216-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu20-9-2019
VIỆTHOA
S
ở Xây dựng vừa có văn
bản báo cáo UBND TP
về vụ việc hàng chục
căn nhà xây dựng không
phép trên đất nông nghiệp
tại xã Vĩnh Lộc A, huyện
Bình Chánh.
Trước đó, ngày 25-7,
Pháp Luật TP.HCM
đã có
bài phản ánh
“Bình Chánh:
Cả chục căn nhà xây lụi
trên đất người khác”.
Sau
bài báo này, Phó Chủ tịch
UBND TP Võ Văn Hoan đã
có văn bản chỉ đạo Sở Xây
dựng phối hợp với UBND
huyện Bình Chánh kiểm
tra, xử lý nhanh và báo cáo
UBND TP.
11 căn xây lụi trên
đất người khác
Theo báo cáo của Sở Xây
dựng, khu đất có diện tích
2.000,5 m
2
thuộc thửa đất số
565, tờ bản đồ số 75, vị trí tại
ấp 2, xãVĩnhLộcA.Mục đích
sử dụng đất là đất trồng cây
lâu năm, được Sở TN&MT
cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Lại Triệu
Long vào tháng 6-2016.
Rà soát về quy hoạch, Sở
Xây dựng thông tin khu đất
thuộc chức năng quy hoạch
là đất nông nghiệp. UBND
huyện Bình Chánh chưa ban
hành quyết định phê duyệt
quy hoạch phân khu 1/2.000
và quy hoạch chi tiết điểm
dân cư nông thôn.
hoặc một phần trên đất của
ông Lại Triệu Long. Kết cấu
các căn nhà đều là vách gạch,
mái tôn, một số căn có gác bê
tông cốt thép. Đặc biệt, trong
11 căn nêu trên thì có tới bảy
căn được xây dựng trong năm
2017. Còn lại xây rải rác từ
năm2011đến2016.Tuynhiên,
xã Vĩnh LộcAđã không phát
hiện và xử lý kịp thời.
Sở Xây dựng cho biết theo
Quy chế 58/2013 của UBND
TP thì trách nhiệm kiểm tra,
phát hiện và xử lý các công
trình vi phạmnêu trên là thuộc
về xã Vĩnh Lộc A.
các công trình vi phạm nêu
trên” - Sở Xây dựng cho hay.
Cạnh đó, báo cáo của Sở Xây
dựng khẳng định việc chậm
phát hiện và xử lý vi phạm
không kiên quyết của chính
quyền địa phương dẫn đến
công trình vi phạm tồn tại
trong thời gian dài, gây bức
xúc trong nhân dân và báo chí
phản ánh là có cơ sở.
Từ đó Sở Xây dựng kiến
nghị UBNDTPchỉ đạo huyện
Bình Chánh khẩn trương tổ
chức cưỡng chế công trình vi
phạm theo quy định. Cùng với
đó, xem xét, kiểm điểm trách
nhiệm đối với các cá nhân đã
buông lỏng quản lý, không
kịp thời xử lý nghiêm trong
quá trình vi phạm.
Trước đó, ngày 31-7, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Chủ tịch UBND huyện Bình
Chánh Trần Phú Lữ cho biết
huyệnđãchỉ đạocônganhuyện
vào cuộc điều tra, xác minh
vụ việc có liên quan và yêu
cầu xã Vĩnh Lộc A báo cáo.•
Buộc tháo dỡ, xử lý cán bộ vụ nhà
xây lụi trên đất người khác
Trước đó Công an huyện Bình Chánh cũng đã vào cuộc xác minh.
Sau phản ánh của
PhápLuật
TP.HCM
, ngày 2-8, Thanh
tra Sở Xây dựng đã phối hợp
với UBND xã Vĩnh Lộc A
kiểm tra hiện trạng thực tế
khu đất. “Ghi nhận trên khu
đất có 11 căn nhà. Trong đó
có một căn của bà Đỗ Kim
Quy nằm trọn trên khu đất, 10
căn còn lại có một phần diện
tích nhà trên đất của ông Lại
Triệu Long” - Sở Xây dựng
xác nhận.
Sở Xây dựng khẳng định
tất cả 11 căn nhà trên đều là
xây dựng không phép trên
đất nông nghiệp và trọn căn
Xử nghiêm cán bộ
buông lỏng quản lý
Cũng theo báo cáo của Sở
Xây dựng, toàn bộ 11 căn nhà
xây dựng không phép nêu trên
đã có người ở và UBND xã
Vĩnh Lộc A đã lập biên bản
xử lý vi phạm hành chính với
chủ nhà. Đồng thời, xã này
cũng đã ban hành các quyết
định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả, buộc tháo dỡ
công trình xây dựng không
phép. “UBND xã Vĩnh Lộc
A đang lên kế hoạch tổ chức
thực hiện cưỡng chế tháo dỡ
Việc chậmphát hiện
và xử lý vi phạm
không kiên quyết
của chính quyền địa
phương dẫn đến công
trình vi phạm tồn tại
trong thời gian dài,
gây bức xúc trong
nhân dân và báo chí
phản ánh là có cơ sở.
Báo cáo của Sở Xây dựng
Bức xúc trước tình trạngngười TrungQuốc vi phạmpháp luật
Việc người Trung Quốc phạm tội liên tiếp gần đây ở nhiều nơi đã gây bức xúc lớn cho người dânĐà Nẵng.
Ngày 19-9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang
Nghĩa đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14.
Một số cử tri bày tỏ lo lắng trước tình trạng ngày càng
có nhiều người Trung Quốc sang Việt Nam vi phạm pháp
luật như tổ chức đánh bạc ở Đà Nẵng, Hải Phòng; buôn
bán, sản xuất ma túy ở Tây Nguyên; tổ chức, sản xuất
phim đồi trụy ở Đà Nẵng. Trước tình hình đó, thông tin về
việc nhiều người Trung Quốc rót tiền để sở hữu những lô
đất ven biển tại Đà Nẵng càng khiến người dân bức xúc,
lo lắng.
Cử tri Ngô Minh Hồng cho rằng việc người Trung
Quốc rót tiền mua đất là một trong những nguyên nhân
gây nên tình trạng sốt đất, khiến nhiều người địa phương
làm việc cả đời cũng không mua nổi một lô để ở.
“Một tỉ đồng không mua được, họ bỏ ra hai tỉ đồng, ba
tỉ đồng để mua đất thông qua người Việt mình. Chúng tôi
đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và chính quyền TP cần
quan tâm” - cử tri Lê Quang Huỳnh kiến nghị.
“Ở đoạn đường ven biển Hoàng Sa, Trường Sa, người
Trung Quốc chiếm phần nhiều. Chúng tôi đề nghị cần phải
làm rõ việc này” - cử tri Võ Hoàng Linh bức xúc. 
Cử tri Ngô Minh Hồng nói: “Phải xử lý những người
phạm pháp nghiêm minh theo pháp luật Việt Nam”.
Thông tin tới cử tri, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở
TN&MT Đà Nẵng, cho hay TP đã sớm chỉ đạo sở rà soát
tình trạng người Trung Quốc đến mua đất đai, nhà cửa
ở Đà Nẵng. “Hiện nay, trên địa bàn TP, nhất là khu vực
dọc các khu đô thị ven biển thuộc khu vực sân bay Nước
Mặn hiện có 246 lô đất. Trong đó, có 21 trường hợp người
Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất!” - ông Tô Hùng cho biết.
Theo ông Hùng, trước đây giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất 21 lô đất này được cấp cho người Việt Nam. Tuy
nhiên, trong quá trình khai thác, sử dụng, người Trung
Quốc sử dụng hình thức góp vốn, mua cổ phần nên họ
được đứng tên.
“Việc cấp giấy chứng nhận là hoàn toàn đúng pháp luật.
Còn việc có hay không người Trung Quốc núp bóng thì
thuộc về CQĐT” - ông Hùng nói.
Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết sẽ tiếp thu và phản
ánh với Quốc hội, Chính phủ về những ý kiến, bức xúc, lo
lắng trên của cử tri.
TÂM AN
Quyết lấy lại sân Chi Lăng cho dân
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri nêu vấn đề sớm trả lại
sân Chi Lăng cho người dân. Bí thư Thành ủy Trương
Quang Nghĩa cho hay TP được giao thi hành án, sau khi
tuyên án vụ án liên quan đến Phạm Công Danh, trong
đó có sân vận động Chi Lăng. Sau khi tìm hiểu, đánh
giá toàn bộ hồ sơ và khả năng thực hiện, TP đã có báo
cáo với TAND Tối cao cũng như Chính phủ là không thể
thực hiện được các quyết định trong bản án liên quan
đến sân vận động Chi Lăng.
Thứ nhất, ông Nghĩa cho rằng các sổ đỏ mà Phạm Công
Danh dùng để thế chấp vay ngân hàng là bất hợp pháp,
không đúng quy định. “Sân vận động Chi Lăng chưa có
quyết định giao đất thì làmsao có 14 sổ đỏ”- ôngNghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, nguyện vọng của người dân Đà Nẵng là
muốnmua lại sân vận động này bằng cách hoàn trả tiền đã
thu cộng với lãi suất ngân hàng.“Tất nhiên còn nhiều quan
điểmđộng chạm tới lợi ích, trách nhiệm của các ngân hàng
đang cho vay. Nhưng chính quyền TP, người dân Đà Nẵng
luôn thể hiện mong muốn, quyết tâm lấy lại sân vận động
gắn liền với với lịch sử TP”- ông Nghĩa nói.
Công trình không phép xây dựng trên đất của ông Lại Triệu Long, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A,
huyện Bình Chánh. Ảnh: VIỆTHOA
Đất mình làm chòi lá không được,
người khác xây nhà thì… được
Trước đó, ông Lại Triệu Long, ngụ quận 6, đã đến
Pháp
Luật TP.HCM
phản ánh về hàng chục căn nhà xây lụi trên khu
đất của mình tại ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
Khu đất này ông mua lại từ một người dân từ năm 2014 và
được Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào năm 2016.
Sau khi mua đất, ông xin cất một chòi lá để tiện chăm sóc
cây trên đất nhưng không được chấp thuận. Năm2017, ông
bị bệnh nên không đến thăm đất và khoảng tháng 3-2018,
trong một lần lên thăm đất thì ông phát hiện có hàng chục
căn nhà đã xây dựng trên đất của mình. Bên cạnh đó, khu
đất cũng bị xẻ ra thành nhiều lô nhỏ với diện tích khoảng
32 m
2
và đã bán cho nhiều người khác, một số lô đã dựng
sẵn gạch và rào lưới B40. Ông Long đã liên hệ xã Vĩnh Lộc
A và huyện Bình Chánh nhiều lần nhưng đến nay các công
trình trên vẫn chưa được xử lý.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook