235-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy12-10-2019
TÁ LÂM
S
áng 11-10, Đoàn đại
biểu Quốc hội (ĐBQH)
TP.HCMđã có buổi làm
việc với UBND TP để nghe
báo cáo về tình hình kinh tế
- xã hội chín tháng đầu năm
2019 và tình hình triển khai
Nghị quyết 54 của QH về
thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển TP.HCM.
Dừng metro,
TP mất uy tín
Tại buổi làm việc, các
ĐBQH đặc biệt quan tâm
đến tiến độ thực hiện các dự
án trọng điểm trên địa bàn
TP, trong đó có tuyến metro
số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
BàLêThịHuỳnhMai,Giám
đốc Sở KH&ĐT, cho biết đến
nay tuyến metro số 1 đã hoàn
thành 66,6% khối lượng. Tuy
nhiên, đến nay TP.HCM vẫn
chưa nhận được ý kiến thẩm
định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn điều chỉnh của
dự án metro số 1 từ hai bộ
KH&ĐT và Tài chính.
Trong khi đó, thời hạn hoàn
tất hồ sơ điều chỉnh dự án, phê
duyệt điều chỉnh cho dự án dự
kiến phải kết thúc trước ngày
31-10 đểTPkịp thời gian trình
HĐND TP.HCM vào kỳ họp
cuối năm. Nếu tiến độ thực
hiện các thủ tục thẩm định,
phê duyệt điều chỉnh cho dự
án tiếp tục kéo dài, chậm trễ
sẽ phát sinh nhiều hệ lụy xấu
khác…
chính sách đặc thù phát triển
TP.HCM, bà Nguyễn Thị
Quyết Tâm cho rằng kinh tế
cả nước tăng cao, trong khi
TP.HCM lại giảm. “Chúng ta
nói trước QH là nếu có Nghị
quyết 54 thì TP.HCM sẽ đóng
góp nhiều hơn, lớn hơn cho
cả nước. Nhưng sau hai năm
thực hiện mà tình hình như
trên thì ăn nói với QH như
thế nào” - bà Tâm băn khoăn
và đề nghị cho biết nguyên
nhân vì sao tăng trưởng của
TP bị chậm lại.
“Phải tìm ra nguyên nhân
vì sao chậm lại. Bắt bệnh mà
không trúng thì không thể nào
điều trị được. Nói để làm cho
được thì mới khó, chứ nói cho
nhau nghe để thỏa mãn thì rất
dễ” - bà Tâm nói.
Đồng tình với quan điểm
trên, ĐB Trần Hoàng Ngân,
công, đây là điểm mấu chốt
để phát triển.
Đầu tàu không thể…
tuột dốc
Phát biểu kết luận buổi làm
việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết,
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH
TP.HCM, chia sẻ với những
khó khăn của TP trong phát
triển kinh tế - xã hội. Bà Tuyết
đề nghị trong thời gian tới TP
có nghiên cứu và giải pháp
cho tăng trưởng kinh tế để
đảm bảo TP giữ vai trò đầu
tàu cả nước, không để… tuột
dốc. “Xu hướng chung phát
triển kinh tế cả nước là tăng
trưởng cao nhưng TP.HCM
theo dự báo là có giảm, một
số ngành chủ lực có dấu hiệu
chựng lại và giảm trong năm
nay. Cần có nghiên cứu tổng
thể để đảm bảo chỉ tiêu tăng
trưởng của năm nay và thời
gian tới” - bà Tuyết nói.
Bà Tuyết cũng đề nghị
UBND TP tập trung các
công trình trọng điểm như
các tuyến metro, đặc biệt là
tuyến metro số 1, công trình
chống ngập, nâng tỉ lệ giải
ngân đầu tư công, trong đó
đảmbảo chúng ta sửdụng hiệu
quả nguồn vốn đầu tư công.
“Trong các dự án tuyếnmetro
và dự án đầu tư công, kiến
nghị UBND TP tăng cường
các biện pháp để giải quyết
vướng mắc, khó khăn trong
thẩm quyền của mình để làm
sao thúc đẩy các dự án triển
khai nhanh cũng như nâng tỉ
lệ giải ngân” - bà Tuyết nói.•
BàNguyễn Thị Quyết Tâm, đại biểuQuốc hội: “Nếu trung ương không gỡ thì TP.HCMtắc luôn”.
Ảnh: PHƯƠNGTHÙY
Ngày 11-10, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo chính
quyền đô thị. Báo cáo đề dẫn hội thảo, ông Võ Ngọc
Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho hay với cơ
chế tổ chức bộ máy hành chính ở TP hiện nay thì HĐND
TP vẫn chưa được giao đủ thẩm quyền để ban hành các cơ
chế, chính sách quan trọng tạo nguồn lực cho phát triển
kinh tế - xã hội.
Phương thức hoạt động của mô hình chính quyền hiện
nay chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm cá nhân
người đứng đầu trong một số việc đã làm hạn chế tính
nhanh nhạy, thông suốt của hoạt động quản lý hành chính.
“Còn thiếu cơ chế cụ thể đảm bảo quyền dân chủ trực
tiếp của người dân trong giám sát bộ máy chính quyền đô
thị. Việc thực hiện quyền dân chủ đại diện của người dân
thông qua HĐND chưa phát huy thực chất ở nhiều nơi” -
ông Đồng nói.
Từ những bất cập trên, Sở Nội vụ TP Đà Nẵng đưa ra hai
phương án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị.
Phương án một là tổ chức một cấp chính quyền (cấp TP)
và hai cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã). Ở cấp
TP sẽ có HĐND và UBND, không tổ chức HĐND ở quận,
huyện, phường, xã mà chỉ có UBND. Đây là mô hình Đà
Nẵng đã thí điểm có kết quả tốt trong giai đoạn 2009-2016.
Ở phương án hai, TP sẽ tổ chức hai cấp chính quyền
(cấp TP và quận, huyện), một cấp hành chính tại phường.
Cụ thể là không tổ chức HĐND phường tại TP Đà Nẵng.
Ông Phan Thanh Long, Trưởng ban Pháp chế - HĐND
TP Đà Nẵng, nhận định cốt lõi của đề án đổi mới là tăng
cường phân cấp. Theo ông, phân cấp, phân quyền xuống
dưới thì thủ tục hành chính sẽ đi kèm, do đó rất cần công
tác giám sát hoạt động thực thi ở tuyến dưới, nhất là với
UBND, TAND, VKSND quận/huyện. “Cần tăng số lượng,
cơ cấu đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu kiêm nhiệm,
nhất là khối quản lý hành chính” - ông Long nói.
Ở khía cạnh khác, TS Nguyễn Huyền Hạnh, Phó Viện
trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ), cho
rằng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị hiện nay
vẫn còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung, bao cấp.
Chính quyền còn trực tiếp can thiệp vào nhiều việc của thị
trường, của người dân; còn trực tiếp ôm đồm, quyết định
nhiều công việc không phải đích thực là của chính quyền.
“Cơ chế làm việc tập thể kiểu ủy ban trong quản lý hành
chính hiện nay là một trong những vấn đề bức xúc, đang
làm hạn chế, suy giảm đáng kể năng lực, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung
và CQĐT nói riêng” - bà Hạnh nói.
Do đó, bà Hạnh đề xuất áp dụng chế định thị trưởng
(chế định thủ trưởng hành chính) thay cho chế định ủy ban
(chế định điều hành tập thể) trong quản lý hành chính ở
các đô thị.
TẤN VIỆT
ĐBPhanNguyễnNhưKhuê,
Trưởng banTuyên giáoThành
ủy, đặt vấn đề tuyến metro số
1 ngoài vướng về vốn còn
vướng vấn đề gì khác. Còn
ĐB Nguyễn Văn Chương lại
lo lắng trước thông tin nếu
tháng 11-2019 mà chưa hoàn
thành thủ tục về phê duyệt
điều chỉnh tổng mức đầu tư
thì tuyến metro số 1 sẽ dừng
thi công. “Nếu dừng thi công
thì uy tín của TP.HCM đối
với các nhà thầu, với quốc tế
sẽ ngày càng sụt giảm, thậm
chí là… mất. Chúng tôi hết
sức lo lắng về việc này” - ông
Chương nói.
TP tăng trưởng chậm,
ăn n i với QH ra sao?
Liên quan đến tình hình
triển khai Nghị quyết 54
của QH về thí điểm cơ chế,
Viện trưởngViện Nghiên cứu
và Phát triển, cho rằng khi bảo
vệ Nghị quyết 54 thì hứa, cam
kết rất nhiều như “sẽ đóng
góp nhiều hơn, tăng trưởng
nhiều hơn”. Nhưng khi nghe
số liệu thì lại khác.
“Kinh tếTP.HCMđang tăng
trưởng chậm lại bởi chúng ta
có quá nhiều điểmnghẽn phải
tập trung giải quyết. Có nhiều
vấn đề TP đang rất đau đầu
phải xử lý bên cạnh công việc
hằng ngày. Còn những vấn đề
cũ phải xử lý, ảnh hưởng rất
nhiều đến tăng trưởng” - ông
Ngân nói.
Để đạt được tăng trưởng
như kế hoạch đề ra, ông Ngân
lưu ý tổng vốn đầu tư xã hội
phải đạt 35%, để tạo đà tăng
trưởng 8,3% như mục tiêu
đề ra. Đồng thời phải tháo
nút thắt về giải ngân đầu tư
“Nếu dừng thi công
tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối
Tiên thì uy tín của
TP.HCM đối với các
nhà thầu, với quốc
tế sẽ sụt giảm, thậm
chí là…mất. Chúng
tôi hết sức lo lắng về
việc này.”
Các ĐBQH nêu ý kiến
Lo TP.HCMmất uy tín khi metro
số 1 dừng thi công
Ngoài mối lo tuyếnmetro số 1 buộc phải dừng thi công, các đại biểuQuốc hội lo cho tốc độ tăng trưởng
của TP.HCMchựng lại, giảmvà có thể… tuột dốc.
ĐàNẵngđề xuất thị trưởng thay cho chủ tịchUBND
Chế định thị trưởng (chế định thủ trưởng hành chính) sẽ thay cho chế định ủy ban (chế định điều hành tập thể) trong quản lý hành chính ở các đô thị.
Bỏ HĐND phường, xã sẽ tinh gọn
được 1.800 người
Theo ông PhanThanh Long,Trưởngban Pháp chế - HĐND
TPĐàNẵng, không tổ chứcHĐNDcấpquận, huyện, phường,
xã không phải là bản chất và mục tiêu của đề án xây dựng
chính quyền đô thị ở Đà Nẵng. Cốt lõi của đề án là cơ chế,
hiệu quả vận hành của bộ máy cơ quan hành chính từ TP
đến phường, xã sẽ như thế nào. Khi tổ chức chính quyền
đô thị như vậy, toàn TP sẽ sắp xếp tinh gọn được 1.800 đại
biểu HĐND các cấp. Khi đó nhiệm vụ của HĐND các cấp sẽ
dồn về cho HĐND TP.
Đồng thời, ông Long cho rằng nếu chỉ bỏ HĐNDphường,
xã mà bộ máy hành chính và tổ chức tự quản ở bên dưới
khôngcógì thayđổi thì không thểđổimới chínhquyềnđô thị.
Trungươngkhônggỡ, TP.HCM... tắc luôn
BàNguyễnThị QuyếtTâm, nguyênChủ tịchHĐNDTP.HCM,
cho rằng nếu QH và trung ương không tháo gỡ vướng cho
tuyếnmetro số 1 thì TP không thể giải quyết được, tắc luôn.
Từđóbà đề nghị UBNDTP cầnđề xuất với cácĐBQHcần kiến
nghị trung ương tháo gỡ vấn đề gì, phải hết sức cụ thể để
đại biểu nắm và chung sức cùngTP.HCM tháo gỡ khó khăn.
“Kỳ họp QH cuối năm là kỳ họp có tác động rất lớn, đó là
phânbổ vốnđầu tư công cho nhữngnămtiếp theo.Tôi rất lo
lắng về điều này.TPmà không đẩy nhanh thủ tục thì các bộ,
ngành cũng không thể giúpTP được. Vướng vốn củametro
là do đâu, phải nêu một cách cụ thể và trách nhiệm thuộc
về ai, không thể mập mờ trong chuyện này” - bà Tâm nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook