235-2019 - page 9

9
Sắp khởi công
cầu Mỹ Thuận 2
Cũng trong ngày 11-10, ông
NguyễnĐức Kiên, PhóChủnhiệm
UBKTQH, cùng đoàn giámsát của
QH, Bộ GTVT đã khảo sát và làm
việc tại tỉnhVĩnhLongvềdựáncầu
Mỹ Thuận 2.
Báo cáo về dự án, ông Trần
Hoàng Tựu, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Long, cho biết phía bờ
Vĩnh Long có 117 tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi
dự án. TP đã tổ chức đối thoại,
người dân có ý kiến và đề xuất
xemxét lại giábồi thường. Dựkiến
đến ngày 22-10 tới sẽ phê duyệt
phương án, hỗ trợ và cuối tháng
10 sẽ thực hiện chi trả bồi thường,
hoàn thành công tác giải phóng
mặt bằng vào cuối tháng 11.
Còn theo lãnhđạoSởGTVT tỉnh
Tiền Giang, đến nay địa phương
này đã hoàn thành việc đođạc lập
hồ sơ thửa đất bị ảnh hưởng, vật
kiến trúc khoảng 4,0 km/4,8 km
(258 hộ/317 hộ). Theo kế hoạch,
trong tháng 10 này sẽ phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ tái
định cư xã An Hữu. Đến tháng 11,
địa phương sẽ chi trả và bàn giao
một phầnmặt bằngđể khởi công .
tư, đề xuất Chính phủ chấp nhận
chủ trương giải pháp tổng thể xóa
trạm BOT Cai Lậy. Đồng thời tổ
chức thu phí trở lại đối với cao tốc
TP.HCM - Trung Lương. Hai việc
này nhằm đảm bảo cho việc cho
vay và xóa bỏ trạm thu phí Cai
Lậy - Tiền Giang.
Đồng thời, Công ty BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận cũng đề nghị
cho đơn vị tổ chức thu phí hoặc giao
cho Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ
1 Tiền Giang tổ chức thu phí cao tốc
TP.HCM - Trung Lương, đề xuất
phương án tài chính hoàn vốn cho
dự án BOT Cai Lậy.
Đảm bảo đủ vốn cho dự án
Đối với dự án cao tốc Trung Lương
- Mỹ Thuận, báo cáo cùng đoàn giám
sát, đại diện chủ đầu tư cũng cho
biết sau khi Bộ GTVT chuyển dự
án về cho UBND tỉnh Tiền Giang
và được sự chỉ đạo sâu sát của Thủ
tướng Chính phủ, đến nay dự án đã
hoàn thành khoảng 27% khối lượng
công trình (tăng hơn 10% so với khối
lượng trước đây). 
Đến nay tỉnh Tiền Giang đã cơ
bản hoàn thành công tác giải phóng
mặt bằng, đảm bảo đủ điều kiện để
nhà đầu tư triển khai dự án, đáp ứng
theo chỉ đạo của Thủ tướng thông
tuyến vào cuối năm 2020 và hoàn
thành vào năm 2021. Ngay khi có
vốn ngân sách được bố trí 2.186 tỉ
đồng và bổ sung vốn chủ sở hữu
của chủ đầu tư, các nhà thầu sẽ đẩy
nhanh tiến độ đáp ứng theo yêu cầu
của dự án.
Cũng theo đại diện phía chủ đầu
tư, để hoàn thành dự án vào khai
thác trong năm 2021, cần phải ký
hợp đồng tín dụng và giải ngân
nguồn vốn cho dự án. Phía chủ
đầu tư cũng kiến nghị UBKTQH
xem xét, có ý kiến với Chính phủ,
các bộ, ngành liên quan, Ngân
hàng Nhà nước khẩn trương hoàn
thiện các thủ tục, cơ sở pháp lý
nhằm đảm bảo ký kết hợp đồng
tín dụng và giải ngân cho dự án
trong năm 2019.
Phát biểu tại buổi làm việc,
ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ
nhiệmUBKTQH, cho rằng với thực
tế quản lý, tổ chức dự án do Tập đoàn
Đèo Cả đang thực hiện dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận thì hoàn
toàn có thể thông xe đúng tiến độ.
Tuy nhiên, theo ông Kiên, kết quả
này còn phụ thuộc vào nhiều vấn
đề, trong đó có việc sớm giải ngân
nguồn vốn ngân sách nhà nước 2.186
tỉ đồng mà Ủy ban Thường vụ QH
thông qua. “Đoàn giám sát sẽ đôn
đốc về nghị quyết của QH và giám
sát quá trình giải ngân đảm bảo đủ
vốn, đáp ứng cho tiến độ thực hiện
dự án” - ông Kiên nói.
Về việc đảm bảo đủ và giải
ngân vốn tín dụng (hiện chưa
chắc chắn), ông Kiên đề nghị chủ
đầu tư dự án phân tích các vướng
mắc hiện nay. Đặc biệt là các vấn
ĐÔNGHÀ
N
gày 11-10, ông Nguyễn Đức
Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Kinh tế, cùng đoàn giám
sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội
(UBKTQH) và Bộ GTVT đã làm
việc tại trụ sở dự án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận tại Tiền Giang.
Thu phí trở lại cao tốc
TP.HCM - Trung Lương
Báo cáo cùng đoàn giám sát của
UBKTQH tại buổi làm việc, chủ
đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ
Thuận cho biết hiện đoạn cao tốc
TP.HCM - Trung Lương đã dừng
thu phí nhiều tháng qua. Điều này
dẫn tới việc không kiểm soát được
lưu lượng và tải trọng phương tiện
lưu thông. Do lưu lượng xe quá
nhiều đã gây hư hỏng, xuống cấp,
gây mất an toàn giao thông trên
đoạn cao tốc này. 
Nếu tình trạng kéo dài, khi hoàn
thành cao tốc Trung Lương - Mỹ
Thuận và cao tốc Mỹ Thuận - Cần
Thơ, lượng phương tiện lưu thông
trên tuyến sẽ sụt giảm do đoạn cao
tốc TP.HCM - Trung Lương bị hư
hỏng. Điều này sẽ dẫn tới việc phá
vỡ phương án tài chính của dự án
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Để có giải pháp đồng bộ trên toàn
tuyến cao tốc, Công ty cổ phần BOT
Trung Lương - Mỹ Thuận đã đề xuất
với UBKTQH về việc sớm quản lý,
duy tu, bảo trì và thu phí trở lại đối
với dự án này.
Cũng theo chủ đầu tư, dự án đầu
tư tuyến tránh Cai Lậy đang có
nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp từ hiện
trạng này. Đồng thời, nhà đầu tư dự
án cũng đang lâm cảnh khó khăn,
gây rủi ro cho việc thu hồi vốn tín
dụng của ngân hàng vì bị ngừng
thu phí gần hai năm. Do vậy, phía
chủ đầu tư BOT Trung Lương - Mỹ
Thuận đề xuất UBKTQH kiến nghị
Chính phủ chỉ đạo tỉnh Tiền Giang
thống nhất với Bộ GTVT, nhà đầu
PhóChủnhiệmUBKTQHNguyễnĐứcKiênkhảo sát tại dựáncao tốc TrungLương -Mỹ Thuận. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Đề xuất xóa trạm BOT Cai Lậy
Chủ đầu tư đề xuất Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Tiền Giang thống nhất với
Bộ GTVT chấp nhận chủ trương xóa trạm BOT Cai Lậy.
đề về pháp lý để UBKTQH có
kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước.
Phó chủ nhiệm UBKTQH cũng
đánh giá cao và ủng hộ các đề
xuất trên của Công ty BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, hiệp hội về
việc thu phí trên cao tốc TP.HCM
- Trung Lương. Đặc biệt, phương
án tổng thể gắn sự đồng bộ cao tốc
với quốc lộ 1 để giải quyết tháo gỡ
tồn tại trên quốc lộ 1 mà gần hai
năm nay Bộ GTVT chưa giải quyết
được tại trạm thu phí Cai Lậy. Ông
Kiên cũng đề nghị Bộ GTVT sớm
tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp
dự án, đề xuất Chính phủ, QH xem
xét, quyết định.•
“Đoàn giám sát sẽ đôn
đốc về nghị quyết của
QH và giám sát quá
trình giải ngân, đảm bảo
đủ vốn, đáp ứng cho tiến
độ thực hiện dự án” -
ông Kiên nói.
Tại hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà
Nội - Hành động của chính quyền và người dân” ngày 11-
10, ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), vừa đề xuất rà soát,
đăng kiểm lại toàn bộ xe máy trên địa bàn Hà Nội nhằm
kiểm soát nguồn phát tán khí thải, hạn chế ô nhiễm bụi cho
môi trường thủ đô.
Theo ông Tùng, một trong những nguyên nhân dẫn đến
ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do các phương tiện giao
thông, trong đó có 5,7 triệu xe máy đang lưu thông hằng
ngày trên địa bàn. Trong đó có những xe đã quá niên hạn
sử dụng, phát tán khí thải gây ảnh hưởng xấu đến bầu khí
quyển thủ đô.
Theo đó, Hà Nội cần thiết lập hệ thống kiểm tra chất
lượng khí thải xe máy, xe nào đảm bảo mới cho lưu hành.
“Nhiều TP lớn trên thế giới đã áp dụng biện pháp này và
đạt hiệu quả rất tốt. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện nguồn
khí thải vượt ngưỡng cho phép thì chủ xe đó phải bỏ tiền ra
sửa chữa. Khi nào xe máy đạt tiêu chuẩn thì mới được lưu
thông trong nội thành” - ông Tùng nói.
Ủng hộ quan điểm này, ông Mai Trọng Thái, Chi cục
trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, cho rằng
việc Hà Nội phối hợp với các hãng để kiểm tra về tiêu
chuẩn khí thải của xe máy, sau đó “dán tem công nhận
xe đủ tiêu chuẩn về khí thải” sẽ góp phần hạn chế ô
nhiễm. Mỗi người dân sử dụng xe máy đủ tiêu chuẩn
khí thải cũng là sự chung tay, góp sức bảo vệ môi
trường thủ đô.
Trước đó, vào tháng 7-2017, HĐND TP Hà Nội đã thông
qua đề án về quản lý phương tiện giao thông trên địa bàn
nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Theo đề án này,
đến năm 2030 Hà Nội sẽ cấm hẳn xe máy hoạt động trong
những quận trung tâm, đồng thời tiến hành thu phí đối với ô
tô vào một số tuyến phố tại nội thành.
Báo cáo của Sở GTVT TP Hà Nội cũng cho hiết hiện Hà
Nội có gần 740.000 ô tô và khoảng 5,7 triệu xe máy. Từ
năm 2017 đến nay, số lượng phương tiện giao thông đã tăng
5,3%, trong đó năm 2018 tăng 4,2% và năm 2019 so với
năm 2018 đã tăng 1,5%.
TRỌNG PHÚ
TheoSởTN&MTTPHàNội, cácphương tiệngiao thông, trongđócóxe
máy làmột trongcác tácnhângâyônhiễmbụi trênđịabàn. Ảnh: TP
Đề xuất đăng kiểm lại toàn bộ xe máy tại Hà Nội
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook