
BBC
, bà Gontareva nói
đã nhận được nhiều lời đe
dọa và tai họa có liên quan
đến quyết định quan trọng
quốc hữu hóa PrivatBank ba
năm trước.
Kolomoiskyphủnhậnnhững
cáo buộc, nói với hãng tin
Novoye Vremya:
“Làm sao
một người bị đe dọa có thể
nói chuyện thoải mái về điều
đó trong những cuộc phỏng
vấn với báo chí lớn?”.
Nhà kinh tế người Thụy
ĐiểnAndersAslund cũng lên
án hành động khủng bố bà
Gontareva. “Nếu Tổng thống
Zelenskiy không đứng lên
để lên án ông Kolomoisky
và ngăn chặn điều đó, ông
sẽ sớm kết thúc sự nghiệp
tổng thống của mình. Mỹ và
Liên minh châu Âu cũng cần
phải cất lên tiếng nói mạnh
mẽ của họ” - ông Aslund
cho biết.
Đối với nhiều nhà đầu tư
và tổ chức tín dụng bao gồm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bất kỳ
thỏa hiệp nào cho phép ông
Kolomoisky lấy lại quyền
sở hữu PrivatBank; hoặc
bất kỳ nỗ lực nào của chính
phủ để thu hồi 5,5 tỉ USD
bằng thuế của nhân dân là
một lằn ranh đỏ không thể
chấp nhận được, tờ
Kyiv
Post
nhận định.•
ViệtNam-Malaysia: Bađiểmtươngđồngquan trọngvề biểnĐông
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook