216-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu20-9-2019
Tòaxử thi hànhánphải
bồi thường55 tỉ đồng
Chiều 18-9, sau hai ngày xét xử, TAND tỉnh Bình Định đã
tuyên phạt Nguyễn Văn Chánh, cựu chánh Văn phòng Cục
Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định, chín năm tù về
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tòa còn buộc Cục THADS tỉnh bồi thường cho DNTN
Phú Lợi hơn 49,4 tỉ đồng, DNTN Huy Phương (cùng tỉnh
Gia Lai) hơn 5,6 tỉ đồng.
Theo HĐXX, bản án phúc thẩm ngày 29-9-2014 của
TAND tỉnh Bình Định buộc ông Lê Viết Chín, chủ DNTN
Phú Lợi, có nghĩa vụ trả cho Công ty TNHH Thanh Phát
(Bình Định) hơn 19,2 tỉ đồng. Sau đó cục trưởng Cục
THADS tỉnh ký quyết định cho thi hành khoản bồi thường
theo nội dung bán ản đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định
cũng phân công chấp hành viên Chánh tổ chức THA.
Sau đó bị cáo Chánh cưỡng chế kê biên kho hàng mì lát
của DNTN Phú Lợi tại Khu công nghiệp Long Mỹ (TP Quy
Nhơn). Thời điểm này, trong kho hàng có hơn 1.600 tấn mì
lát của DNTN Huy Phương. Ông Chánh mặc nhiên công
nhận số mì lát này thuộc sở hữu của DNTN Phú Lợi mà
không xem xét tài liệu do đương sự cung cấp. Hậu quả, số
mì lát bị tạm giữ lâu ngày sụt giảm chất lượng, số lượng, gây
thiệt hại cho DNTN Huy Phương hơn 5,6 tỉ đồng.
Bị cáo cũng không biết bên trong kho xưởng của DNTN
Phú Lợi có hơn 25.728 tấn mì lát, gần 33,4 tấn hạt ươi là
tài sản không thuộc diện bị kê biên. Khi cưỡng chế kê biên,
Chánh đã không mở khóa kho hàng mà niêm phong ngay
cổng ra vào, không thực hiện đúng theo kế hoạch tổ chức
cưỡng chế kê biên đã ban hành trước đó. Do đó DNTN Phú
Lợi phải chịu thiệt hại hơn 49,4 tỉ đồng do không thể xuất
được số hàng hóa là mì lát, hạt ươi để thực hiện hợp đồng
với các đối tác.
Tại tòa, DNTN Phú Lợi yêu cầu Cục THADS tỉnh bồi
thường thiệt hại 76 tỉ đồng, DNTN Huy Phương yêu cầu bồi
thường thiệt hại gần 10 tỉ đồng do hành vi của bị cáo Chánh
gây ra. Bị cáo thì cho rằng bản thân thực hành theo đúng quy
định của Luật THADS. Bị cáo một mực không nhận tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như cáo buộc của
VKSND Tối cao.
HĐXX nhận định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị
cáo đã không thực hiện đầy đủ, không đúng trách nhiệm của
chấp hành viên theo quy định của pháp luật, không tiến hành
xác minh tài sản khi THA. Bị cáo lập các biên bản tạm giữ
tài sản sai là số mì lát của DNTN Huy Phương, gây thiệt hại
đối với các doanh nghiệp.
Bị cáo cũng không xác minh sổ sách kế toán, không xác
minh số dư tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bị kê biên;
niêm phong nhưng không mở kho để kiểm tra nên không biết
được bên trong kho chứa những gì.
HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo thể hiện sự cẩu thả,
chủ quan làm cho DNTN Phú Lợi không thể giao hàng cho
đối tác theo đúng hợp đồng. Điều này dẫn đến tài sản bị suy
giảm về số lượng, chất lượng, hư hỏng.
Liên quan vụ việc này, VKSND tỉnh đã kỷ luật bằng hình
thức khiển trách đối với kiểm sát viên Trần Ngọc Lệ. Ông Lệ
được giao nhiệm vụ kiểm sát việc thi hành bản án nêu trên.
Nhưng ông Lệ chỉ đọc, nghiên cứu các quyết định của Cục
THADS tỉnh ban hành, không nghiên cứu các tài liệu xác
minh, thu thập trong quá trình THA của chấp hành viên khi
THA cho nên không phát hiện những sai phạm của bị cáo.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cũng xác định lãnh đạo
Cục THADS tỉnh Bình Định đã thiếu trách nhiệm trong việc
kiểm tra, đôn đốc khi bị cáo tổ chức thi hành bản án nói trên.
TẤN LỘC - HÀ THANH
Thiếu niên hiếp dâm bé gái lãnh 14 năm tù
Bị cáo
Nguyễn
Văn
Chánh
tại tòa.
Ảnh:
N.LINH
MINHVƯƠNG
N
gày 19-9, Đoàn đại biểu Quốc
hội TP.HCM tổ chức hội thảo
góp ý dự án Luật Hòa giải, đối
thoại tại tòa án.
Theo ông Phùng Văn Hải, Chánh
tòa Dân sựTANDTP, giải quyết tranh
chấp bằng phương pháp hòa giải, đối
thoại là xu thế phù hợp trong bối cảnh
khiếu kiện ngày càng nhiều, càng
phức tạp ở nhiều lĩnh vực. Qua việc
hòa giải, đối thoại, các bên tự nguyện,
thống nhất về một phần hay toàn bộ
vụ việc dân sự thì được xem là hòa
giải thành, vì vậy nên bỏ quy định về
hòa giải thànhmột phần trong dự thảo.
Bổ sung, bà Phạm Thị Hồng Việt,
Hội Luật giaTP, cho rằngnên cóhướng
dẫn về phần hòa giải không thành để
tòa tiếp tục giải quyết. Cụ thể, trường
hợp này nên hướng dẫn đương sự sẽ
khởi kiện tiếp hoặc theo một thủ tục
luật định khác.
Thẩm phán Hải cũng đưa ra một số
vướng mắc về quy định không hòa
giải, đối thoại được. Cụ thể, nếu một
bên yêu cầu không tiến hành hòa giải,
nộp kèm đơn khởi kiện thì phải thụ lý
theo thủ tục chung, vậy điều này có ảnh
hưởng đến hiệu quả của luật hòa giải,
đối thoại tại tòa án không. Mặt khác,
khi khởi kiện, nguyên đơn có quyền
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời, theo BLDS thì tòa án phải
xem xét trong thời hạn ba ngày. Đồng
thời, tòa cũng phải xem xét thụ lý đơn
khởi kiện theo trình tự tố tụng dân sự
hoặc hành chính. Điều này dẫn đến
việc không thống nhất là tòa đã thụ
lý rồi mà vẫn hòa giải.
Một tình huống nữa là hòa giải,
đối thoại với đương sự là người nước
ngoài. Hai bên hòa giải thông qua trực
tuyến, nếu hòa giải thành thì ký biên
bản hòa giải như thế nào. Những bản
ghi âm, ghi hình việc hòa giải có thể
sử dụng làm căn cứ để tòa án xác nhận
hòa giải thành hay không. Cạnh đó,
nếu đối thoại, hòa giải mà không có
người đại diện ở Việt Nam thì một
Luật hòa giải, đối thoại
phải chặt chẽ
Giải quyết vụ án thông qua hòa giải, đối thoại sẽ giảm số lượng án,
hạn chế khiếu kiện nhưng luật cần quy định chặt chẽ.
Luật sư Trương Thị Hòa phát biểu
tại hội thảo. Ảnh: MV
Phải tính việc bảo mật thông tin trong hòa giải
Tôi tán thành ban hành luật hòa giải, đối thoại tại tòa nhưng lại không
đồng tình với việc mở rộng phạm vi áp dụng đối với những trường hợp có
đơn khởi kiện. Vì hoạt động hòa giải chỉ mang tính chất bổ trợ cho hoạt động
xét xử của tòa án. Việc mở rộng sẽ làm tăng thêm những vấn đề mới cho tòa
án phải giải quyết. Ngoài ra việc bảo mật thông tin trong hòa giải, đối thoại
phải tính toán ra sao; nếu tổ chức, cá nhân vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế
nào chứ không quy định chung là theo quy định của pháp luật.
Luật sư
NGUYỄN BẢO TRÂM
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Nếu hai bên hòa giải thông
qua trực tuyếnmà thành
thì việc ký biên bản hòa giải
thành sẽ như thế nào.
Ngày 19-9, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên,
TAND TP.HCM xét xử kín đã tuyên phạt Nguyễn
Công Trí 14 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi.
Tại tòa, VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo này
14-16 năm tù. Thời điểm vụ án xảy ra, bị cáo chưa đủ
18 tuổi, còn người bị hại mới 12 tuổi.
HĐXX nhận định bị cáo đã lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ của nạn nhân để thực hiện hành vi
phạm tội, đây là lỗi cố ý trực tiếp.
Theo kết luận giám định pháp y, màng trinh người
bị hại không bị tổn thương. Cơ quan giám định không
đủ cơ sở đối chiếu với ADN của người phạm tội. Tuy
nhiên, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội phù hợp với
lời khai của người bị hại và các chứng cứ của vụ án.
Tại tòa, bị cáo khai nhận chi tiết bốn lần thực hiện
hành vi. Vì vậy, đủ căn cứ xác định bị cáo phạm tội
như bị truy tố. HĐXX ghi nhận nhiều tình tiết giảm
nhẹ, như bị cáo trẻ tuổi, phạm tội lần đầu, thành khẩn,
ăn năn và nhân thân tốt…
Theo hồ sơ, từ tháng 5-2018, Trí đã bốn lần thực
hiện hành vi giao cấu với bé gái tên T. Sau khi biết
chuyện, mẹ của T. đã đến trình báo cơ quan chức năng.
Tại cơ quan điều tra, Trí thừa nhận hành vi phạm tội.
Tại tòa, đại diện người bị hại mong HĐXX xử mức án
nhẹ nhất để bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời và không
yêu cầu bồi thường.
HOÀNG YẾN
bên ký biên bản, người nước ngoài
phải về ký hay không hoặc ủy quyền
thì thời hạn ra sao.
Nhiều đại biểu cho rằng việc ban
hành luật về hòa giải, đối thoại là rất
cần thiết nhưng để
luật đi vào cuộc
sống thì cần phải
quyđịnhchặt chẽ, rõ
ràng, cụ thể, không
chồng chéo.
LuậtsưTrươngThị
Hòa, Đoàn Luật sư
TP.HCM, nói: “Cần
phải cómột luật hòa
giải, đối thoại toàn
diện. Dự thảo chỉ
với 30 điều là chưa
đủ, còn thiếu nhiều,
có những quy định
chồng chéo khiến
những luật khác rất
khó thực hiện...”.
Ngoài ra, đối với
những vụ án quan
trọngcủangười dân,
liên quan đến tài sản
củaNhànướcthìhòa
giải cần phải có sự
tham gia của VKS.
Hơn nữa, khi các đương sự trực tiếp
gặp nhau để hòa giải thì dễ hơn việc
ủy quyền. Có những việc liên quan
đến mối quan hệ như cha con hoặc
vợ chồng thì ngồi đối diện với nhau
sẽ dễ nói chuyện hơn. Còn nếu đương
sự ủy quyền cho người khác thì có khi
đi tới đi lui mà không hòa giải được.
Đại diện VKSND TP cũng góp ý
cần quy định rõ trình tự thủ tục về
xử lý đơn khởi kiện để đương sự hiểu
rằng không hòa giải thì tòa mới thụ
lý. Như thế không ảnh hưởng đến thời
gian giải quyết vụ việc.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook